Co giật ở trẻ sơ sinh rất khó chẩn đoán, nhất là cơn co giật xảy ra khi ngủ Vậy trẻ sơ sinh co giật khi ngủ do nguyên nhân gì
Ngày đăng: 28-06-2019
1,035 lượt xem
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị co giật khi ngủ
Dưới đây là một số nguyên nhân gây co giật khi ngủ ở trẻ sơ sinh:
- Thiếu hụt canxi: Mẹ bầu trong quá trình thai nghén không được bổ sung đầy đủ canxi, trẻ sinh ra có thể bị hạ canxi máu quá mức, dẫn đến biểu hiện quấy khóc về đêm, rụng tóc hình vành khăn hoặc co giật khi ngủ.
- Thiếu hụt vitamin D: Vitamin D có thể ảnh hướng đến quá trình phát triển hệ xương của trẻ nhỏ và điều hòa nồng độ canxi trong máu, do vậy thiếu hụt vitamin D khiến trẻ sơ sinh có thể bị co giật khi ngủ.
- Thiếu oxy não bộ: Là nguyên nhân gây co giật khi ngủ thường gặp ở trẻ bị ngạt sơ sinh, xuất hiện trong vòng 72h sau sinh.
- Dị tật não: Đa phần trẻ có dị tật não biểu hiện triệu chứng co giật khi trẻ lớn lên, tuy nhiên một số dị tật nghiêm trọng có thể gây co giật ngay ở giai đoạn sơ sinh gồm: bệnh não phẳng, rộng hồi não, dị dạng hồi não nhỏ,…
- Động kinh khi ngủ: Trẻ sơ sinh mắc một số dạng động kinh như động kinh múa giật cơ (Myoclonic), động kinh thùy thái dương, động kinh kinh thùy trán,… có thể xuất hiện cơn co giật khi ngủ. Nếu không kịp thời chữa trị sẽ gây ra những tổn thương não bộ, thậm chí nguy hiểm cho tính mạng của trẻ.
- Co giật sơ sinh lành tính: Co giật xảy ra trong khoảng 2 – 6 ngày đầu sau sinh, có thể tự biến mất khi trẻ lớn lên và không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến co giật ở trẻ sơ sinh
Một số hiện tượng dễ bị nhầm lẫn với tình trạng co giật khi ngủ ở trẻ sơ sinh
Phản xạ moro
Phản xạ moro là tổng hợp các chuyển động nhanh gây ra bởi những kích thích đột ngột. Trẻ thường có biểu hiện nhấc cả hai cánh tay, hai chân lên trời, sau đó mở tay, co mình tức thì rồi tự trở lại tư thế ban đầu.
Hiện tượng giật mình
Đây là một phản ứng bình thường, không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, tuy nhiên nếu đã dùng nhiều biện pháp giúp trẻ cảm thấy an toàn khi ngủ mà con vẫn gặp tình trạng run chân tay thì có khả năng đây là biểu hiện của cơn co giật ở trẻ sơ sinh cần sớm điều trị.
Trẻ sơ sinh bị co giật khi ngủ có nguy hiểm không?
Cơn co giật khi ngủ ở trẻ nếu mới chỉ xảy ra một vài lần (<3 lần) và đã được chẩn đoán là thiếu hụt canxi, vitamin D, hay co giật sơ sinh lành tính,… sẽ không gây bất cứ nguy hiểm gì.
Tuy nhiên, nếu cơn co giật tái diễn nhiều lần, trong thời gian dài, cha mẹ nên đưa bé đến bệnh viện thăm khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân.
Co giật ở trẻ sơ sinh thường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
Cha mẹ cần làm gì để khắc phục tình trạng co giật khi ngủ ở trẻ sơ sinh?
Khi thấy trẻ sơ sinh bị co giật khi ngủ, cha mẹ cần lưu ý giữ bình tĩnh và thực hiện sơ cứu để hạn chế mọi rủi ro cho trẻ:
- Loại bỏ mọi vật sắc nhọn xung quanh khu vực trẻ đang nằm ngủ.
- Nhẹ nhàng đặt trẻ nghiêng sang một bên, tốt nhất là bên trái để tránh đờm, dãi, chất nôn,… chảy ngược vào thực quản gây ngạt đường thở.
- Tuyệt đối không cho bất cứ vật cứng nào vào miệng trẻ và không cố gắng để kìm kẹp giữ chặt cơ thể trẻ.
Trong trường hợp trẻ sơ sinh bị co giật khi ngủ được xác định là động kinh cha mẹ nên tham khảo các phương thuốc đông y chứa các thảo dược có tác dụng trấn an tâm thần, ổn định dẫn truyền thần kinh, giúp giảm tần số, mức độ, thời gian diễn ra cơn co giật hiệu quả, góp phần rút ngắn thời gian điều trị, giảm tác dụng phụ có thể gặp phải do dùng thuốc tây lâu dài.
<<CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH BẰNG PHƯƠNG THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN>>
LIÊN HỆ TƯ VẤN:
0378.041.262
0913.826.068
Địa chỉ: TRỊNH THẾ ANH (con trai): số nhà 10/1/2A, đường 26 (phía sau hoa viên Bình Quới), khu phố 7, Phường Linh Đông, Quận Thủ Đức, TP.HCM.
BÙI THỊ HẠNH (Lang y): Khu Đồng Mát, Phường Tân An, thị xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.
Gửi bình luận của bạn