Đối với trẻ em hay người lớn đều không thể tránh những cơn sốt, đây là phản ứng tự vệ thường gặp của cơ thể. Tuy nhiên, nếu bị sốt cao tới mức co giật nhiều lần và xuất hiện hiện tượng giật kinh phong thì cần phải được điều trị ngay lập tức để hạn chế biến chứng nguy hiểm.
Ngày đăng: 17-02-2017
2,293 lượt xem
Tại sao xảy ra hiện tượng giật kinh phong khi sốt cao?
Sốt co giật là một tình trạng khá thường gặp trong nhi khoa và cả người lớn. Sốt co giật được chia 2 loại đơn giản và phức tạp. Loại đơn giản thường không có diễn tiến gì đặc biệt, thường xuất hiện 1 lần và không lặp lại sau đó. Loại phức tạp có tỉ lệ tái phát, tỉ lệ bị bệnh kinh phong và một số vấn đề khác nguy hiểm hơn.
Sốt cao co giật dễ dẫn đến hiện tượng giật kinh phong
Phần lớn co giật do sốt sẽ tự hết sau điều trị, do vậy, không cứ phải sốt cao co giật sẽ để lại di chứng khi trưởng thành. Tuy nhiên, có không ít trường hợp mắc hiện tượng giật kinh phong sau đó. Vì cơn co giật tái diễn nhiều lần sẽ không tốt cho trẻ, nếu các hành động co giật được lặp đi lặp lại sẽ tạo thành phản ứng có điều kiện, tạo thành tổn thương não, do đó, hiện tượng giật giật kinh phong sẽ xuất hiện khi sốt hoặc ngay cả khi không sốt.
Các yếu tố nguy cơ cao để sốt cao co giật trở thành hiện tượng giật kinh phong như: co giật khi không sốt cao, khoảng thời gian từ khi sốt đến co giật ngắn, trong gia đình từng có người bị co giật khi sốt cao.
LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH/GIẬT KINH PHONG
Phải làm gì để phòng ngừa hiện tượng giật kinh phong khi bị sốt cao co giật
Để phòng ngừa hiện tượng giật kinh phong xảy ra thì trước hết chúng ta cần hạn chế hiện tượng sốt cao xảy ra. Một số quy tắc cần nắm rõ khi có người bị sốt cao co giật như:
- Đặt bệnh nhân ở nơi thông thoáng, tư thế nằm ngửa, đầu nghiêng sang một bên để dễ thở, bỏ bớt quần áo, không nên mặc quá kín.
- Ngay khi có những dấu hiệu đầu tiên của cơn sốt, chúng ta cần mau chóng giúp người bệnh hạ sốt bằng cách chườm khăn, lau người bằng khăn ấm để làm mát nhanh. Lưu ý: Lau mát 2 giờ 1 lần, mỗi lần không quá 30 phút. Sau khi ngưng lau mát 10 phút mới đo lại nhiệt độ. Ðắp khăn ướt ở những vùng có mạch máu lớn nằm sát da như cổ, nách, bẹn.
Hạn chế cơn co giật khi bị sốt sẽ giảm khả năng xảy ra hiện tượng giật kinh phong
- Cho bệnh nhân uống nhiều nước, bù nước và chất điện giải bằng oresol được pha theo hướng dẫn.
- Cho uống thuốc hạ sốt khi nhiệt độ cơ thể cao trên 38,50C
- Nếu người bệnh có các biểu hiện như sốt cao trên 400C, sốt kéo dài trên 24 giờ, xuất hiện những chấm đỏ trên người, co giật… thì cần đưa ngay đến các cơ sở y tế.
- Các chuyên gia thần kinh học luôn khuyến cáo, không nên dùng bất kỳ loại thuốc điều trị động kinh như phenobarbital, valproate để phòng ngừa hiện tượng giật kinh phong vì tác dụng phụ sẽ cao hơn so với lợi ích mang lại.
Để giúp bệnh nhân phục hồi nhanh chóng sau sốt cao co giật, và hạn chế cơn co giật tái để không xảy ra hiện tượng giật kinh phong nên cho họ ăn đủ dinh dưỡng, ngủ đủ giấc. Bên cạnh đó, có thể tham khảo thêm những bài thuốc từ đông y gia truyền có tác dụng dụng làm dịu hệ thần kinh, an thần, chống co giật.
<<CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH/GIẬT KINH PHONG BẰNG PHƯƠNG THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN>>
LIÊN HỆ TƯ VẤN:
0378.041.262
0913.826.068
Gửi bình luận của bạn