Tâm lý chung của hầu hết chị em khi mắc bệnh động kinh đều lo sợ ảnh hưởng đến thiên chức làm mẹ của mình. Tuy nhiên, nếu có đầy đủ hiểu biết về tác động của bệnh cũng như biện pháp phòng ngừa, 90% phụ nữ bị động kinh vẫn có thể mang thai và sinh con khỏe mạnh.
Ngày đăng: 25-07-2017
1,738 lượt xem
1. Bệnh động kinh có thể gây khó khăn cho việc thụ thai
Theo các chuyên gia, bệnh động kinh có thể gây khó khăn cho chị em trong quá trình thụ thai vì một số lý do sau:
- Nguy cơ mắc phải hội chứng buồng trứng đa nang cao hơn bình thường.
- Chu kỳ kinh nguyệt thường không đều đặn, hoặc không có sự rụng trứng trong mỗi chu kỳ.
- Một số loại thuốc chống động kinh có thể ảnh hưởng đến lượng hormon trong buồng trứng, do đó tác động đến chức năng sinh sản.
- Dễ có bất thường trong nồng độ hormon tham gia vào thai kỳ.
- Các tín hiệu kích hoạt rụng trứng có thể bị gián đoạn do cơn co giật.
Bệnh động kinh làm đảo lộn chu kì kinh nguyệt của phụ nữ
2. Ảnh hưởng của bệnh động kinh trong thời kỳ mang thai tới phụ nữ
Những biến chứng này bao gồm:
- Chảy máu âm đạo.
- Tăng tần suất cơn co giật.
- Tiền sản giật, nguy cơ này đặc biệt cao nếu chị em phụ nữ có tiền sử huyết áp cao và có protein trong nước tiểu sau 20 tuần mang thai.
- Nhau thai tách ra khỏi tử cung.
Ảnh hưởng của bệnh tới phụ nữ tùy thuộc vào từng thể động kinh khác nhau. Trong một số trường hợp chị em lại cảm thấy số cơn co giật ít hơn bình thường trong khi mang thai.
3. Ảnh hưởng của bệnh động kinh tới thai nhi
Những cơn động kinh hoặc thuốc điều trị có thể gây ra một số vấn đề với em bé trong bụng mẹ, cụ thể là:
- Lên cơn động kinh khiến người mẹ té ngã, làm tăng nguy cơ sảy thai và sinh non, hoặc thai nhi có thể bị thiếu oxy.
- Một đứa trẻ có mẹ bị bệnh động kinh có nguy cơ dị tật cao gấp đôi trẻ được sinh ra từ một người mẹ khỏe mạnh do ảnh hưởng của thuốc điều trị.
- Bị ngạt trong khi sinh do người mẹ lên cơn động kinh lúc chuyển dạ.
- Chảy máu ở những ngày đầu sau khi sinh.
- Các vấn đề về sự phát triển và học tập của trẻ gồm chậm biết đi, chậm nói, trí nhớ kém, thiếu tập trung, phát triển trí tuệ và hành vi thấp hơn trẻ bình thường.
4. Nguyên tắc dùng thuốc kháng động kinh đối với những phụ nữ đang mang thai
Cần tìm hiểu kĩ về các loại thuốc dành cho phụ nữ bị động kinh đang mang thai
- Nếu đang dùng thuốc chữa bệnh mà phát hiện có thai nên giảm liều dần tới liều thấp nhất có hiệu quả và dùng đơn trị liệu. Trong trường hợp cơn co giật tăng lên, có thể phối hợp với benzodiazepam để hạn chế cơn co giật.
- Nên tránh sử dụng valproat ngay từ đầu ở phụ nữ có thai nếu sẵn có các thuốc khác tác dụng tương đương.
- Theo dõi chặt chẽ cơn co giật để điều chỉnh thuốc cho phù hợp, làm xét nghiệm sinh hóa máu và công thức máu trước sinh, siêu âm thai và khám thai định kỳ để phát hiện sớm dị tật bẩm sinh.
- Tuyệt đối không tự ý thay đổi thuốc nếu bệnh tình đang ổn định.
- Bổ sung axit folic hàng ngày nhằm làm giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh và dị tật bẩm sinh khác.
- Điều trị vitamin K 10mg/ngày (uống) vào những tháng cuối của thời kỳ thai nghén đối với những phụ nữ điều trị bằng thuốc như carbamazepin, phenobarbital, primidon, phenyltoin.
- Nên chọn nơi dự sinh uy tín, trang thiết bị tốt và chuyên môn cao, đảm bảo an toàn cho mẹ và con.
- Đứa trẻ sau khi chào đời nên được bổ sung vitamin K trong một thời gian, vì vitamin K sẽ ngăn ngừa một số rối loạn trong máu nếu trẻ bị ảnh hưởng bởi thuốc khi còn trong bụng mẹ.
Như vậy, 4 điều cần ghi nhớ dành cho phụ nữ mắc bệnh động kinh nhưng vẫn lập gia đình, sinh con giúp quản lý tốt được tình trạng thai kì cũng như giảm tỷ lệ dị tật bẩm sinh và tỷ lệ tử vong khi sinh. Tuy nhiên, cách tốt nhất vẫn là người mẹ nên điều trị khỏi hoàn toàn bệnh động kinh trước khi quyết định mang thai.
ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH
LIÊN HỆ TƯ VẤN:
01678.041.262
0913.826.068
Gửi bình luận của bạn