Có nên cho đồng nghiệp biết về chứng bệnh động kinh của bản thân?

Trong trường hợp bạn được chẩn đoán hoặc đang điều trị động kinh thì có nên cho đồng nghiệp biết về chứng bệnh động kinh của bản thân?

Ngày đăng: 27-02-2021

782 lượt xem

Tại sao nên cho đồng nghiệp biết về chứng động kinh của bản thân?

Xử lý tốt hơn trước các cơn động kinh đột ngột

Với một bệnh nhân động kinh, dù đã kiểm soát tốt các cơn co giật, biểu hiện của bệnh sau một thời gian dài nhưng không thể đảm bảo chắc chắn ngăn ngừa 100%. Nói như vậy có nghĩa là bạn hoàn toàn có thể phải đối mặt với các cơn co giật toàn thân, co giật cơ bất cứ lúc nào.

Vì vậy, bạn nên chia sẻ tình trạng bệnh động kinh với mọi người xung quanh, hướng dẫn cho họ cách xử lý cơn động kinh đúng cách và chỉ cho bạn bè, đồng nghiệp thuốc chống động kinh đang sử dụng nhằm cho bạn uống đúng lúc.

Trong trường hợp giấu bệnh, và bạn đột ngột bị co giật toàn thể ở công sở, đồng nghiệp chắc chắn sẽ không có cách ứng xử tốt nhất, đưa ngay bạn đến bệnh viện mà không biết rằng đây là việc nguy hiểm. Đối với người đang lên cơn co giật động kinh, điều đầu tiên là đưa họ đến vị trí an toàn, sau khi kết thúc cơn mới đưa ngay đến bệnh viện gần nhất.

Hướng dẫn cách sơ cứu cho người bị bệnh động kinh lên cơn co giật

Chuẩn bị tâm lý thật tốt

Nếu cho đồng nghiệp biết về tình hình động kinh của bản thân, mọi người xung quanh sẽ hiểu hơn về tình trạng bệnh, biết rõ và chuẩn bị tâm lý tốt nhất trước các cơn co giật có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Việc đột ngột nhìn thấy một bệnh nhân đang co giật co cứng toàn thân không phải ai cũng có thể phản ứng kịp thời và đúng cách. Bởi vậy, tốt nhất, bạn nên cho đồng nghiệp, bạn bè xung quanh hiểu rõ về tình hình bệnh động kinh mà bản thân đang mắc phải.

Xóa bỏ các rào cản và suy nghĩ lệch lạc

Đến nay, trong xã hội vẫn có rất nhiều người mang suy nghĩ lệch lạc về bệnh nhân động kinh, chẳng hạn như: Động kinh là bệnh tâm thần, người mắc động kinh không thể làm việc, động kinh không chữa được, đông kinh là do ma nhập… Đây đều là những suy nghĩ làm một số bộ phận có xu hướng bài trừ, xa lánh khi biết ai đó bị động kinh đang ở xung quanh mình. Đồng thời, cũng chính vì điều này mà nhiều người mắc bệnh động kinh có ý nghĩ tự ti, tự tách biệt bản thân trước những ánh mắt kì thị, thương hại của mọi người.

Do đó, mỗi người bệnh động kinh khi làm việc ở bất cứ đâu hãy mạnh dạn chia sẻ với đồng nghiệp về tình hình sức khỏe, tâm lý của bản thân. Bằng chính sự tự tin, làm việc có trách nhiệm sẽ giúp bạn xóa bỏ mọi rào cản về tâm lý, xóa bỏ hoàn toàn các suy nghĩ lệch lạc trong cộng đồng.

Tạo nên môi trường làm việc hòa đồng

Người bị bệnh động kinh phải được làm việc trong môi trường hòa đồng, vui vẻ, tránh tuyệt đối áp lực, xa lánh, kì thị. Một trong những cách tốt nhất để gắn kết tình cảm đồng nghiệp chính là bày tỏ, chia sẻ tình trạng bệnh đang mắc phải.

Việc mạnh dạn cho đồng nghiệp hay cấp trên biết tình hình bệnh động kinh sẽ giúp bạn có được một vị trí làm việc tốt hơn, tránh áp lực.

Nên chia sẻ về tình trạng bệnh động kinh với đồng nghiệp - Ảnh minh họa

Đang làm việc mà lên cơn co giật động kinh nguy hiểm như thế nào?

Bởi vì các cơn co giật động kinh thường xuất hiện một cách đột ngột nên việc phòng ngừa chỉ dựa theo thuốc hoặc một số phương pháp kèm theo mà không thể chắc chắn hoàn toàn 100%. Bởi vì vậy, khi đang làm việc mà bệnh nhân xuất hiện các cơn động kinh thì vô cùng nguy hiểm, đặc biệt là đang ở các vị trí không chắc chắn, ở trên cao, đang đi thang máy, đang di chuyển trên đường…

Cơn động kinh co giật toàn thân thường làm người bệnh ngã xuống, mất kiểm soát hành động, cơ thể co cứng rồi xuất hiện các cơn giật liên hồi trong vòng vài phút. Trong suốt quá trình này, nếu không biết cách xử lý, sơ cứu đúng cách, bệnh nhân rất dễ cắn vào lưỡi, ngạt, đột tử… Vì vậy, dù đang làm bất cứ công việc gì hay chỉ ở nhà, bệnh nhân động kinh đều cần phải bảo vệ tốt sức khỏe, sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để ngăn ngừa tốt nhất các cơn co giật xuất hiện.

Nên xử lý bệnh nhân động kinh đang lên cơn co giật như thế nào tại nơi làm việc?

Không phải ai cũng biết cách sơ cứu cho người đang lên cơn co giật động kinh đúng cách, đây cũng là lý do mà trên đầu bài viết khuyên bạn nên chia sẻ về tình hình bệnh của bản thân cho đồng nghiệp biết. Đồng thời, hãy hướng dẫn mọi người xung quanh cách đúng nhất để xử lý cơn động kinh. Cụ thể, các bước cần thực hiện là:

- Khi phát hiện một ai đó đang có dấu hiệu lên cơn co giật động kinh đột ngột ngã xuống, khó thở, mắt trợn ngược, nhìn chằm chằm rồi co giật liên hồi, hãy đặt họ nằm ở nơi bằng phẳng, tránh dị vật hay đá gồ ghề.

- Tiếp theo, nới lỏng quần áo, phần bụng và cổ để họ có thể hô hấp dễ dàng hơn, tốt nhất là nên đặt bệnh nhân nằm nghiêng sang một bên tránh nước bọt, đờm làm tắt đường thở nguy hiểm đến tính mạng.

- Dùng cây viết hoặc que cây dài chắn ngang miệng giúp bệnh nhân động kinh không cắn phải lưỡi, miệng hay làm tổn thương khoang miệng.

- Tránh tuyệt đối làm theo lời khuyên truyền miệng nhỏ dầu, dung dịch lạ, nước cốt chanh vào miệng khi bệnh nhân đang co giật. Hành động này có thể gây ra nguy hiểm cho bệnh nhân, nhẹ là dẫn đến sặc, ngạt.

- Trong lúc cơn co giật xuất hiện, không dùng tay hay dây để cố giữ cơ thể bệnh nhân lại, như vậy càng làm cho họ phản kháng mạnh mẽ hơn ảnh hưởng đến thể trạng nặng nề.

- Sau khi bệnh nhân đã ngừng các cơn co giật, không tự ý dùng tay lây nạn nhân dậy, hãy để họ ngủ hoặc thư giãn rồi tự tỉnh dậy. Các hành động tác động có thể làm cơn động kinh tái phát ngay.

- Trong trường hợp bệnh nhân co giật sau đó tỉnh lại, dần lấy lại ý thức, hãy cố gắng trò chuyện và hỏi thăm sức khỏe, thuốc có mang bên người không rồi cho họ uống ngay. Như vậy, thể trạng của người bệnh sẽ hồi phục nhanh hơn, hạn chế được cơn co giật xuất hiện trở lại sau đó.

Người bị động kinh nên lưu ý những gì khi đi làm?

Luôn mang theo thuốc để uống hằng ngày

Đối với người mắc bệnh động kinh, thuốc kháng co giật luôn là thứ không thể thiếu mỗi ngày nhằm hạn chế dấu hiệu của bệnh xuất hiện đột ngột. Để đảm bảo cho quá trình làm việc luôn trơn tru, không gặp vấn đề gì, bạn phải lưu ý uống thuốc đúng giờ, mang theo thuốc đến nơi làm việc để uống theo thời khóa biểu từ bác sĩ đã đưa ra.

Thuốc kháng động kinh hay một số loại cần thiết cũng cần mang theo bên mình để có thể sử dụng được ngay sau khi những cơn co giật có đột nhiên tái phát.

Không ra ngoài trời nắng quá lâu

Người làm việc văn phòng có thể sẽ tránh được việc tiếp xúc nhiều với ánh nắng nhưng với những vị trí khác như kinh doanh, lễ tân, xây dựng, kỹ sư… làm việc ngoài trời là điều đương nhiên. Đặc biệt với những công việc đòi hỏi phải thường xuyên di chuyển như sự kiện, phóng viên… có thể sẽ không tốt đối với bệnh nhân động kinh. Theo nhiều nghiên cứu, động kinh sẽ gia tăng tỉ lệ tái phát bệnh nếu người bệnh tiếp xúc với nắng nóng thường xuyên nhiều giờ đồng hồ.

Xin nghỉ ngơi khi cảm thấy tâm lý bất ổn

Với người bị động kinh, việc chịu áp lực quá nặng nề, cường độ công việc cao dễ gây căng thẳng và tạo điều kiện cho các cơn co giật tái phát. Vì vậy, khi cảm thấy sức khỏe không ổn định, tâm lý bất ổn và mệt mỏi, hãy xin cấp trên nghỉ ngơi nhằm lấy lại sức, hạn chế dấu hiệu của động kinh xuất hiện.

Nói cách khác, người mắc động kinh đang điều trị bệnh không nên tạo gánh nặng thu nhập cho bản thân, không làm việc quá sức và không nên căng thẳng quá độ.

Cố gắng trò chuyện nhiều hơn với đồng nghiệp

Điều trị tâm lý, áp dụng một số phương pháp trong giao tiếp cũng là một cách tuyệt vời để cải thiện tình hình bệnh cho người mắc động kinh. Động kinh gây tổn thương não bộ, ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh. Do đó, trò chuyện, tiếp xúc với nhiều người giúp họ giải tỏa được sự bí bách, tự ti và trở ngại về mặt tâm lý. Điều này góp phần tăng hiệu quả trong điều trị động kinh ở người trưởng thành.

Làm thế nào để ngăn ngừa động kinh tốt ở nơi làm việc?

Uống thuốc đúng chỉ dẫn

Việc sử dụng thuốc kháng động kinh loại nào, như thế nào, giờ giấc ra sao đều được các bác sĩ, chuyên gia hướng dẫn cụ thể dựa trên tình hình bệnh của mỗi người. Việc tuân thủ đúng theo các chỉ dẫn uống thuốc của bác sĩ giúp người mắc động kinh kiểm soát, ngăn ngừa tối ưu tình trạng bệnh, ngăn ngừa co giật toàn thể tái phát rất hữu hiệu.

Bên cạnh đó, người đang sử dụng thuốc động kinh cần phải cố gắng ghi chép lại các biểu hiện dù là bất thường hay bình thường, điều này nhằm giúp bác sĩ sớm ngăn ngừa được tác dụng phụ, thay đổi kịp thời nếu gặp các phản ứng không tốt với sức khỏe. Bạn nên hiểu rằng hầu hết các loại thuốc chống động kinh trên thị trường hiện nay đều ẩn chứa các tác dụng phụ nặng nhẹ khác nhau ở mỗi thể trạng bệnh nhân.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Với một người mắc động kinh, chỉ cần một kích thích nhỏ ở não bộ cũng có thể làm các cơn co giật xuất hiện đột ngột vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe, cơ thể. Mà chế độ dinh dưỡng cũng là một yếu tố có thể hạn chế được kích thích trong hệ thống thần kinh trung ương.

Người bệnh động kinh phải có thực đơn ăn uống khoa học, lành mạnh tuyệt đối, tránh hoàn toàn cà phê, rượu, bia, thuốc lá, các món có chất kích thích, đồ cay nóng. Đồng thời, họ cần tăng cường rau xanh, trái cây, các loại thịt giàu protein, tốt cho trí não, có khả năng an thần, dễ ngủ, giảm căng thẳng.

Ăn uống hợp lý không chỉ mang đến cho bệnh nhân động kinh một cơ thể khỏe mạnh mà còn tăng sức đề kháng nhằm chống lại các cơn co giật. Đồng thời, tăng cường bổ sung các chất tốt cho trí não cũng giúp ích cho người thường xuyên bị co giật hạn chế suy giảm trí nhớ, suy thoái não hiệu quả.

Kết hợp đông y vào quá trình điều trị

Đông y sử dụng các loại thảo dược tự nhiên để chữa trị bệnh và hỗ trợ sức khỏe cho bệnh nhân. Các loại thảo dược cũng giống như thực phẩm mà mỗi người đang bổ sung hằng ngày vô cùng lành mạnh và giàu dưỡng chất tốt cho sức khỏe.

Một số loại thuốc tự nhiên trong đông y như nghệ, tỏi, câu đằng, an tức hương, rau đắng biển, lá khổ qua rừng… đã được sử dụng rất nhiều trong những bài thuốc chữa động kinh bằng đông y. Trong đó, nghệ, tỏi hay lá khổ qua có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giảm thiểu kích thích não bộ, xoa dịu các căng thẳng và mang đến một giấc ngủ ngon cho người bị động kinh.

Bên cạnh đó, câu đằng và an tức hương được xem là “thần dược” trong điều trị động kinh vì có nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh cho luận điểm này. Trong hai loại thảo dược này có rất nhiều các chất dẫn truyền thần kinh ức chế - GABA khi bổ sung vào cơ thể sẽ hạn chế xuất hiện các xung điện, ngăn ngừa co giật tái phát hữu hiệu.

Ưu điểm của điều trị động kinh bằng đông y chính là không tác dụng phụ, hỗ trợ được cho sức khỏe tổng thể, chi phí thấp, phù hợp với mọi đối tượng, mọi lứa tuổi, nguyên liệu dễ tìm.

Để phương pháp ngăn ngừa co giật động kinh bằng đông y mang đến hiệu quả tuyệt vời nhất, bạn nên tìm hiểu rõ và tham khảo lời khuyên của lương y nhằm đảm bảo an toàn.

Chắc chắn sau khi tham khảo qua bài viết này, bạn sẽ quyết định nên cho đồng nghiệp biết về chứng động kinh của bản thân. Trên thực tế đây là việc vô cùng đúng đắn vì có thể đảm bảo an toàn cho chính bạn và hạn chế các xung đột, bất ngờ trong môi trường làm việc.

Hơn nữa, động kinh hiện nay là một căn bệnh hoàn toàn có thể điều trị khỏi hoặc kiểm soát tốt bằng thuốc nên không mấy đáng ngại khi làm việc, học tập mỗi ngày. Điều trị động kinh là một quá trình dài cần nhiều thời gian và công sức, do đó muốn đạt hiệu quả cao, người bệnh phải có tâm lý vững vàng, kiên trì và áp dụng các phương pháp khoa học.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha