Trẻ sơ sinh có mắc bệnh động kinh không?

Trẻ sơ sinh khi mắc bệnh động kinh thường rất khó nhận biết bởi bộ não của trẻ chưa phát triển hoàn thiện và biểu hiện của cơn động kinh cũng không rõ ràng.

Ngày đăng: 27-05-2024

85 lượt xem

Các dấu hiệu nhận biết bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh

Bệnh động kinh không loại trừ bất cứ ai, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính. Tuy nhiên tỷ lệ mắc bệnh động kinh ở các độ tuổi cũng rất khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.

Theo những nghiên cứu thì động kinh ở trẻ em là bệnh phổ biến nhất và có tính chất phức tạp, bao gồm các loại co giật, các cơn giật. Cụ thể tỷ lệ bệnh động kinh ở trẻ em có đến 50,5% xuất hiện trước 10 tuổi, 75% dưới 20 tuổi và có xu hướng gia tăng sau 60 tuổi.

Mặc dù khó phát hiện nhưng bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh vẫn có những biểu hiện khác so với trẻ bình thường, cụ thể như sau: 

- Bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh do gen di truyền: Trẻ có biểu hiện co giật cơ bắp, đôi khi ngưng thở vài giây, thường xuất hiện vào ngày thứ 2 – 3 sau sinh.

- Hội chứng co thắt ở trẻ sơ sinh: Đầu trẻ cúi gật liên tục về phía trước, chân và tay co vào ngực, hoặc đầu ngửa ra sau, hai tay nắm chặt và hai chân duỗi cứng. Động kinh thể co thắt thường xảy ra khi trẻ được 4 – 8 tháng tuổi.

- Bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh cơn lớn: Trẻ có biểu hiện co giật toàn thân, trợn mắt, khóc thét lên, nhợt nhạt, tím tái, đại tiểu tiện không tự chủ.

- Động kinh vắng ý thức ở trẻ sơ sinh: Trẻ có các dấu hiệu vắng ý thức tạm thời như dừng lại hành động đang làm, không nhận thức được những gì đang xảy ra xung quanh, bé thường nhìn chằm chằm về một hướng hoặc di chuyển mắt và đầu sang một bên.

Ngoài ra, trẻ cũng có thể gặp cơn co giật lành tính dễ bị nhầm lẫn với bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh. Cha mẹ cần lưu tâm tới những biểu hiện như: run giật cơ ở một bên cánh tay hoặc cẳng chân, rồi chuyển sang bên đối diện. Tình trạng này thường xuất hiện khi trẻ được khoảng 5 ngày tuổi, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ sau này.

Triệu chứng bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh thường khó nhận biết

Các triệu chứng của bệnh động kinh ở trẻ

Cơn động kinh toàn bộ

- Cơn vắng ý thức: là những cơn rối loạn hoặc mất ý thức xảy ra trong giai đoạn ngắn, kèm mất trương lực tư thế kèm tăng trương lực và hiện tượng tự động lặp lại các cử động thông thường, kèm yếu tố thực vật khiến trẻ bị rối loạn vận mạch, thay đổi về hô hấp, giãn đồng tử.

- Cơn giật cơ: là các động tác giật cơ ngắn, như tia chớp, hai bên đối xứng khiến trẻ ngã mà không kèm theo rối loạn ý thức.

- Cơn co giật: trẻ bất thình lình co giật hai bên người cân xứng với tốc độ chậm dần, thời gian dao động khác nhau. Hay gặp khi sốt cao.

- Cơn tăng trương lực: cơn co cứng cơ không kèm theo rung cơ, kéo dài từ vài giây đến 1 phút, hay kèm theo rối loạn ý thức và rối loạn thực vật.

- Cơn mất trương lực: cơn mất hoặc giảm trương lực. Nếu thời gian rất ngắn thì chỉ gây nên hiện tượng gấp người hoặc gục đầu ra trước. Nếu thời gian dài hơn thì trẻ ngã ra đất trong tình trạng cơ hoàn toàn mềm nhũn.

- Cơn co cứng - co giật (cơn lớn): khởi đầu trẻ mất ý thức, co cứng cơ sau đó giảm dần kèm theo rối loạn thần kinh thực vật (nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, giãn đồng tử, đỏ mặt), có thể cắn phải lưỡi. Sau đó xuất hiện co giật cơ hai bên đột ngột, có thể ngừng hô hấp. 

Cơn động kinh cục bộ:

- Cơn cục bộ đơn giản vận động: Co giật ngón tay, ngón chân, nửa mặt, nửa người song không bị mất ý thức. Hoặc trẻ quay mắt, đầu, người và giơ tay giống như trẻ đang nhìn nắm tay của mình. Hoặc trẻ bị mất phát âm, không nói được.

- Cơn cục bộ đơn giản giác quan, cảm giác:  Trẻ có cảm giác có tiếng động ù tai, tiếng huýt sáo. Trẻ có thể ngửi thấy mùi rất kỳ lạ khó chịu. Trẻ có thể có cảm giác chóng mặt quay cuồng, muốn ngã, bập bềnh. Trẻ có thể có cảm nhận vị đắng hoặc chua.

- Cơn cục bộ đơn giản với triệu chứng khác: Trẻ có thể tăng tiết nước bọt, nuốt, nhai, buồn nôn, thấy khó chịu, sợ hãi, lo âu...

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY

Các biện pháp điều trị bệnh động kinh ở trẻ 

Điều trị bệnh động kinh ở trẻ em có thể bao gồm việc điều trị thuốc lâu dài, kiên nhẫn thực hiện các phương pháp phục hồi chức năng để hạn chế việc xảy ra các cơn động kinh liên tiếp.

Phục hồi chức năng:

- Can thiệp sớm ngay sau khi phát hiện bệnh động kinh ở trẻ em bằng việc sử dụng thuốc kháng động kinh phối hợp với phục hồi chức năng

- Khám đánh giá về sự phát triển vận động, giao tiếp ngôn ngữ, cá nhân xã hội, trí tuệ định kỳ 6 tháng/lần tại các khoa phục hồi chức năng hoặc các trung tâm phục hồi chức năng tại địa phương.

- Kích thích sự phát triển của trẻ về khả năng vận động của hai bàn tay.

- Kích thích sự phát triển kỹ năng sinh hoạt hàng ngày.

- Kích thích kỹ năng giao tiếp và ngôn ngữ.

- Kích thích sự phát triển trí tuệ của trẻ.

Sử dụng thuốc kháng động kinh

- Thuốc kháng động kinh phải do bác sĩ chỉ định ngay sau khi phát hiện bệnh động kinh ở trẻ nhỏ.

- Liều lượng thuốc kháng động kinh phải tuân thủ nghiêm túc theo bác sĩ chỉ định.

- Gia đình không được tự động dừng thuốc kháng động kinh cho trẻ.

- Khám đánh giá bệnh động kinh phải được tiến hành thường quy theo lịch hẹn của bác sĩ 

Khám và điều trị bệnh động kinh sớm cho trẻ để phòng ngừa biến chứng nguy hiểm

Làm thế nào để phòng tránh động kinh cho trẻ sơ sinh?

Bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh là căn bệnh có diễn biến phức tạp, xuất hiện bất ngờ, ẩn chứa nhiều nguy cơ rủi ro do tai nạn, do đó, việc phòng ngừa bệnh xuất hiện là biện pháp tốt nhất.

Đối với phụ nữa mang thai:

Cần thực hiện khám thai thường quy để phát hiện sớm các bệnh lý của bà mẹ và tình trạng bất thường của thai gây tổn thương não của trẻ.

Phòng ngừa chấn thương não khi sinh và khi trẻ lớn

Nguyên nhân thứ phát hàng đầu gây bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh là chấn thương khi sinh do cạn nước ối, khó sinh dẫn đến em bé bị ngạt, thiếu oxi não dẫn đến bệnh động kinh. Do đó, trong quá trình thai nghén, các sản phụ nên khám thai định kì và trao đổi với bác sĩ về cách dự sinh tốt nhất cho cả mẹ và bé.

Sau sinh não bộ của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, do đó, chỉ cần va chạm nhẹ cũng khiến não bị tổn thương. Chính vì vậy, cha mẹ cần hết sức chú ý tới trẻ giai đoạn này, đặc biệt là lúc trẻ tập đi, tránh để trẻ bị ngã nhiều lần.

Tiêm phòng để tránh các bệnh tổn thương não như viêm màng não, viêm não Nhật Bản…Những bệnh lý này gây tổn thương não và để lại nhiều di chứng nghiêm trọng, trong đó có bệnh động kinh. Vì vậy, cha mẹ nên cho trẻ tiêm ngừa đầy đủ các loại vacxin phòng bệnh về não.

Hạn chế để trẻ sốt cao co giật, tránh để lại di chứng là bệnh động kinh ở trẻ

Sốt cao co giật là hiện tượng phổ biến ở trẻ, tuy nhiên, không phải co giật là trẻ mắc động kinh. Nhưng cơn co giật xuất hiện nhiều lần khi sốt thì nguy cơ dẫn đến động kinh rất cao. Do vậy, ngay khi trẻ có biểu hiện sốt thì cha mẹ nên dùng biện pháp hạ sốt nhanh như dán hạ sốt, uống thuốc,…

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

TÂM SỰ CỦA GIA ĐÌNH CÓ CON ĐIỀU TRỊ KHỎI BỆNH ĐỘNG KINH BẰNG ĐÔNG Y TRỊNH GIA

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha