Bệnh giật kinh phong ở trẻ em và những kiến thức không thể bỏ qua về căn bệnh này

Giật kinh phong có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi và giới tính, tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là trẻ em. Ước tính trên toàn thế giới mỗi năm có hơn 10 triệu trẻ bị ảnh hưởng bởi bệnh giật kinh phong.

Ngày đăng: 12-07-2020

841 lượt xem

Nguyên nhân bệnh giật kinh phong thường xuất hiện ở trẻ em

Bộ não con người được thành từ hàng tỉ tế bào thần kinh, giao tiếp với nhau thông qua các tín hiệu điện nhỏ. Khi có một số lượng lớn tế bào phát ra tín hiệu điện cùng một lúc sẽ xuất hiện cơn giật kinh phong với dấu hiệu co thắt cơ, mất ý thức, hành vi kỳ lạ, hoặc các triệu chứng khác.

Đối với trẻ em, vì hệ thần kinh phát triển chưa hoàn thiện nên dễ trở thành nạn nhân của bệnh giật kinh phong. Mặc dù hơn 50% số ca bệnh chưa xác định được nguyên nhân, nhưng các trường hợp còn lại được ghi nhận do những yếu tố sau:

- Nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương do bệnh viêm màng não, viêm các mô bao quanh não và tủy sống, gây sốt cao co giật, lâu dần sẽ phát triển thành cơn kinh phong.

- Nguyên nhân gây bệnh giật kinh phong do rối loạn chức năng trao đổi chất trong cơ thể như hạ đường huyết, dẫn đến hôn mê, bỏ ăn và xuất hiện co giật. 

- Do chấn thương khi sinh: Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh kinh phong là não bị trục trặc do thiếu oxy. Tình trạng này có thể xảy ra nếu oxy bị thiếu trong khi thai nhi đang phát triển hoặc do mẹ khó sinh dẫn đến cạn ối, trẻ bị ngạt.

- Sốt cao dẫn đến co giật: Khi nhiệt độ cơ thể của trẻ tăng đột ngột thì sẽ xuất hiện cơn co giật, tuy nhiên triệu chứng này thường không kéo dài và sẽ chấm dứt khi trẻ hết sốt. Bên cạnh đó vẫn có trường hợp phát triển thành bệnh giật kinh phong do cơn co giật xuất hiện liên tục.

Có nhiều nguyên nhân gây giật kinh phong ở trẻ em

Những dấu hiệu nhận biết ban đầu khi trẻ bị giật kinh phong

- Đối với trẻ sơ sinh: Cha mẹ nên quan sát những hiện tượng lạ ở trẻ là là thỉnh thoảng môi dưới, có khi cả hàm dưới bị giật giật liên tục, run người , tay giật nhẹ.... Khoảng hơn 2 tháng thì hiện tượng đó hết, nhưng thay vào đó lại thấy xuất hiện hiện tượng co giật mỗi khi trẻ buồn ngủ.

Trẻ có thể vừa co giật vừa khóc khiến trẻ hay bị thức giấc. Có thể lí giải biểu hiện này là do hệ thần kinh của trẻ còn non yếu nên chưa kiểm soát được hoạt động của tín hiệu điện, tuy nhiên đó cũng là cảnh bảo của dấu hiệu trẻ bị giật kinh phong.

- Đối với trẻ lớn: Biểu hiện của trẻ bị giật kinh phong khi trẻ đã lớn thường thấy rõ ràng hơn, cụ thể gồm:

- Giật kinh phong dạng cơn lớn ở trẻ thường có biểu hiện nhợt nhạt, co giật toàn thân, khóc thét lên, mắt trợn, tím tái, chảy nước bọt ở, mất kiểm soát tiểu tiện. Nên điều trị sớm cho trẻ để hạn chế biến chứng nguy hiểm về sau.

- Rung giật cơ ở một phần cơ thể: Các cơ ở tay, chân hay một bộ phận cơ thể khác đột nhiên bị rung giật mạnh.

- Dạng mất ý thức tạm thời: Trẻ đột nhiên dừng mọi hành động đang làm, không để ý xung quanh trong vòng vài gây đến 1 phút, sau đó trẻ hoạt động lại bình thường. Dấu hiêu này rất dễ bi cho qua nếu không quan sát kĩ.

Tuy nhiên, để tránh nhầm lẫn với hiện tượng co giật sinh lý ở trẻ, cha mẹ nên cho trẻ đi khám và làm thêm một số xét nghiệm như như đo điện não đồ và chụp cộng hưởng từ MRI để biết chính xác nhất.

Những nguy hiểm của bệnh giật kinh phong ở trẻ em

- Khi xuất hiện bệnh giật kinh phong ở trẻ em mà không được điều trị kịp thời, hoặc điều trị sai cách dẫn tới cơn co giật xuất hiện nhiều lần, ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ, so với các bạn đồng tráng lứa trẻ sẽ chậm nói hơn, tiếp thu kém, hay quên. ..do đó, việc học hành của trẻ sẽ bị gián đoạn, không theo kịp bạn bè.

- Trẻ hay cáu gắt, có thái độ bất hợp tác, bi quan với cuộc sống, dễ kích động bản thân, tăng động quá mức, tự làm tổn thương mình.

- Trẻ thường hay bị bạn bè xa lánh, bị xã hội kì thị nên rất khó để trẻ hòa nhập với môi trường sống như những đứa trẻ bình thường.

- Cắn phải lưỡi, ngừng thở do tắc đường thở, tổn thương não do thiếu oxy, cơn co giật lâu ngày sẽ khiến trẻ bị thiểu năng trí tuệ, rối loạn hành vi, hệ miễn dịch của trẻ yếu, dễ nhiễm các bệnh khác.

- Tình trạng một cơn co giật hoặc một chuỗi co giật liên tục xảy ra quá 5 phút, khiến trẻ dễ gặp nguy cơ tổn thương não, thậm chí tử vong. 

- Cơn co giật thường xuất hiện bất ngờ, trẻ bị mất ý thức mà không có ai ở bên cạnh sẽ dẫn đến những tai nạn thương tâm như gãy xương, chấn thương não, đuối nước…

Những biện pháp sơ cứu hiệu quả đối với bệnh giật kinh phong ở trẻ em

Nếu trẻ đang hoạt động bình thường bỗng nhiên ngã xuống đất, chân tay cứng lại, da tím tái, mắt trợn ngược, toàn thân rung theo cơn co giật. Nhiều trẻ bị méo miệng, tiểu tiện không kiểm soát. Sau 2-5 phút cơn kinh phong sẽ chấm dứt, người trẻ mềm ra, thường ngất đi một lúc rồi tỉnh lại, cơ thể mệt mỏi và không nhớ vừa xảy ra chuyện gì, cha mẹ nên lưu ý những điều sau để xử lý kịp thời.

Cha mẹ nên biết cách sơ cứu trẻ em bị giật kinh phong

- Cha mẹ cần bình tĩnh đặt một vật mềm để gối đầu trẻ, loại bỏ hết vật cứng xung quanh rồi chờ cơn co giật qua đi, sau đó đặt trẻ nằm nghiêng, dùng ống hút đàm nhớt, thức ăn trong miệng(nếu có) để tránh để tránh dị vật gây tắc đường hô hấp.

- Không nên tập trung quá đông xung quanh trẻ mà nên để môi trường thông thoáng cho trẻ dễ thở.

- Không nên kìm chặt hoặc đè ép trẻ trong cơn co giật, không làm theo những cách dân gian như nặn chanh vào miệng trẻ, chích máu ở đầu ngón tay hay cho trẻ uống thuốc vì dễ gây ngạt thở.

- Không nên cho trẻ di chuyển ngay sau khi tỉnh dậy mà tốt nhất là để trẻ nằm nghỉ ngơi.

Trong trường hợp trẻ bị co giật kéo dài quá 5 phút, nhiều cơn động kinh tái diễn trong thời gian ngắn, hoặc trẻ không tỉnh lại sau cơn thì cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức.

Kiểm soát và điều trị khi trẻ bị giật kinh phong

Để kiểm soát dấu hiệu khi trẻ bị giật kinh phong thì việc dùng thuốc là không tránh khỏi. Tuy nhiên, cha mẹ không nên tự ý mua thuốc về điều trị cho trẻ. Mặc dù những loại thuốc chữa kinh phong rất phổ biến nhưng để biết liều lượng cũng như thời gian dùng thuốc thì nên được sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

Thực đơn khoa học cho trẻ bị giật kinh phong

Chế độ dinh dưỡng dành cho trẻ bị giật kinh phong

- Bổ sung chất xơ, vitamin E,C,B có trong rau, củ, quả như rau lang, rau dền, mồng tơi, tảo biển, chuối, các loại quả chua để phòng tránh triệu chứng co giật ở trẻ bị giật kinh phong rất hiệu quả.

- Hạn chế tinh bột trong các loại ngũ cốc, tăng hàm lượng protein, chất béo trong thực đơn hàng ngày của trẻ. Vì chất xeton sinh ra trong quá trình thủy phân chất béo có tác dụng ức chế cơn co giật tái phát.

- Cho trẻ uống đủ từ 1-3 lít nước mỗi ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng co run chân tay, khí huyết lưu thông tốt phòng ngừa nguy cơ gây ra triệu chứng giật kinh phong ở trẻ

- Hạn chế gia vị cay nóng như ớt, tiêu, gừng trong đồ ăn của trẻ cũng như hạn chế cho trẻ ăn đồ ăn nhanh, chiên rán… Vì những thực phẩm này không chỉ làm cho bệnh nặng thêm mà còn tăng nguy cơ tái phát các biểu hiện của cơn kinh phong.

Chế độ nghỉ ngơi và sinh hoạt ở trẻ bị giật kinh phong

- Cho trẻ ngủ đủ giấc, không nên để trẻ thức khuya, hạn chế những vấn đề tiêu cực tác động đến trẻ như áp lực học hành, mâu thuẫn gia đình vì đây chính là nhân tố kích thích co giật ở trẻ bị giật kinh phong.

- Cha mẹ không nên cho trẻ đứng hoặc ngồi quá lâu ở 1 tư thế, điều này sẽ làm khí huyết kém lưu thông, máu dồn ứ ở tĩnh mạch và dây thần kinh sẽ tác động tiêu cực đến bệnh tình của trẻ.

- Nên cho trẻ vận động những môn thể thao nhẹ nhàng như chạy bộ, cầu lông, yoga, không những tốt cho sức khỏe, tăng cường thể chất mà còn giúp trẻ thoải mái tâm lý để hòa nhập với cuộc sống bình thường.

- Tuyệt đối không nên cho trẻ tham gia trò vận động mạo hiểm hoặc đi bơi mà không có sự giám sát của cha mẹ.

- Luôn đội mũ bảo hiểm nếu trẻ tham gia giao thông, đạp xe hoặc chơi ở sân bê tông. Luôn cho trẻ mặc áo phao và ở bên trẻ lúc trẻ đi bơi.

- Không nên để trẻ chơi ở bếp nấu, hạn chế dùng đồ vật có cạnh nhọn trong nhà. Đối với trẻ nhỏ thì cha mẹ nên tắm cho trẻ, nếu trẻ lớn hơn thì nên ở ngay bên ngoài khi trẻ tắm đề phòng bất trắc.

Do đó, để kiểm soát và điều trị khi trẻ bị giật kinh phong, cha mẹ nên lưu ý lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Hiện nay, phương pháp chữa bệnh giật kinh phong bằng đông y gia truyền đang ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều người tin dùng vì tính an toàn và hiệu quả lâu dài.

Một số bài thuốc đông y điều trị bệnh giật kinh phong ở trẻ em dạng mạn tính

Giật kinh phong mạn tính(mạn kinh phong) do cấp kinh phong không điều trị mà thành. Triệu chứng chủ yếu của mạn kinh phong là ngoài triệu chứng co giật hôn mê như chứng cấp kinh ra còn có những biểu hiện tinh thần mệt mỏi hay ngủ, sắc mặt trắng bợt hoặc vàng héo, tay chân giá lạnh thở nhỏ và yếu; thóp lõm xuống nhắm mắt, lắc đầu. Mạch trầm tế vô lực.

Bài thuốc: Dùng củ đinh lăng nhỏ (sao gừng) 12g, thục địa 12g, mạch môn 8g, xương bồ 8g, ba kích 8g, thạch hộc 10g, mai ba ba 12g, nhục quế 4g. Nước 600ml, sắc còn 200ml. Mỗi lần cho uống 30-40ml, hòa bột quế 0,2g khuấy đều cho uống, cách 2 giờ cho uống 1 lần.

Nếu tỳ dương suy kém thì phải ôn tỳ kiện vị. Bài thuốc: Lá sung (sao vàng) 12g, hạt sen (sao vàng) 16g, củ mài (sao vàng) 16g, củ sả 8g, cam thảo dây 8g, gừng khô sao 10g. Nước 600ml, sắc còn 200ml, cho uống 30-40ml, cách 2-3 giờ lại cho uống.

Tỳ thận dương hư thì cứu tỳ thận, hồi chân dương. Bài thuốc: củ đinh lăng nhỏ lá (sao gừng) 12g, đất lòng bếp 16g, gừng khô 10g, đinh hương 2g, hồ tiêu 2g, nhục quế 4g. Tất cả tán nhỏ rây mịn đựng lọ, dùng dần. Mỗi lần uống 2-4g, ngày 2-3 lần, tùy trẻ lớn nhỏ mà thêm bớt liều lượng.

Trên đây là một số biến chứng nguy hiểm của bệnh giật kinh phong ở trẻ em có thể gây ra, và một số bài thuốc đông y phổ biến để điều trị bệnh kinh phong dạng nặng. Cha mẹ nên đứa trẻ đến các phòng khám đông y và cơ sở khám chữa bệnh uy tín để được bắt mạch, hốt thuốc đúng với tình trạng bệnh của trẻ.

<<CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH BẰNG PHƯƠNG THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN>>

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

0378.041.262

0913.826.068

Địa chỉ: TRỊNH THẾ ANH (con trai): số nhà 10/1/2A, đường 26 (phía sau hoa viên Bình Quới), khu phố 7, Phường Linh Đông, Quận Thủ Đức, TP.HCM.

           BÙI THỊ HẠNH (Lang y)Khu Đồng Mát, Phường Tân An, thị xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha