Phương pháp nào giúp chẩn đoán chính xác bệnh động kinh ở trẻ?

Việc lựa chọn phương pháp chẩn đoán chính xác bệnh động kinh ở trẻ chính là yếu tố quan trọng để rút ngắn thời gian điều trị giúp trẻ mau chóng khỏi bệnh.

Ngày đăng: 24-12-2022

373 lượt xem

1. Các dạng động kinh thường gặp ở trẻ  mà phụ huynh cần biết

- Co giật sơ sinh lành tính có tính chất gia đình: di truyền trội, gen mã hóa bệnh lý nằm trên cánh tay dài của nhiễm sắc thể số 20 (20q 13.3) hoặc 8q24 và tương ứng bất thường kênh Kali loại KCNQ2, kênh Kali KCNQ3. Xuất hiện ngày thứ 2-5 sau khi sinh bằng cơn co giật, giật rung, đôi lúc ngừng thở. Thường không biến đổi đặc hiệu trên điện não đồ.

- Co giật sơ sinh lành tính: khởi phát từ ngày thứ 5 sau sinh. Cơn giật cơ, giật tay, giật bàn chân, cơn có khuynh hướng lan tỏa từ một bên chuyển sang bên đối diện, kéo dài 20-30 giây. Cần loại trừ các vận động tự nhiên không phải động kinh.Điện não đồ có các nhọn sóng nhanh toàn bộ hai bán cầu.Bệnh có tiên lượng tốt, sựphát triển tinh thần vận động bình thường. Có một số chuyển cơn động kinh toàn thể thứ phát, rối loạn hành vi, chậm phát triển tinh thần vận động.   

- Động kinh vắng ý thức ở trẻ em: cơn điển hình là đột nhiên mất ý thức, dừng hoạt động, mắt nhìn trừng trừng, không thay đổi tư thế, không vận động, ý thức trở lại sau vài giây.

- Động kinh toàn thể cơn trương lực: biểu hiện cơn giật cứng các chi, có thể quay mắt, quay đầu sang bên, không giật cổ. Cơn kéo dài 30 giây đến một phút.

- Động kinh toàn thể cơn giật cơ: các cơ thân và chi đột ngột co mạnh, co cơ thể nhẹ hoặc rất mạnh làm mất thăng bằng ngã ra.

Động kinh toàn thể căn nguyên ẩn hoặc động kinh triệu chứng.

Hội chứng West: động kinh cơn co thắt gấp ở trẻ em tử 5-6 tháng tuổi, có 3 thể co giật: 

+ Cơn co thắt gấp, cơ co cứng ở mặt, cổ chi thân, mỗi lần giật có 10-20 nhịp co thắt gấp.

+ Cơn giật cơ duỗi: đầu ngửa ra sau, thân ưỡn ra, hai tay nắm chặt, hai chân duỗi cứng. 

+ Cơn giật hỗn hợp: đầu ngửa ra sau, hai tay, hai chân co dúm về phía trước.

Hội chứng động kinh West thường gặp ở trẻ sơ sinh

Hội chứng Lennox- Gatstaut: có 3 đặc điểm chính: 

 + Sựkết hợp của nhiều dạng co giật: gồm cơn vắng ý thức không điển hình kết hợp với cơn mất trương lực, cơn giật cứng cơ.

 + Điện não đồ biến đổi: nhọn chậm, lan tỏa ở giai đoạn thức, sóng alpha tạo nhóm ở giai đoạn ngủ. 

+ Chậm phát triển tinh thần, rối loạn hành vi.

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY

Động kinh cục bộ 

Động kinh cục bộ gây ra do một hưng phấn ở vỏ não, biểu hiện bằng giật khu trú nửa người lan từ một phần nhỏ đến rộng. Cơn xuất hiện giật nửa người khởi đầu co giật ở mắt, cơ mặt sau đó chuyển  sang giật tay, sau cùng  giật chân. Khởi đầu thường không mất ý thức, khi giật mặt nhiều có thể giảm hoặc mất ý thức.Vị trí khởi đầu chỗ bị giật có giá trị chẩn đoán vị trí tổn thương.

Động kinh cục bộ thùy thái dương (cơn tâm thần vận động): người bệnh ngửi thấy mùi khó chịu hoặc cảm thấy vị khó chịu, nhìn thấy cảnh lạ. Có thể có những động tác tựđộng, chép miệng, đứng dậy đi ra phía trước, cởi khuy áo, nói nhiều. 

Cơn động kinh thực vật: biểu hiện bằng sựphối hợp các triệu chứng sau: giãn hoặc co đồng tử, đỏ bừng cổ và mặt, vã mồ hôi, sởn gai ốc, tim đập chậm hoặc nhanh, đột ngột hạ huyết áp, rối loạn nhịp thở, đau bụng, tổn thương thường gặp ở đồi thị hoặc dưới đồ thị.

Cơn động kinh cục bộ toàn thể hóa: động kinh bắt đầu từ cục bộ nhưng chuyển nhanh sang cơn lớn vì chuyển hóa quá nhanh, khó phát hiện trên lâm sàng, phải dựa vào điện não đồ, thấy cơn kịch phát từ một ổ khu trú lúc đầu chuyển sang toàn bộ các đạo trình trên bản ghi.

Động kinh cục bộ có nguyên nhân do một hưng phấn ở vỏ não

2. Trẻ mắc bệnh động kinh sẽ gặp những khó khăn nào?

Trẻ bị động kinh nếu không được điều trị và chăm sóc sẽ gặp một số vấn đề trong cuộc sống hàng ngày như: 

- Trẻ có thể mắc chứng rối loạn giấc ngủ.

- Có những nguy cơ, nguy hiểm nếu cơn động kinh xảy ra trong khi đi lại và sử dụng phương tiện giao thông công cộng như ngã, tai nạn.

- Trong khi một số trẻ động kinh phát triển trí tuệ bình thường thì một số trẻ khác có thể gặp khó khăn về học đọc, học viết và tính toán.

- Trẻ có thể khó khăn để đạt được các mốc phát triển vận động.

- Trẻ có thể có mất khả năng điều phối vận động.

- Trẻ có thể mắc các dị tật về nhìn như lác mắt, sụp mí, rung giật nhãn cầu.

- Nhận thức kém hoặc không chú ý, thiếu tập trung.

- Trẻ có thể tự kích động mình, khó kiểm soát hành động của mình và có thể gặp vấn đề khó khăn trong giao tiếp xã hội thông thường.

Trẻ mắc chứng động kinh có thể gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống

3. Phương pháp nào giúp chuẩn đoán chính xác bệnh động kinh ở trẻ?

Phương pháp đo điện não đồ là cách đầu tiên để phát hiện sớm bệnh động kinh ở trẻ

Đo điện não đồ (EEG) là một biện pháp để chuẩn đoán sớm và chính xác nhất bệnh động kinh.Trong điện não đồ, các điện cực, hoặc các cảm biến gắn trên da đầu của trẻ và chuyển đến một máy ghi lại hoạt động của các tín hiệu điện.

Lúc này trẻ được yêu cầu hít thở nhanh và sâu, hoặc cho trẻ nhìn vào một ánh sáng nhấp nháy để tạo ra thay đổi sóng tín hiệu. Bác sĩ sẽ nhìn vào đó để phân tích có sóng động kinh xuất hiện hay không. Lưu ý cho bậc cha mẹ muốn cho con em mình thực hiện EEG  thì nên gội đầu trước ngày đo điện não đồ, tuyệt đối không sử dụng kem, dầu hay gel lên tóc khi vào phòng đo EEG.

Một EEG thường chỉ ghi lại khoảng 20-30 phút của sóng não, do vậy, các kết quả của nghiên cứu EEG  thường bình thường, ngay cả ở những người có bệnh động kinh. Vì vậy, kéo dài theo dõi điện não đồ có thể cần thiết, đòi hỏi trẻ nên được ở bệnh viện khoảng vài ngày để cho ra kết quả chính xác nhất.

Đo điện não đồ là cách nhanh nhất để phát hiện chứng động kinh ở trẻ

Phát hiện sớm bệnh động kinh ở trẻ nhờ chụp cộng hưởng MRI

Đối với những trẻ mắc bệnh động kinh do nguyên nhân thứ phát là tổn thương não bộ thì chụp MRI sẽ giúp chuẩn đoán chính xác nhất cũng như phát hiện sớm bệnh động kinh ở trẻ.

Ngoài ra, chụp MRI không có tác dụng phụ như  X quang nên ngày càng được chỉ định rộng rãi không chỉ cho thần kinh mà còn cho nhiều lĩnh vực khác: cơ xương khớp, tim mạch, bụng… Lưu ý khi chụp MRI là trẻ phải giữ nguyên tư thế, không được cử động bất kì bộ phận nào mới cho ra kết quả chính xác nhất.

Phát hiện sớm bệnh động kinh qua nhận biết dấu hiệu điển hình

Khi trẻ mắc bệnh động kinh, chúng thường không biết chuyên gì đang xảy ra với mình. Do đó, để cung cấp thêm bằng chứng nhằm giúp bác sĩ chuẩn đoán đúng bệnh thì cha mẹ nên ghi lại nhật kí hoặc quay hình lúc trẻ lên cơn.

Thông thường, nhiều người sẽ nghĩ bệnh động kinh là co giật co cứng sùi bọt mép, trợn mắt. Tuy nhiên, trên thực tể, có rất nhiều thể động kinh mà trẻ có thể mắc phải, từ mức độ lành tính đến nguy hiểm, cụ thể như:

- Dạng động kinh mất ý thức tạm thời: Trẻ đột nhiên dừng mọi hành động đang làm, không để ý xung quanh trong vòng vài gây đến 1 phút, sau đó trẻ hoạt động lại bình thường. Dấu hiêu này rất dễ bi cho qua nếu không quan sát kĩ

- Trẻ hay có cảm xúc bất thường như cáu giận, bực tức vô cớ, xuất hiện những hành động kỳ lạ: môi mấp máy, mắt chớp liên tục…

- Rung giật cơ ở một phần cơ thể: Các cơ ở tay, chân hay một bộ phận cơ thể khác đột nhiên bị rung giật mạnh.

- Xuất hiện những ảo giác về âm thanh như nghe tiếng ồn ào trong tai, nhìn thấy hình ảnh lạ, nhìn thấy hình ảnh lạ, cảm nhận những vị lạ trong miệng , ngửi thấy những mùi lạ và khó chịu.

Bên cạnh sử dụng máy móc thì bệnh động kinh có thể được nhận biết thông qua các dấu hiệu điển hình

4. An tâm chữa trị bệnh động kinh ở trẻ em bằng phương pháp y học cổ truyền.

Bệnh động kinh trong đông y hay còn được gọi là giật kinh phong đã được biết đến từ hàng trăm năm qua với nhiều bài thuốc mang đến hiệu quả lâu dài và an toàn. Trong đó, phổ biến nhất là 2 vị thuốc An tức hương và cây câu đằng.

An tức hương là nhựa của cây Bồ đề, từ lâu An Tức Hương đã được sử dụng trong y học cổ truyền từ xa xưa đã được biết đến với công dụng hỗ trợ điều trị bệnh động kinh và xua đuổi tà khí  Đặc biệt, An Tức Hương được coi như là bài thuốc truyền tay của các lương y đối với những trường hợp động kinh ở trẻ nhỏ. Hiện nay có nhiều nghiên cứu khoa học khẳng định tác dụng an thần và chống co giật của An tức hương là một giải pháp hiệu quả mà  an toàn cho việc chữa trị bệnh động kinh ở trẻ em.

Câu đằng và An tức hương rất hiệu quả trong điều trị bệnh động kinh

Bên cạnh An Tức Hương, Câu Đằng cũng là một thảo dược truyền thống được sử dụng để điều trị các rối loạn co giật. Người ta chặt các cành có gai, sau đó cắt lấy phần đốt có gai móc câu rồi đem phơi khô làm thuốc.

Đây là 2 vị thuốc y học cổ truyền có tác dụng trấn kinh, điều trị co giật, chống động kinh, bảo vệ tế bào thần kinh, ngăn chặn quá trình lão hóa, đặc biệt ở người già, điều trị chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu, điều trị bệnh cao huyết áp và rất hiệu quả trong chữa trị bệnh động kinh ở trẻ em.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha