Động kinh vắng ý thức có biểu hiện rất nhẹ, nhưng điều đó không có nghĩa là không gây nguy hiểm cho trẻ. Hãy tìm hiểu về triệu chứng để hiểu đúng về động kinh vắng ý thức ở trẻ.
Ngày đăng: 17-10-2024
29 lượt xem
Hiểu đúng về bệnh động kinh vắng ý thức ở trẻ?
Cơn động kinh vắng ý thức là một dạng bệnh động kinh ở trẻ em, diễn ra một cách đột ngột và bất ngờ. Triệu chứng thường thấy ở trẻ trong cơn vắng ý thức là thường rơi vào trạng thái ngây người, nhìn chằm chằm bất thần vào một khoảng không gian nào đó trong vài giây, mọi hoạt động của trẻ đều dừng lại trong khoảng thời gian đó. Sau cơn mọi hoạt động của trẻ trở lại bình thường.
Trẻ có thể có tới 50 - 100 cơn động kinh vắng ý thức trong vòng một ngày, khiến trẻ khó có thể hòa nhập vui chơi với những trẻ cùng trang lứa. Độ tuổi trẻ hay gặp phải dạng động kinh vắng ý thức này trong khoảng từ 4 đến 10 tuổi, một số trường hợp có thể lên đến 14 tuổi và thường gặp ở trẻ gái hơn so với trẻ trai.
Nguyên nhân gây bệnh động kinh vắng ý thức ở trẻ em là gì?
Phần lớn những trẻ bị mắc bệnh động kinh vắng ý thức không thể tìm được nguyên nhân gây ra bệnh chính xác. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu về dạng bệnh động kinh này cho thấy, chúng có thể liên quan đến các yếu tố di truyền từ gia đình.
Trên thực tế có đến gần nửa số trẻ mắc bệnh động kinh vắng ý thức có người thân từng mắc bệnh động kinh trước đó. Chính vì vậy, nếu người thân trong gia đình như cha mẹ, anh chị em ruột… bị mắc bệnh động kinh thì trẻ sẽ có nguy cơ mắc bệnh động kinh vắng ý thức cao hơn so với những trẻ khác rất nhiều.
Ngoài ra, một số trẻ đã từng bị chấn thương trước, trong hoặc sau quá trình sinh, nhiễm virus vi khuẩn gây viêm não, màng não cũng có nguy cơ cao mắc phải dạng bệnh động kinh vắng ý thức này.
Biểu hiện của bệnh động kinh vắng ý thức ở trẻ em như thế nào?
Các biểu hiện của cơn động kinh vắng ý thức ở trẻ em thường diễn ra trong khoảng thời gian ngắn từ 10 đến 30 giây nên khó có thể phát hiện nhưng không có nghĩa là nó không nguy hiểm cho trẻ em.
Trẻ đột ngột rơi vào trạng thái bất thần mơ màng, không nhận thức được những gì đang diễn ra xung quanh mình, mắt nhìn chằm chằm về một khoảng không gian vô định.
Đôi khi trẻ sẽ dừng vận động, động tác tay chân đang làm, dừng di chuyển, dừng nói cười hay ăn uống, học tập… trong một vài giây và thường không quá 30 giây, sau cơn các hoạt động của trẻ trở lại bình thường.
Trẻ dễ làm rơi đồ đang cầm nắm khi trong cơn vắng ý thức, có nhiều trường hợp trẻ sẽ bị té ngã, mất khả năng giữ thăng bằng.
Cơn vắng ý thức của trẻ có thể làm gián đoạn cuộc trò chuyện của trẻ với người xung quanh. Và thường trẻ không thể nhớ được những gì mới xảy ra hay những việc đã làm trước đó.
Mí mắt của trẻ có thể bị rung giật, mắt chớp liên tục, máy giật vùng môi hay liên tục nhai, liếm môi trong khi miệng không có đồ ăn.
Các ngón tay của trẻ chà xát vào nhau hoặc hai bàn tay có thể lặp đi lặp lại một hành động bất kì một cách khó hiểu và diễn ra nhiều lần trong ngày.
Nhìn chằm chằm vào không gian có thể là biểu hiện của động kinh vắng ý thức ở trẻ
Trẻ khó tập trung vào một việc gì đó nên thường gây ảnh hưởng đến khả năng học tập. Biểu hiện rõ nhất là trẻ không tập trung chú ý, hay mơ mộng, lơ đãng, chểnh mảng trong giờ học và kết quả là chậm tiếp thu, học lực giảm sút.
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh động kinh vắng ý thức ở trẻ là một dạng bệnh rối loạn hệ thống thần kinh trung ương tiềm ẩn nên khó phát hiện và nhận biết, hầu hết các trường hợp sau khi phát hiện thì bệnh đã tiến triển sang giai đoạn nặng hơn khiến việc điều trị và phục hồi lại các chức năng kéo dài hơn. Chính vì vậy, cha mẹ và gia đình cần quan tâm chú ý đến hành vi vận động và ý thức của trẻ để có thể phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh bất thường, từ đó thăm khám sớm và điều trị bệnh kịp thời.
LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY
Cơ hội điều trị khỏi cơn động kinh vắng ý thức ở trẻ em
Ít nhất 2 trong số 3 trẻ mắc động kinh vắng ý thức đáp ứng với điều trị và các cơn động kinh biến mất vào giữa tuổi vị thành niên. Trong những trường hợp này, thuốc chống động kinh thường có thể được giảm liều dần và ngừng lại.
Các vấn đề về chú ý có thể tiếp tục mặc dù đã kiểm soát được các cơn vắng ý thức và là một phần quan trọng của hội chứng động kinh này. Khoảng 10 - 15% trẻ em sẽ phát triển các loại động kinh khác ở tuổi thiếu niên, thường là động kinh co cứng - co giật và giật cơ toàn thể.
Các phương pháp chẩn đoán bệnh động kinh vắng ý thức ở trẻ em
Cũng giống như các dạng khác của bệnh động kinh ở trẻ em, để chẩn đoán được chính xác có phải trẻ mắc bệnh động kinh vắng ý thức hay không, các bác sĩ sẽ phải thăm khám lâm sàng cho trẻ kết hợp khai thác thông tin từ cha mẹ của trẻ về các biểu hiện và triệu chứng mà trẻ thường xuyên gặp phải hoặc yếu tố di truyền từ gia đình.
Để phòng ngừa động kinh vắng ý thức cần tập cho trẻ lối sống khoa học và lành mạnh
Ngoài thăm khám các chức năng thần kinh ở trẻ, các phương pháp cân lâm sàng giúp chẩn đoán bệnh động kinh vắng ý thức ở trẻ được sử dụng gồm:
Điện não đồ (EEG): Điện não đồ EEG giúp ghi lại quá trình hoạt động điện của não bộ, từ đó giúp nhận biết đánh giá trẻ có đang mắc bệnh động kinh hay không. Quá trình ghi điện não đồ thường diễn ra trong khoảng từ 30 - 40 phút. Nếu trên điện não đồ ghi lại những thay đổi liên tục trong hoạt động điện não với các đợt sóng nhọn kích thích bất thường rõ rệt thì đây chính là bằng chứng cho thấy trẻ có mắc bệnh động kinh.
Chụp cắt lớp vi tính sọ não (CT-scanner): Chụp cắt lớp vi tính CT-scanner thường được sử dụng để tìm ra những dấu hiệu bất thường xảy ra trong não từ đó đánh giá để xác định chúng có phải là nguyên nhân gây ra cơn động kinh ở trẻ em hay không. Những bất thường trong não có thể gây khởi phát cơn động kinh có thể phát hiện trên chụp CT-scan ner như khối u não, nhiễm sán não,...
Chụp cộng hưởng từ (MRI) sọ não: Ngoài chụp cắt lớp vi tính sọ não thì phương pháp chụp cộng hưởng từ (MRI) cũng thường được chỉ định để khảo sát hình thái não bộ. Chụp MRI là phương pháp chụp sử dụng nam châm và sóng vô tuyến mạnh để tạo ra hình ảnh chi tiết về bộ não của trẻ, từ đó có thể phát hiện được các tổn thương hoặc bất thường trong não là nguyên nhân gây ra cơn động kinh ở trẻ em.
Ngoài ra, trẻ thường được làm các xét nhiệm máu thường quy để giúp bác sĩ định hướng và nhận biết được những dấu hiệu của nhiễm trùng, tình trạng di truyền hoặc các tình trạng khác có thể liên quan đến bệnh động kinh ở trẻ em.
Phương pháp điều trị động kinh bằng đông y
Theo Đông y, động kinh là do rối loạn của các cơ quan nội tạng như can, thận, tỳ làm mất cân bằng âm dương cho cơ thể. Chính vì vậy, nguyên tắc điều trị của đông y là tác động trực tiếp vào nguyên căn gây bệnh, cải thiện Lục Phủ Ngũ Tạng, cân bằng Âm – Dương, từ đó sẽ loại bỏ bệnh tận gốc và hạn chế bệnh tái phát.
Cơn động kinh tái phát nhanh hay chậm tuỳ theo tình trạng nặng nhẹ của bệnh có những cơn động kinh liên tục là trường hợp phải cấp cứu bằng thuốc và phương tiện của y học hiện đại
Đến nay, phương pháp đông y chữa bệnh động kinh ngày càng được nhiều người biết đến và ưu tiên sử dụng hơn, vì chúng có nhiều ưu điểm nổi bật, mang lại kết quả tốt, đặc biệt là rất an toàn cho bệnh nhân. Điều trị bệnh động kinh bằng Đông y là sự kết hợp giữa thuốc uống và phương pháp châm cứu, bấm huyệt,…giúp mang đến hiệu quả toàn diện từ trong ra ngoài.
Trên đây là những dấu hiệu để nhận biết bệnh động kinh vắng ý thức. Nếu nhận thấy có bất kỳ dấu hiệu nào, hãy đi khám ngay để được chẩn đoán, hướng dẫn và điều trị kịp thời.
ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN
Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.
Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:
0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.
0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh
TÂM SỰ CỦA GIA ĐÌNH CÓ CON ĐIỀU TRỊ KHỎI BỆNH ĐỘNG KINH BẰNG ĐÔNG Y TRỊNH GIA
Gửi bình luận của bạn