Động kinh ở trẻ em có dẫn đến bị liệt không?

Trên thực tế động kinh và bại liệt có mối quan hệ tương quan mật thiết với nhau, Vì vậy, nhiều người đang thắc mắc rằng động kinh ở trẻ em có dẫn đến bị liệt không?

Ngày đăng: 27-02-2021

632 lượt xem

Động kinh là gì?

Động kinh là bệnh chỉ đến sự rối loạn hệ thống thần kinh trung ương, khi mà trong não bộ rất dễ xuất hiện các xung điện gây nên cơ giật, giật cơ hay làm mất ý thức của người bệnh. Tỉ lệ mắc động kinh ở trẻ em thường cao hơn người lớn rất nhiều, đa phần đều bắt nguồn bởi chấn thương trước và sau khi sinh.

Điều trị động kinh ở trẻ em gặp nhiều khó khăn vì khó phát hiện, biểu hiện lâm sàng thoáng qua, tương tự nhiều dấu hiệu của các bệnh khác. Trong đó, nhiều người dễ nhầm lẫn động kinh với co giật vì sốt cao.

Hệ lụy của bệnh động kinh đối với cơ thể trẻ em

Tác hại của bệnh động kinh đến hệ tim mạch

Nhiều người chỉ nhìn thấy dấu hiệu bên ngoài của động kinh là các cơn co giật mà ít ai có thể lường trước được rằng chúng gây ra rất nhiều hệ lụy cho cơ thể bệnh nhi, đặc biệt là hệ tim mạch. Co giật mạnh làm tim đập nhanh, loạn nhịp dễ gặp tình trạng ngồi máu, tim bóp lệch nhịp dẫn đến hệ tuần hoàn bị rối loạn vô cùng nguy hiểm đến tính mạng.

Chính vì vậy mà các bác sĩ luôn khuyên những bậc bố mẹ nên quan sát kỹ biểu hiện của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhằm ngăn ngừa động kinh sớm, phát hiện và điều trị kịp thời.

Tác động đến hệ thống sinh sản

Đa số các bệnh nhân mắc động kinh là trẻ em nếu không điều trị sớm, để bệnh kéo dài đến tuổi trưởng thành rất dễ bị ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, thậm chí là vô sinh. Các nghiên cứu khoa học cũng đã đưa ra nhiều bằng chứng xác định điều này. Tuy nhiên, tỉ lệ này không cao, đa phần các nam hay nữ bị động kinh đều có thể kết hôn, sinh con nhưng khó khăn hơn người bình thường.

Ở nam giới mắc động kinh, chất lượng tinh trùng kém, dễ mắc chứng xuất tinh sớm, không điều khiển được dương vật, rối loạn cương dương nên suy giảm khả năng sinh sản đáng kể.

Với nữ giới đang điều trị động kinh, thuốc kháng co giật có thể làm giảm khả năng thụ thai, giảm ham muốn tình dục.

Điểm chung của các bệnh nhân mắc động kinh chính là khó điều khiển cảm xúc trong lúc ân ái cùng bạn tình, dễ kích động, dễ bị kích thích dẫn đến các cơn co giật toàn cơ thể.

Chính vì vậy, để tránh hệ lụy kéo dài trong tương lai với trẻ em mắc bệnh động kinh, bố mẹ, người thân cần đưa bé đến cơ sở y tế để được kiểm tra, điều trị kịp thời.

Tác hại của bệnh động kinh đến hệ hô hấp

Trong lúc các cơn co giật động kinh xuất hiện, cơ thể người bệnh sẽ co cứng lại rất dễ bị ngạt, thiếu oxy lên não, suy hô hấp, nặng nhất có thể dẫn đến tử vong.

Sau khi chấm dứt cơn động kinh, người bệnh thường có dấu hiệu thở chậm thở gấp, kéo dài sẽ rất nguy hiểm cho hệ hô hấp. Chính vì vậy, việc sơ cứu đúng cách cho người lên cơn động kinh rất cần thiết vì có thể giảm thiểu hệ lụy đến hệ hô hấp.

Ảnh hưởng của bệnh động kinh đối với hệ thần kinh

Nguyên nhân gây ra động kinh chính là tổn thương ở não bộ và hệ thống thần kinh trung ương bị rối loạn. Do đó, các cơn co giật mà xuất hiện càng thường xuyên thì hệ thần kinh của bệnh nhân càng gặp nguy hiểm.

Bệnh nhân thường xuyên lên cơn co giật động kinh có thể phải đối mặt với các vấn đề như chết não, bại não, đột quỵ, thậm chí là đột tử. Trong đó, chết não hay bại não là nguyên nhân làm cơ thể người mắc động kinh bị liệt cơ, liệt các chi hay liệt toàn bộ cơ thể.

Trong trường hợp không điều trị tốt các cơn động kinh, người bệnh còn phải chịu hệ lụy về mặt tâm lý, vận động, ngôn ngữ, tư duy và trí tuệ.

Tác hại của bệnh động kinh đối với hệ thống cơ bắp

Não bộ với hệ thống thần kinh trung ương được xem là nơi điều khiển mọi hoạt động của cơ thể. Do đó, khi bị động kinh và phát ra các cơn co giật, dường như việc điều khiển các cơ mất đi hoàn toàn.

Người bệnh không thể cầm nắm, đi lại, mất đi hoàn toàn ý thức vì các biểu hiện như co cứng, co giật, mất trương lực, tăng trương lực hay vắng ý thức. Khi để bệnh lâu dần, các tình trạng này sẽ càng trở nặng có thể dẫn đến liệt cơ, teo cơ khi lười vận động.

Ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống xương

Bên cạnh việc ảnh hưởng nặng nề đến cơ bắp, động kinh còn mang đến nhiều hệ lụy cho hệ xương, các khớp nối xương với nhau.

Theo đó, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng co giật động kinh có thể trực tiếp tác động làm loãng xương, thuốc chữa động kinh cũng có tác dụng phụ không tốt cho hệ xương khớp của con người. Lạm dụng thuốc chữa động kinh sai cách có thể dẫn đến thoái hóa xương, mục xương, loãng xương đến nỗi không thể đi lại, vận động.

Bệnh động kinh ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ

Tác động đến hệ thống tiêu hóa

Khi điều trị động kinh bằng thuốc, người bệnh, nhất là trẻ em rất dễ mắc các vấn đề về tiêu hóa như ăn không tiêu, chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi… Các cơn co giật cũng làm hệ thống chuyển hóa của cơ thể gặp vấn đề dẫn đến rối loạn tiêu hóa, thể trạng thấp còi, thiếu dinh dưỡng.

Với giai đoạn đang phát triển và cần cung cấp đầy đủ chất như trẻ em, trẻ vị thành niên mà mắc động kinh sẽ có ảnh hưởng nhiều đến thể trạng, sự kích thích hoạt động trí não.

Tại sao động kinh ở trẻ em có thể dẫn đến bị liệt?

Mối liên quan giữa bại não và bệnh động kinh

Như đã phân tích các hệ lụy mà động kinh có thể gây ra ở cơ thể trẻ em, bạn cũng hiểu phần nào sự liên hệ giữa động kinh co giật và bại não, chết não.

Chính bại não là nguyên do làm trẻ động kinh bị liệt các cơ, các chi hoặc toàn cơ thể. Do đó, động kinh và bại não có mối quan hệ rất mật thiết với nhau. Trẻ bại não rất dễ bị động kinh co giật, nhưng tỉ lệ động kinh dẫn đến bại não liệt cơ không đáng kể.

Các cơ co giật toàn thể không thể kiểm soát tốt làm tuần hoàn máu bị rối loạn, thiếu oxy lên não dễ dẫn đến các tế bào não bị tổn thương nghiêm trọng. Điều này dễ làm rối loạn vận động sau khi bình phục hay còn gọi là bại não.

Trong khi đó, biểu hiện của bại não là liệt cơ hoặc liệt hai chi dưới. Vì vậy, bố mẹ có con nhỏ đang mắc động kinh cần phải có chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tốt hơn, hạn chế tối đa các cơn co giật xuất hiện.

Vậy bại não là gì?

Những trẻ em gặp phải tình trạng tổn thương não bộ bất thường dẫn đến việc không phát triển trí não được gọi là bại não. Đa phần căn bệnh này đều xuất hiện ở trẻ em dưới 5 tuổi bởi chấn thương trước, trong và sau khi sinh.

Hệ lụy của bại não ở trẻ em rất nghiêm trọng, trong đó phải kể đến như tàn tật, liệt tay chân, giảm khả năng vận động, trí não kém phát triển, tinh thần rối loạn, hoạt động của các giác quan kém, khó kiểm soát hành vi.

Tỉ lệ mắc bại não ở trẻ sơ sinh là 2/1000, số trẻ nam nhiều hơn trẻ gái 0,35%. Các trẻ bị động kinh dẫn đến bại não cần phải được điều trị và chăm sóc theo một chế độ đặc biệt.

Phân loại bại não theo thể lâm sàng

Khi bị co giật động kinh dẫn đến bại não, trẻ em có thể sẽ mắc một trong những dạng sau đây, mỗi dạng có các biểu hiện khác nhau.

Bại não thể liệt cứng (spastic cerebral palsy)

Trong tổng số bệnh nhi bị bại não thì có khoảng 70 – 80% trẻ bị dạng bại não thể liệt cứng có tên tiếng anh là spastic cerabral palsy. Biểu hiện của bệnh cụ thể là trẻ dễ lên các cơn co cứng, tăng trương lực, tay chân khó chuyển động, co gập khó khăn. Đa phần trẻ mắc bại não dạng này đều khó đi lại, chỉ nằm một chỗ, tay cũng không cầm nắm đồ vật chắc chắn. Trong bại não thể liệt cứng, bệnh nhi có thể mắc các dạng nhỏ như:

Liệt cứng 2 chi dưới

Biểu hiện rõ rệt nhất chính là các cơ ở đùi, hai bên chân khép chặt lại, co cứng, không gập lại được, trong trường hợp trẻ có thể di chuyển thì hai chân cũng có dấu hiệu bắt chéo rất dễ nhận biết.

Liệt cứng nửa người

Trẻ bị liệt cứng nửa người bên phải hoặc bên trái, tay có xu hướng liệt nặng và tỉ lệ cao hơn chân.

Liệt cứng tứ chi

Nhóm bệnh nhân mắc liệt cứng tứ chi sẽ có hai tay và hai chân co cứng, bên cạnh đó, cơ mặt cũng bị liệt đáng kể.

Bại não thể múa vờn hay loạn động

Trong tổng số bệnh nhân mắc bại liệt não thì có khoảng 6% thuộc nhóm bại não thể múa vờn hay loạn động với các biểu hiện đặc trưng như mọi hành động đều được thực hiện rất chậm, lề mề như đang múa hay tập dưỡng sinh, nhưng bệnh nhân không cố ý, không ý thức được để thay đổi.

Bại não thể này gây ra một số rối loạn trong việc kiểm soát hành động làm bệnh nhân có các vận động bất thường ở mặt, lưỡi, với trẻ nhỏ rất khó bú, nuốt và chậm nói.

Bại não thể thất điều

Tỉ lệ mắc bại não thể thất điều bằng với bại não thể múa vờn hay loạn động, đều là 6% tổng số ca bệnh. Biểu hiện của dạng bại não này cũng ảnh hưởng nhiều đến tư thế, nhất là khả năng giữ thăng bằng khi di chuyển. Do đó, người bị bại não thể thất điều có dáng đi xiêu vẹo, lảo đảo, vùng eo thường đong đưa mà khó kiểm soát. Khi mắc dạng bại não này, trẻ không thể kiểm soát hành động theo nhịp hay theo hệ thống định sẵn như hát, vỗ tay, nhãy…

Bại não thể phối hợp

Dạng cuối cùng của bại não chính là thể phối hợp, tức là người bệnh sẽ cùng lúc mắc đến 2 dạng trên là bại não thất điều và bại não loạn động. Những bệnh nhi mắc dạng bại não phối hợp này sẽ có tình trạng tàn tật nặng.

Động kinh và bại liệt có mối quan hệ mật thiết với nhau

Điều trị trẻ bị liệt do bại não vì động kinh như thế nào?

Có nhiều phương pháp chữa trị động kinh khác nhau mang đến từng tác dụng riêng biệt và hiệu quả khác nhau ở mỗi bệnh nhân. Tùy thuộc với mức độ bại não mà bệnh nhân sẽ được điều trị theo phương pháp cụ thể nào.

Vật lý trị liệu

Đa phần các bệnh nhân là trẻ nhỏ hay người trưởng thành bị bại não đều có khả năng vận động kém, thậm chí bị liệt các chi hoặc nửa người. Do đó, vật lý trị liệu phục hồi chức năng vận động là phương pháp cần thiết nhằm giúp bệnh nhân sớm hòa nhập với cuộc sống, có thể đi lại và hoạt động bình thường.

Một số trường hợp có thể đi lại nhưng dáng đi xấu, chân cong vẹo hay có xu hướng kẹp vào trong sẽ được cải thiện đáng kể nhờ vật lý trị liệu.

Đối với bệnh nhân bại não là trẻ nhỏ, các bài tập vật lý trị liệu được xem là phương pháp an toàn và hiệu quả nhất vì không lạm dụng thuốc, không ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất, trí tuệ.

Phẫu thuật chỉnh hình các cơ gặp vấn đề, các vùng đang bị liệt

Với cơ thể của bệnh nhân bại não, việc liệt và không vận động rất dễ làm các vùng cơ bị co rút, teo và không có xu hướng hồi phục sau vật lý trị liệu. Để giải quyết tình trạng này, bệnh nhân nên tiến hành phẫu thuật chỉnh hình để giúp cơ thể trở về trạng thái bình thường, ổn định hơn.

Đặc biệt, đối với trẻ em bị mắc bại não dạng co cứng phần dưới cơ thể, co cứng hai chân, phẫu thuật chỉnh hình và điều tiết có chọn lọc một số dây thần kinh ở lưng mang đến hiệu quả tuyệt vời. Phương pháp này vừa giảm thiểu co rút vừa giảm thiểu tình trạng vận động kém, cứng ngắt. Để đảm bảo an toàn, trẻ từ 2 tuổi đến 6 tuổi mới đủ điều kiện phẫu thuật chỉnh hình điều trị bại não dẫn đến co cứng cơ.

Phương pháp điều trị bại não bằng đông y

Trong các phương pháp của đông y, cấy chỉ được xem là lựa chọn mang đến hiệu quả tuyệt vời. Cấy chỉ là cách kích thích sự phục hồi về trạng thái bình thường giúp hệ thống thần kinh trung ương luôn ổn định, vỏ não không gặp các xúc tác ngoại vi.  Bên cạnh đó, cấy chỉ còn góp phần tăng cường tuần hoàn máu lên não, nuôi dưỡng tốt các tế bào não bộ giúp phục hồi bại não hiệu quả hơn.

Theo lời khuyên của các chuyên gia trong đông y, cấy chỉ thôi thì chưa đủ để tăng cường sức khỏe cho bệnh nhi bị bại não. Muốn đẩy mạnh hiệu quả, người bệnh phải kết hợp với các liệu trình khác như châm cứu, bấm huyệt, phục hồi chức năng, xoa bóp…

Động kinh dẫn đến bại não gây liệt chi, liệt cơ hay liệt toàn thân cần phải được kết hợp các phương pháp ngăn ngừa co giật và phục hồi chức năng, vật lý trị liệu thì trẻ em mới có thể sớm hòa nhập với cộng đồng, xã hội, được học tập như bạn bè đồng trang lứa.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha