Những bộ môn thể dục giúp kiểm soát các cơn động kinh

Việc tập thể dục với người bệnh động kinh mang lại những lợi ích không nhỏ và có thể giúp kiểm soát các cơn động kinh. Tuy nhiên, người bệnh động kinh nên lựa chọn bộ môn thể dục phù hợp.

Ngày đăng: 09-12-2024

82 lượt xem

Mối liên quan giữa tập thể dục và cơn co giật động kinh

Việc tập thể dục đều đặn, vừa sức mỗi ngày ở bệnh nhân động kinh có thể cải thiện đáng kể tình trạng bệnh. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, những bất thường trên điện não đồ được giảm đi trong khi tập luyện.

Ngoài mang lại lợi ích về mặt thể chất, tập thể dục còn có thể mang lại sự sảng khoái, thư giãn về mặt tinh thần và chính điều này giúp làm giảm tần suất các cơn động kinh. Ngoài ra, các nghiên cứu khác cũng chứng minh tập thể dục thường xuyên có còn giúp người bệnh động kinh giảm mất ngủ, trầm cảm, mệt mỏi do những ảnh hưởng tiêu cực của bệnh động kinh và thuốc kháng động kinh gây ra.

Hầu hết các hoạt động thể chất đều an toàn với người động kinh, miễn là người bệnh tránh tập quá sức, tránh để mất nước và hạ đường huyết (đường trong máu thấp). Nếu co giật xảy ra, thường là sau khi tập thể dục khoảng 15 phút đến khoảng ba giờ sau đó.

Cơn động kinh được giảm đáng kể nhờ các hoạt động thể dục

Vai trò của tập luyện thể dục với người bệnh động kinh

Tập luyện có vai trò rất tốt đối với người bệnh động kinh. Một số nghiên cứu cho thấy tập luyện có thể giúp giảm các tế bào bị mất chức năng hoặc bị chết ở bệnh nhân động kinh.

Những bệnh nhân động kinh tập luyện thể dục thường xuyên những môn như aerobic, yoga...có tỉ lệ kiểm soát cơn động kinh tốt hơn. Tập luyện không phải là yếu tố để làm bùng phát cơn động kinh. Tập luyện giúp người bệnh động kinh có sức khỏe tốt hơn. Việc tập luyện thể dục và vận động giúp người bệnh động kinh giảm bớt stress căng thẳng, tái hòa nhập cộng đồng, giảm bớt sự kỳ thị với người bệnh động kinh, cải thiện trạng thái tâm thần, giảm bớt trạng thái mất ngủ, mệt mỏi.

Người bệnh sẽ đối phó với tình trạng stress tốt hơn, hạn chế được các cơn động kinh khởi phát do căng thẳng stress. Ngoài ra, béo phì là một tình trạng thường gặp ở bệnh nhân động kinh làm cho người bệnh mất tự tin, chỉ số BMI của bệnh nhân động kinh thường cao hơn người bình thường.

Việc thừa cân là hậu quả thứ phát do sử dụng thuốc và quan niệm rằng vận động có thể gây ra cơn động kinh nên người bệnh thường ngồi nhiều. Thực tế vận động ở bệnh nhân động kinh có tác dụng làm giảm cân, ngăn ngừa đái tháo đường, tăng huyết áp, béo phì và các bệnh lý mạch tim mạch ở bệnh nhân động kinh.

Hơn nữa, chuyển hóa vitamin D và loãng xương thường gặp ở bệnh nhân động kinh. Việc sử dụng thuốc chống động kinh gây ảnh hưởng đến mật độ xương. Tập luyện kết hợp với bổ sung dinh dưỡng, chế độ ăn có tác dụng ngăn ngừa loãng xương ở bệnh nhân động kinh.

Yoga là bộ môn thể dục phù hợp với bệnh nhân động kinh

Mối liên hệ giữa tập thể dục và kiểm soát cơn động kinh

Đã có nhiều nghiên cứu xem xét tác động của việc tập thể dục ở bệnh nhân bị động kinh và sóng điện não đồ ở người. Một nghiên cứu đã xem xét tính hiệu quả của các buổi tập 60 phút, hai lần một tuần, bao gồm khiêu vũ aerobic với rèn luyện sức mạnh và giãn cơ, trong suốt 15 tuần. Tần suất các cơn động kinh được những người tham gia ghi lại trong ba tháng trước khi họ bắt đầu tập thể dục, sau đó là trong thời gian tập luyện và trong ba tháng sau khi họ ngừng tập luyện.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng số cơn động kinh mà những người tham gia báo cáo đã giảm đáng kể trong những tuần họ tập thể dục so với những tuần trước và sau đó. Điều thú vị là các cơn co giật lại quay trở lại khi chương trình tập luyện kết thúc. Các nhà nghiên cứu cảm thấy rằng 15 tuần là khoảng thời gian quá ngắn để thiết lập sự thay đổi lối sống triệt để bao gồm việc kết hợp tập thể dục thường xuyên vào thói quen hàng ngày.

Một số nghiên cứu khác dù không tìm thấy tác dụng đáng kể của việc tập thể dục đối với tần suất động kinh nhưng đã ghi nhận những tác động có lợi đối với các thước đo về sức khỏe tâm lý và xã hội. 

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY

Những bài tập thể dục tốt cho người bệnh động kinh

Những người mắc bệnh động kinh được khuyên nên tập luyện để đạt được sức khỏe tốt hơn. Tuy nhiên cần lựa chọn bài tập phù hợp để đảm bảo tốt cho sức khỏe, không làm khởi phát cơn động kinh và phòng ngừa được cơn động kinh, giúp người bệnh hòa đồng với cuộc sống bên ngoài, các môn thể thao như:

- Đi bộ là một hoạt động vận động dễ dàng giúp người tập luyện đạt được sức khỏe tốt. Đi bộ nhanh mỗi ngày khoảng 30 đến 60 phút giúp người bệnh bảo vệ phổi và tim, đồng thời kiểm soát cân nặng. Những bệnh nhân bị động kinh thường có nguy cơ béo phì và có các bệnh lý về tim mạch cũng như bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính. 

- Chơi bóng rổ là một môn thể thao tốt cho tim và phổi. Những bệnh nhân động kinh kiểm soát được cơn có thể chơi môn thể thao này. Tuy nhiên người bệnh cũng cần tham khảo lời khuyên của bác sĩ và đeo các đồ bảo vệ như mũ bảo hiểm để tránh chấn thương sọ não có thể dẫn đến làm nặng thêm bệnh động kinh.

- Bóng chuyền và tennis: Đây là hai môn thể thao tốt cho tim phổi và giảm cân, nguy cơ gây ra chấn thương vào đầu là rất thấp, đặc biệt có giá trị nếu người bệnh đã có tiền sử chấn thương sọ não gây ra bởi cơn động kinh.

- Yoga là một môn kết hợp giữa kéo giãn cơ thể và thiền, tập luyện yoga không chỉ làm tăng sức khỏe và sự linh hoạt, nhanh nhẹn, có tác dụng làm giảm stress. Stress thường xuyên là một yếu tố có thể làm bùng phát cơn động kinh. Vì vậy tập yoga tốt cho bệnh nhân động kinh trong phòng tái phát cơn.

Người bệnh cũng có thể tập các bài như chống đẩy gập bụng. Nhưng một điều cần lưu ý là khi tập các bài tập nặng, người bệnh nên ở chỗ đông người phòng khi có cơn động kinh xảy ra. 

Bệnh nhân động kinh nên tập luyện thể dục thường xuyên

Nguyên tắc an toàn khi tập thể dục cho người động kinh

- Tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia trước khi bắt đầu hình thức tập luyện mới

- Luôn dùng thuốc đều đặn đúng theo chỉ định, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ngủ đủ giấc

- Uống nhiều nước hơn, ăn nhẹ sau khi luyện tập

- Không tập quá sức, ngừng việc tập luyện ngay nếu thấy mệt, choáng váng, buồn nôn hoặc mất nước

- Mang những dụng cụ bảo vệ thích hợp khi tập luyện, chẳng hạn như mũ bảo hiểm hoặc đệm đầu gối

- Thông báo cho gia đình hoặc bạn bè biết các tuyến đường đi bộ, chạy bộ hoặc địa điểm tập thể dục của bạn trước khi đi tập

- Có thể mang theo điện thoại di động để gọi cho người thân khi cần thiết

- Nên tránh các hình thức tập luyện thể dục thể thao liên quan tới nước, bởi lẽ cơn động kinh nếu xảy ra khi người bệnh ở một mình trong môi trường nước sẽ rất nguy hiểm, nguy cơ ảnh hưởng tới tính mạng là rất cao.

Trong trường hợp, phải tiếp xúc với môi trường nước (chẳng hạn như môn học bơi bắt buộc ở trường…), thì bạn nên có một số lưu ý sau:

- Cẩn trọng khi ở trong hồ bơi, sông, biển và không bao giờ nên bơi một mình

- Cùng bơi với những người biết được tình trạng sức khỏe của mình và có đủ sức khỏe để hỗ trợ bạn cũng như biết phải làm gì nếu bạn có cơn động kinh

- Bơi trong khu vực được giám sát, chẳng hạn như bơi với cứu hộ hoặc khu vực mà nhân viên cứu hộ đang ở đó

- Cho nhân viên cứu hộ biết bạn có bệnh động kinh để nhận được sự giúp đỡ khi cần thiết

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

TÂM SỰ CỦA GIA ĐÌNH CÓ CON ĐIỀU TRỊ KHỎI BỆNH ĐỘNG KINH BẰNG ĐÔNG Y TRỊNH GIA

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha