Động kinh phản xạ có thật sự nguy hiểm hay không?

Có một dạng bệnh lý được gọi là động kinh phản xạ xảy ra khi người bệnh gặp một kích hoạt hay kích thích nhất định. Vậy động kinh phản xạ có nguy hiểm hay không?

Ngày đăng: 13-01-2024

75 lượt xem

Động kinh phản xạ là gì?

Động kinh phản xạ là tên gọi chung của dạng động kinh xảy ra khi người bệnh gặp các kích thích nhất định về mặt cảm giác, nhận thức hoặc do các yếu tố tác nhân từ môi trường bên ngoài bao gồm âm thanh, ánh sáng, nhiệt độ… Trong đó, 85% biểu hiện là các cơn co giật toàn thể, một số người bệnh sẽ gặp cơn vắng ý thức hoặc cơn co giật cục bộ,…

Dạng động kinh phản xạ phổ biến nhất hiện nay đó là động kinh quang, với nguyên nhân chủ yếu là do nguồn sáng mạnh hoặc ánh đèn nhấp nháy. Ngoài ra, còn có một số dạng động kinh phản xạ khác như: động kinh praxis (là hiện tượng giật cơ do một số vận động thị giác như chơi cờ, viết, vẽ,….), hay động kinh âm thanh (nhạy cảm quá mức với một bài hát, một giọng nói bất kì,…), đây là dạng động kinh phản xạ nguy hiểm nhất, dễ gây nhiều rủi ro cho người bệnh.

Động kinh phản xạ tuy hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm

Phân loại động kinh phản xạ

Tùy vào từng yếu tố kích thích gây cơn động kinh phản xạ mà các chuyên gia chia thành nhiều dạng khác nhau, trong đó bao gồm:

- Động kinh cảm quang:  Động kinh cảm quang là một loại bệnh động kinh trong đó các cơn động kinh có thể được kích hoạt bởi các hình ảnh trực quan như ánh đèn nhấp nháy nhanh hoặc đồ họa nhịp độ nhanh.

Cách tốt nhất để kiểm soát những cơn động kinh này là xác định những hình ảnh trực quan có thể khiến bệnh nhân phát sinh bệnh và tránh những tác nhân kích thích thị giác này. 

- Động kinh Praxis: Là hiện tượng giật cơ khi người bệnh thực hiện một số vận động thị giác như chơi cờ, chơi bài, viết, vẽ,…

- Động kinh âm thanh: Đây là dạng động kinh phản xạ nguy hiểm nhất, xảy ra khi người bệnh nghe thấy một bài hát, một giọng nói bất kỳ, hay những tiếng động lớn đều có thể khiến bệnh nhân lên cơn động kinh.

Những yếu tố có thể kích thích cơn động kinh phản xạ

- Nguồn ánh sáng mạnh như pháo hoa, pháo bông, đèn neon, ánh sáng mặt trời, đặc biệt khi nhìn ánh sáng đó dưới nước, chập chờn qua cây, hoặc qua những rèm cửa.

- Đèn nhấp nháy trên sân khấu, các quán bar… hoặc đèn chớp của xe cấp cứu, cứu hỏa, cảnh sát hay báo động

- Màn hình máy tính, ti vi, điện thoại,… một số trò chơi game, chương trình truyền hình có đèn nhấp nháy nhanh hoặc xen kẽ các màu sắc khác nhau.

Những âm thanh lớn như tiếng chuông nhà thờ, tiếng còi xe, một bài hát hoặc giọng nói của ai đó.

Ngoài ra còn một số dạng động kinh phản xạ khác nhưng khá hiếm gặp như giật cơ quanh miệng, lưỡi, hàm khi đọc, nói,…

Động kinh phản xạ được chẩn đoán như thế nào?

Cũng giống như mọi dạng động kinh khác thì động kinh phản xạ được chẩn đoán dựa trên những biểu hiện lâm sàng của người bệnh là các cơn co cứng, co giật chân tay hoặc toàn thân lặp lại nhiều lần (>2 lần) với những thay đổi về cảm giác, nhận thức, hành vi vận động. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm để có thể xác định nguyên nhân cũng như dạng động kinh mà người bệnh mắc phải:

- Xét nghiệm máu (CBC): Loại trừ các nguyên nhân gây nên nên cơn co giật mà không phải động kinh như thiếu canxi, hạ đường huyết…

- Điện não đồ (EEG): Ghi lại hình ảnh hoạt động điện bên trong não bộ. Nếu thấy hình ảnh sóng gai, nhọn bất thường thì có thể chẩn đoán bệnh động kinh.

- Chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp CT não: Phát hiện những bất thường về cấu trúc não có thể gây nên cơn co giật, động kinh.

Đo điện não đồ để phát hiện cơn động kinh phản xạ

Các phương pháp để hạn chế xuất hiện cơn động kinh phản xạ

Cách tốt nhất để ngăn chặn cơn động kinh phản xạ, đó chính là tránh tiếp xúc với các yếu tố gây khởi phát cơn, chẳng hạn như:

- Tránh những nguồn ánh sáng nhấp nháy.

- Tránh ngồi quá gần với màn hình máy tính, ti vi, không sử dụng điện thoại trong điều kiện thiếu sáng.

- Đeo kính râm khi xem ti vi và ra ngoài trời nắng để giảm độ chói.

- Hạn chế đến những nơi có nhiều tiếng ồn, âm thanh lớn

Động kinh phản xạ mặc dù khá hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, do đó để ngăn chặn cơn co giật, người bệnh nên ghi chú tất cả những dấu hiệu bất thường xảy ra trước cơn để nhận biết chính xác những yếu tố kích thích từ đó hạn chế tiếp xúc.

Nên tránh xa các tác nhân dễ gây ra cơn động kinh cảm quang

Tham khảo một số vị thuốc Đông y điều trị bệnh động kinh hiệu quả

Câu đằng (Uncaria rynchophylla)

Câu đằng là một vị thuốc Nam được nhiều thầy thuốc tin dùng trong điều trị co giật, động kinh. Câu đằng có vị ngọt, tính mát, quy kinh tâm, can, có tác dụng thanh nhiệt, bình can, tức phong, định kinh. Câu đằng chữa kinh giật, đau đầu, chóng mặt, trúng phong.

An tức hương – Nhựa cây Bồ đề (Ficus religiosa)

An tức hương quy vào kinh phế, tâm, tỳ, có tác dụng khai khiếu, thanh thần, hành khí, hoạt huyết, chỉ thống. Chủ trị giật kinh phong (động kinh), khí uất bạo quyết, trúng ác hôn mê,…

 Thiên ma (Gastrodia elata Blume)

Thiên ma có vị ngọt tính bình, quy kinh can có tác dụng tức phong chỉ kinh, bình can tiềm dương, chủ trị chứng giật kinh phong và một số bệnh lý khác như đau dây thần kinh, phá thương phong (uốn ván), đau khớp,…

Không chỉ vậy, Thiên ma còn có khả năng chống oxy hóa mạnh, nhờ đó bảo vệ tế bào não, chống độc tố thần kinh, giúp người bệnh cải thiện khả năng tập trung, ghi nhớ.

Cây Nữ lang (Valeriana hardwickii)

Nữ lang có tác dụng an thần, làm dịu kích thích quá mức của não bộ và giãn cơ, nhờ đó giúp giảm cơn co giật, động kinh và cải thiện giấc ngủ hiệu quả. Ngoài ra, trong cây Nữ Lang còn chứa hoạt chất acid Valerenic nhờ đó ngăn chặn căng thẳng, bất an, giúp phục hồi chức năng não bộ.

Tuy nhiên, Nữ lang có thể tương tác với một số thuốc điều trị khác, do đó người bệnh cần tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng.

Lạc tiên (Passiflora foetida)

Lạc tiên từ xưa đã được nhiều thầy thuốc sử dụng rộng rãi trong điều trị rối loạn giấc ngủ, khó ngủ nhờ tác dụng an thần, trấn tĩnh hệ thần kinh. Hiện nay, nhiều nghiên cứu khoa học đã làm sáng tỏ công dụng của thảo dược này và hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh co giật, động kinh.

Tuy nhiên Lạc tiên có thể tương tác với các thuốc an thần, làm tăng tác dụng phụ gây buồn ngủ, ngủ gà gật vào ban ngày. Vì thế cần cân nhắc kỹ lưỡng và tham vấn ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng.

Ưu điểm của các loại thuốc Đông y điều trị động kinh là an toàn, lành tính, không gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, hướng tới việc trị tận gốc căn nguyên, nên thường mang lại hiệu quả lâu dài và không gây lệ thuộc.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

TÂM SỰ CỦA GIA ĐÌNH CÓ CON ĐIỀU TRỊ KHỎI BỆNH ĐỘNG KINH BẰNG ĐÔNG Y TRỊNH GIA

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha