Động kinh là một căn bệnh thường gặp trong nhóm các bệnh lý về thần kinh, nếu được chẩn đoán sớm và điều trị đúng cách, người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát được cơn co giật. Tuy nhiên, bất kì bệnh nhân nào cũng có những thắc mắc vì không phải ai cũng hiểu rõ về căn bệnh này.
Ngày đăng: 13-05-2017
1,681 lượt xem
Bệnh động kinh thực chất là gì?
Bệnh động kinh là những rối loạn chức năng thần kinh trung ương theo từng cơn do sự phóng điện đột ngột, quá mức của các tế bào thần kinh, gây ra co giật, té ngã, mất ý thức… trong một thời gian ngắn.
Có nhiều dạng bệnh động kinh khác nhau tùy thuộc vào khu vực não bị tổn thương, do đó, nên phân biệt rõ từng dạng cụ thể để việc điều trị được chính xác hơn.
Có phải xuất hiện cơn co giật là mắc bệnh động kinh?
Co giật là phản ứng của cơ thể khi một vùng não bộ bị kích thích quá mức và là một trong những triệu chứng rất điển hình của bệnh động kinh. Tuy nhiên, không phải cứ bị co giật có nghĩa là bạn đã mắc bệnh động kinh.
Vì co giật có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác như sốt cao, chấn thương nặng ở đầu, tai biến mạch máu não, thiếu máu não mạn tính, hạ canxi huyết, sử dụng quá nhiều rượu, ma túy… Trong một số trường hợp, cơn co giật tái diễn nhiều lần có thể gây tổn thương não và để lại di chứng động kinh sau này.
Không phải cơn co giật nào cũng là biểu hiện của bệnh động kinh
Những nguyên nhân nào dễ dẫn đến bệnh động kinh?
Hơn 50% trường hợp mắc bệnh động kinh không tìm ra nguyên nhân hay còn gọi là động kinh vô căn. Số còn lại có thể là do hậu quả của một số vấn đề về sức khỏe như:
- Chấn thương hoặc bị ngạt lúc sinh.
- Khối u chèn ép gây ra bất thường trong hoạt động của não bộ
- Nhiễm trùng, viêm màng não hoặc viêm não.
- Đột quỵ não
- Ngộ độc chì.
- Di truyền: Một số người có gen nhạy cảm với các kích thích từ môi trường bên ngoài, dẫn tới động kinh.
Cách nào để chuẩn đoán bệnh động kinh chính xác nhất
Để chẩn đoán chính xác bệnh động kinh, các bác sĩ sẽ khai thác tiền sử của người bệnh một cách chi tiết kết hợp với một số xét nghiệm như: Điện não đồ (EEG), chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI).
Đo điện não đồ là cách chính xác nhất để phát hiện bệnh động kinh
Bệnh động kinh có thể dẫn tới tử vong không?
Hầu hết người bệnh động kinh đều sống như người bình thường nếu được điều trị để kiểm soát cơn động kinh. Tuy nhiên, một số ít người có yếu tố nguy cơ dễ tử vong sớm hơn như:
- Có tiền sử đột quỵ hoặc khối u.
- Bị té ngã hoặc có các thương tích khác xảy ra do động kinh gây nguy hiểm tới tính mạng.
- Có cơn động kinh kéo dài hơn 5 phút, còn gọi là trạng thái động kinh. Tình trạng này có thể xảy ra ở những người dừng các loại thuốc điều trị động kinh một cách đột ngột.
- Một số người bệnh có thể tử vong đột ngột không rõ nguyên nhân (SUDEP).
Làm thế nào để ngăn ngừa và điều trị động kinh hiệu quả?
Để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh động kinh, bạn nên áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ não, tránh khỏi những tổn thương không đáng có.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị bệnh động kinh, bạn nên tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế ăn thực phẩm nhiều đường, thực phẩm chế biến sẵn, tránh xa thuốc lá, không uống rượu bia, cà phê, ăn nhiều rau quả tươi, tập thể dục đều đặn để tăng cường sức khỏe. Điều trị tốt và lối sống lành mạnh sẽ giúp bạn kiểm soát hiệu quả tần suất và mức độ các cơn động kinh.
Hỗ trợ điều trị bằng đông y và thảo dược: Việc sử dụng thuốc điều trị động kinh bằng tây y thường gây ra nhiều tác dụng phụ, do đó, điều trị bệnh động kinh bằng đông y và các thảo dược cũng là lựa chọn ưu tiên hiện nay.
Các phương thuốc đông y có tác dụng an thần, trấn tĩnh hệ thần kinh, giúp kiểm soát các cơn động kinh hiệu quả, giảm tần suất và mức độ co cứng, co giật, người bệnh có thể nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau khi cơn động kinh xảy ra. Bên cạnh đó, thuốc không hề gây tác dụng phụ cũng như không ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân.
ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH
LIÊN HỆ TƯ VẤN:
01678.041.262
0913.826.068
Gửi bình luận của bạn