Bệnh động kinh nguy hiểm như thế nào đối với phụ nữ khi mang thai?

Phụ nữ bị động kinh vẫn có thể mang thai và sinh con như bình thường. Tuy nhiên bệnh động kinh có thể gây ra một số nguy hiểm đối với phụ nữ khi mang thai cần lưu ý.

Ngày đăng: 27-10-2024

20 lượt xem

Nguy cơ tăng tần suất cơn động kinh khi mang thai

Tần suất cơn động kinh gia tăng khi mang thai không thể dự đoán được bằng loại bệnh động kinh mà người phụ nữ mắc phải, thời gian người bệnh bị động kinh hoặc thậm chí là sự hiện diện của cơn co giật trong lần mang thai trước. Ngay cả khi bị chứng động kinh catamenial, cơn co giật xảy ra trong chu kỳ kinh nguyệt, cũng không dự đoán được liệu người phụ nữ có bị co giật nhiều hơn khi mang thai hay không.

Một số yếu tố được cho là nguyên nhân có thể gây ra các cơn co giật này, bao gồm thay đổi nội tiết tố, giữ nước và natri, căng thẳng và giảm nồng độ thuốc chống động kinh trong máu.

Ngủ không đủ giấc và không uống thuốc theo chỉ định có thể là những yếu tố quan trọng nhất mà phụ nữ bị động kinh có thể kiểm soát, cùng với việc tham khảo ý kiến ​​bác sĩ thần kinh trong thời gian này.

Nguy cơ gia tăng tần suất cơn động kinh khi mang thai

Những rủi ro của thuốc chống co giật trong khi mang thai.

Nguy cơ đối với em bé đang phát triển do mẹ dùng thuốc chống động kinh (AED) trong thời kỳ mang thai chủ yếu là dị tật bẩm sinh. Ở phụ nữ bị động kinh khi mang thai, nguy cơ bị dị tật bẩm sinh có thể tăng gấp đôi lên khoảng 4 - 6%, nhưng nhìn chung vẫn ở mức thấp.

Rủi ro đối với em bé đang phát triển có thể lớn hơn khi phụ nữ mang thai bị động kinh sử dụng nhiều loại thuốc và với liều lượng thuốc cao hơn. Các dị tật phổ biến nhất bao gồm sứt môi và hở hàm ếch, thường có thể được điều chỉnh bằng phẫu thuật. Các khuyết tật về tim và niệu sinh dục cũng thường gặp bên cạnh đó là những rủi ro đối với sự chậm phát triển ở trẻ em.

Thuốc chống động kinh nào có rủi ro lớn nhất?

Valproate hoặc axit valproic (VPA):

-  Khi sử dụng VPA trong những ngày đầu của thai kỳ, có 1 - 2% nguy cơ dị tật ống thần kinh (không đóng kín tủy sống) và 10% nguy cơ mắc bất kỳ dị tật bẩm sinh nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh; 

- Nghiên cứu cho thấy con của những phụ nữ dùng axit valproic khi mang thai có chỉ số IQ thấp hơn và tăng nguy cơ mắc bệnh tự kỷ;

- Tất cả những rủi ro này đều có nguy cơ cao hơn khi sử dụng valproate liều cao hơn.

Những rủi ro khác có thể liên quan đến co giật ở phụ nữ mang thai?

Xuất hiện nhiều cơn động kinh khi mang thai có thể gây thương tích hoặc các vấn đề nguy hiểm cho mẹ và con. Mức độ rủi ro có liên quan đến loại động kinh, cụ thể như:

- Các cơn động kinh cục bộ có thể không mang nhiều rủi ro như các cơn động kinh toàn thể. 

- Cơn động kinh toàn thể (đặc biệt là những cơn co cứng - co giật) mang nhiều rủi ro hơn cho cả mẹ và bé.  Những rủi ro này bao gồm chấn thương do ngã hoặc bỏng, tăng nguy cơ chuyển dạ sớm, sảy thai và giảm nhịp tim của thai nhi. Do đó, việc kiểm soát cơn động kinh trong khi mang thai là điều rất quan trọng. 

Việc theo dõi sức khỏe thường xuyên rất cần thiết đối với phụ nữ mang thai bị động kinh

Phụ nữ bị động kinh có nên mang thai hay không?

Trước hết, cần khẳng định rằng, phần lớn phụ nữ bị động kinh có thể mang thai và sinh ra những đứa trẻ khỏe mạnh như những người phụ nữ khác. Tuy nhiên, điều khác biệt là sự quản lý thai kỳ cần được thực hiện một cách kỹ lưỡng và cẩn thận dưới sự tư vấn và giám sát của các bác sĩ chuyên khoa. Bệnh lý động kinh và thai kỳ có nhiều tác động qua lại và sức khỏe của thai nhi có thể bị ảnh hưởng bởi việc điều trị bệnh động kinh của mẹ.

Trong thai kỳ, chỉ định sử dụng thuốc liên quan đến liều lượng và thời gian cần được điều chỉnh. Thuốc điều trị bệnh động kinh cần được lựa chọn kỹ lưỡng để hạn chế các tác dụng không mong muốn lên thai kỳ. Tuy nhiên, đây là một yếu tố làm dễ dẫn đến việc kiểm soát lỏng lẻo bệnh lý động kinh ở phụ nữ mang thai so với các nhóm đối tượng bệnh nhân khác.

Thai nhi có mẹ bị động kinh cũng phải đối diện với nhiều nguy cơ hơn như sẩy thai, sinh non, thai ngừng tiến triển trong tử cung. Các cơn động kinh của người mẹ có thể gây ra những sang chấn lên vùng bụng và gây nguy hiểm cho thai nhi. Các trẻ sống sinh ra từ những người phụ nữ bị động kinh có tỷ lệ gặp phải tình trạng chậm phát triển trí tuệ và tinh thần, cũng như khả năng mắc bệnh động kinh cao hơn so với những đứa trẻ được sinh ra từ những bà mẹ khỏe mạnh. Việc kiểm soát bệnh tật tốt và thực hiện các biện pháp phòng tránh giúp làm giảm những nguy cơ này ở thế hệ sau.

Nên lưu ý việc dùng thuốc điều trị bệnh động kinh ở phụ nữ mang thai

Phòng ngừa cơn động kinh gia tăng tần suất khi mang thai

Trong suốt quá trình mang thai

- Luôn bổ sung đầy đủ các nhóm chất cho mẹ và bé trong thai kỳ, đặc biệt chú ý sắt và acid folic, canxi, DHA, omega 3,6,9. Riêng đối với những mẹ đang sử dụng các chế phẩm chống động kinh Valproat acid và Carbamazepin nên được chỉ định sử dụng dưới dạng folate liều 4mg/ngày trước khi mang thai ít nhất 1 tháng và đến hết ba tháng đầu.

- Kiểm tra thai kỳ sớm và đúng từng giai đoạn. Có thể làm các xét nghiệm tầm soát dị tật thai nhi.

- Kết hợp chặt chẽ với bác sĩ đang phụ trách điều trị động kinh và bác sĩ sản để có những thay đổi phù hợp, kịp thời trong phác đồ điều trị. Mặc dù vẫn có những loại thuốc chống động kinh không chống chỉ định với phụ nữ có thai và cho con bú, nhưng cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ cho trẻ.

Việc theo dõi định kỳ khi mang thai rất cần thiết đối với phụ nữ bị động kinh

Phải làm gì khi xuất hiện cơn động kinh khi mang thai?

Cố gắng theo dõi và lắng nghe những thay đổi trong cơ thể để có các xử trí kịp thời, tránh nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Khi thấy có những dấu hiệu như hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, tay chân vô lực, quên những việc vừa mới xảy đến, hoặc bất cứ tiền triệu nào trước đó đã thấy thì cần di chuyển đến chỗ an toàn gần nhất như: Ghế ngồi, giường nằm, hoặc ít nhất là ngồi nhẹ nhàng xuống dựa vào tường; tránh càng xa càng tốt các thiết bị điện, bếp lửa, hồ ao nước…Tốt nhất nếu vẫn còn làm chủ được, hoặc có người xung quanh nên gọi sự trợ giúp để được ngồi, nằm vào nơi có trải chăn đệm mềm.

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY

Phụ nữ bị động kinh khi mang thai cần lưu ý điều gì?

- Phụ nữ bị động kinh cần tuân thủ việc sử dụng thuốc điều trị liên tục trong vòng ít nhất 2 năm trước khi mang thai. Phụ nữ bị động kinh chỉ nên mang thai khi bệnh tình được kiểm soát tốt.

- Trong tam cá nguyệt đầu của thai kỳ hay ba tháng đầu thai kỳ, phụ nữ mang thai không sử dụng bất kỳ loại thuốc gì để không gây ra các tác dụng không mong muốn cho thai nhi.

- Trong các tháng tiếp theo, nếu thai phụ xuất hiện các cơn động kinh tái phát thì cần đến khám tại các bác sĩ chuyên khoa. Khi đó, có thể một số loại thuốc sẽ được chỉ định sử dụng. Thông thường sử dụng thuốc điều trị bệnh động kinh trong giai đoạn này thường với liều thấp và thời gian sử dụng ngắt quãng để hạn chế các ảnh hưởng xấu đến kết cục thai kỳ như sinh non, sẩy thai.

- Tuân thủ lịch tái khám tại các bác sĩ chuyên khoa thần kinh trong suốt quá trình mang thai. Không tự ý thay đổi liều lượng và thời gian sử dụng thuốc như ngừng sử dụng thuốc khi chưa có sự đồng ý của các bác sĩ điều trị.

- Phụ nữ bị động kinh khi mang thai cần lưu ý bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng để đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh của thai nhi. Tuyệt đối không sử dụng thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích trong thai kỳ.

- Phụ nữ bị động kinh mang thai là những đối tượng có cơ địa miễn dịch không khỏe mạnh như người bình thường. Vì thế việc tránh tiếp xúc với các chất hóa học độc hại, hạn chế đi đến những chỗ đông người, không làm việc trong môi trường hóa chất hoặc bụi bẩn là cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé.

- Duy trì lối sống tinh thần thoải mái, thư giãn, hạn chế căng thẳng đến từ công việc và các mối quan hệ xung quanh. Phụ nữ mang thai cũng nên tham gia các hoạt động thể lực phù hợp như đi bộ, làm việc nhà. Tuyệt đối không nên nghỉ ngơi tại chỗ quá lâu để hạn chế nguy cơ tắc mạch chi và những biến chứng nghiêm trọng.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

TÂM SỰ CỦA GIA ĐÌNH CÓ CON ĐIỀU TRỊ KHỎI BỆNH ĐỘNG KINH BẰNG ĐÔNG Y TRỊNH GIA

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha