Bệnh động kinh thường đặc trưng là các cơn co giật. Tuy nhiên không phải ai bị co giật cũng mắc bệnh động kinh, cần phân biệt các cơn động kinh để có hướng điều trị phù hợp.
Ngày đăng: 31-03-2025
8 lượt xem
Cơn động kinh là gì?
Động kinh là một trong những rối loạn chức năng của thần kinh trung ương thường gặp. Bệnh không chỉ gây các cơn co giật đơn thuần mà còn ảnh hưởng tới các bộ phận khác của cơ thể, đặc biệt là não bộ. Đặc điểm lâm sàng của các cơn động kinh phụ thuộc vào vị trí phóng điện ở não cũng như mức độ lan rộng của nó. Dựa vào đặc điểm lâm sàng, người ta phân loại các cơ động kinh thành 2 nhóm chính là: Cơn động kinh toàn thể và cơn động kinh cục bộ.
Điển hình của cơn động kinh là triệu chứng co giật, co rút chân tay
Cơn co giật là gì?
Não bộ hoạt động bằng cách gửi tín hiệu điện qua các tế bào thần kinh. Nếu những tín hiệu này bị thay đổi hoặc bị gián đoạn, nó có thể gây ra co giật. Co giật có nhiều dạng và được kích hoạt bởi một số điều kiện. Chỉ một cơn co giật không có nghĩa là bị động kinh, nhưng nếu có hai cơn co giật trở lên, người bệnh có thể được chẩn đoán mắc bệnh động kinh. Co giật là triệu chứng chính của bệnh động kinh, nhưng chúng cũng có thể do một số nguyên nhân khác gây ra như:
- Sốt cao
- Chấn thương đầu
- Viêm màng não và các bệnh lý về não
- Tụt đường huyết...
Với những tình huống thông thường, các tế bào não sẽ dùng điện não để liên lạc qua các nơron thần kinh để truyền thông tin. Co giật sẽ xảy ra khi các tế bào não hoạt động bất thường, làm các nơron thần kinh không được gửi đi hoặc gửi sai tín hiệu.
Có khoảng 50% số bệnh nhân bị co giật hiện chưa biết rõ nguyên nhân của các bất thường trong các đáp ứng của tế bào não. Các nghiên cứu còn cho rằng một số gen và một số tình trạng bẩm sinh có thể gây ra co giật.
Có nhiều cơn co giật không phải do bệnh động kinh
Đối tượng nào dễ xuất hiên tình trạng rối loạn co giật?
- Đã từng bị nhiễm trùng não hoặc chấn thương
- Có khối u não
- Có tiền sử bị đột quỵ hoặc một loại co giật gọi là co giật do sốt cao phức tạp
- Dùng thuốc quá liều
- Tiếp xúc với các hóa chất độc hại
- Căng thẳng
- Uống rượu
- Thay đổi hoocmôn (bao gồm cả việc thay đổi hoocmôn trong chu kỳ kinh nguyệt)
Phân loại các cơn động kinh
Động kinh khu trú
Khi các cơn động kinh xuất hiện do một phần não hoạt động bất thường, được gọi là cơn động kinh khu trú. Cơn động kinh này được chia thành hai loại:
- Co giật khu trú không mất ý thức: Được gọi là co giật một phần đơn giản, những cơn co giật không gây mất ý thức. Cơn động kinh cũng dẫn tới một phần cơ thể hoạt động không tự chủ như cánh tay hoặc chân cảm giác như ngứa ran, bị chóng mặt, hoa mắt.
- Động kinh khu trú kèm suy giảm nhật thức: Được gọi là co giật từng phần phức tạp, cơn co giật liên quan đến sự mất ý thức. Trong cơn co giật cục bộ phức tạp, người bệnh nhìn chằm chằm vào không gian và không phản ứng bình thường với môi trường xung quanh hoặc thực hiện chuyển động lặp đi lặp lại, như xoa tay, nhai, nuốt hoặc đi vòng tròn.
Động kinh toàn thân
- Vắng ý thức: Cơn động kinh vắng ý thức thường xảy ra ở trẻ em và có đặc điểm là nhìn chằm chằm vào không gian hoặc chuyển động cơ thể tinh vi như chớp mắt hoặc nhếch môi. Những cơn co giật này có thể xảy ra theo từng cụm và gây mất nhận thức trong thời gian ngắn.
- Cơn co cứng: Các cơn co giật làm co cứng cơ bắp. Những cơn động kinh này thường ảnh hưởng đến các cơ ở lưng, cánh tay và chân khiến người bệnh ngã xuống đất.
- Cơn mất trương lực : Co giật mất trương lực gây mất kiểm soát cơ, có thể khiến người bệnh đột ngột ngã quỵ hoặc ngã xuống.
- Cơn giật cơ Myoclonic: Các cơn co giật cơ thường xuất hiện dưới các dạng cơn giật hoặc co giật ngắn đột ngột của cánh tay và chân.
- Cơn co cứng – co giật (Tonic – Clonic): Là loại co giật lớn, loại động kinh kịch tính nhất và có thể gây mất ý thức đột ngột, cơ thể cứng đờ và run rẩy, đôi khi mất kiểm soát bàng quang hoặc cắn lưỡi.
Một số biến chứng nguy hiểm của cơn động kinh
Người bệnh động kinh khi lên cơn co giật động kinh vào những thời điểm nhất định có thể dẫn tới những hậu quả đặc biệt nguy hiểm cho bản thân hoặc người khác. Cụ thể:
- Chấn thương: Nếu bị ngã trong cơn động kinh có thể gây ra chấn thương sọ não hoặc gãy xương.
- Chết đuổi: Nếu lên cơn động kinh trong khi bơi, người bệnh sẽ có nguy cơ bị chết đuối cao hơn so với người khác.
- Các biến chứng khi mang thai: Động kinh khi mang thai đặc biệt nguy hiểm cho cả bà mẹ và thai nhi trong khi một số loại thuốc chống động kinh lại tiềm ẩn nguy cơ gây dị tật thai nhi.
- Các vấn đề sức khỏe và tình cảm: Người bị động kinh dễ gặp phải các vấn đề về tâm lý như trầm cảm, lo lắng, có ý nghĩ và hành vi tự sát. Các vấn đề xảy ra là do những khó khăn trong điều trị bệnh cũng như tác dụng phụ của thuốc.
- Đột tử bất ngờ trong cơn động kinh (SUDEP): Người mắc bệnh động kinh cũng có nguy cơ nhỏ bị đột tử bất ngờ. Nguyên nhân vẫn chưa được xác định tuy nhiên một số nghiên cứu cho rằng có thể do bị ảnh hưởng bởi tim và hô hấp trong cơn co giật.
Lợi ích khi điều trị động kinh bằng thuốc đông y
- Các vị thuốc đông y được dùng để điều trị bệnh động kinh đều có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên, đảm bảo an toàn và lành tính.
- Thuốc được bào chế theo công thức riêng, không chất bảo quản, được kiểm tra và bảo quản kỹ lưỡng.
- Người bệnh có thể sử dụng thuốc đông y mà không lo ảnh hưởng đến dạ dày, đại tràng hay gan và thận.
- Thuốc thẩm thẩu vào cơ thể và mang lại tác dụng lâu dài, giúp trị bệnh từ tận gốc và ngăn chặn tái phát hiệu quả.
- Hiện nay một số vị thuốc đã được bào chế dưới dạng viên nén, giúp người bệnh sử dụng thuận tiện và phù hợp cho người bệnh ở nhiều độ tuổi khác nhau.
- Có thể tiết kiệm được thời gian và chi phí chữa bệnh, bệnh nhân có thể dùng thuốc tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ.
Đông y có tác dụng rất tốt trong điều trị bệnh động kinh
Nhược điểm của Đông y
- Hiệu quả chậm, thường 5-7 mới thấy kết quả. Do đó, người bệnh cần kiên nhẫn để điều trị bệnh hiệu quả.
- Không giống như Tây y, phương pháp chữa bệnh động kinh bằng Đông y phải có thời gian để sắc thuốc kỳ công. Điều này gây khó khăn đối với những người hay đi công tác xa.
- Tùy vào từng cơ địa của mỗi người mà hiệu quả nhanh hay chậm cũng khác nhau.
Phương pháp hỗ trợ bên ngoài
Châm cứu, bấm huyệt, vật lí trị liệu.
Tác dụng:
- Giảm căng thẳng, hạn chế áp lực lên hệ thần kinh trung ương.
- Tác động trực tiếp giúp người bệnh thư giãn, thoải mái hơn.
- Kích thích sự lưu thông máu đi khắp các cơ quan.
- Tạo điều kiện cho các dưỡng chất trong bài thuốc uống thẩm thấu sâu vào cơ thể
ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN
Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.
Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:
0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.
0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh
TÂM SỰ CỦA GIA ĐÌNH CÓ CON ĐIỀU TRỊ KHỎI BỆNH ĐỘNG KINH BẰNG ĐÔNG Y TRỊNH GIA
Gửi bình luận của bạn