5 câu hỏi thường gặp xoay quanh căn bệnh động kinh

Dưới đây là 5 câu hỏi thường gặp nhất về căn bệnh động kinh mà bạn có thể bắt gặp bất kì lúc nào.

Ngày đăng: 05-06-2017

1,426 lượt xem

1. Làm gì khi có bạn bè, người thân bị lên cơn co giật động kinh ?

- Khi người bệnh động kinh lên cơn co giật, cần loại bỏ những vật sắc nhọn và có thể gây sát thương cho người bệnh khi bệnh nhân ngã xuống và co giật. 

- Đặt nghiêng người bệnh sang 1 bên cho dễ thở và để các chất dịch lỏng không chảy vào đường hô hấp gây sặc. Đối với trẻ em thì cha mẹ không nên giữ chặt tay chân trẻ, cho vật cứng vào miệng. 

- Sau mỗi lần co giật bệnh nhân thường rất mệt, sau khi tỉnh lại ngủ thiếp đi, để giúp người bệnh phục hồi bệnh nhanh thì cần cung cấp cho bệnh nhân đủ dinh dưỡng và nghỉ ngơi đủ giấc.

Sơ cứu là bước quan trọng để cứu người mắc bệnh động kinh

2. Có phải tất cả các cơn co giật đều gọi là động kinh ?

- Không phải tất cả các cơn co giật đều gọi là động kinh vì một số trường hợp như: cơn hạ đường huyết, hạ canxi, sử dụng rượu hoặc thuốc gây nghiện quá liều… có co giật nhưng không phải bệnh động kinh.

- Cơn co giật được coi là bệnh động kinh khi cơn co giật đột ngột xảy ra trong thời gian ngắn, không do tác động bởi yếu tố bên ngoài, cơn thường dưới 10 phút, và lặp lại ít nhất từ 3 lần trở lên. Những trường hợp sau có thể tiến triển thành bệnh động kinh: ngã chấn thương vùng đầu, ngạt khi sinh, sốt cao co giật trước 1 tuổi, sau đột quỵ, gia đình có tiền sử động kinh… 

- Để xác định nguyên nhân co giật thì cần làm thêm một số xét nghiệm cần thiết như điện não đồ, CT-Scanner, MRI, chọc dò dịch não tủy, xét nghiêm máu…

3. Điều trị động kinh như thế nào?

- Phương pháp điều trị động kinh phổ biến nhất hiện nay là sử dụng thuốc chống động kinh, phần lớn các cơn động kinh được kiểm soát bằng thuốc.

- Việc đưa ra phương pháp trị liệu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại động kinh, tần số cơn, mức độ nguy hiểm, tuổi, sức khỏe, tiền sử…

- Khi bệnh nhân động kinh kháng thuốc thì bác sỹ sẽ ra chỉ định phẫu thuật. Nhưng nếu phẫu thuật có thể gây nguy hiểm cho người bệnh thì kích thích dây thần kinh phế vị có thể giúp ngăn ngừa cơn động kinh, tuy nhiên phương pháp này không phải ai cũng dùng được và trẻ dưới 12 tuổi không được dùng.

4. Bệnh động kinh có di truyền hoặc bị lây lan không?

- Bệnh động kinh có liên quan đến yếu tố di truyền, ví dụ như trong gia đình(bố mẹ, anh chị em ruột) có người bị động kinh thì tỷ lệ bị động kinh của người đó cũng cao hơn, nhưng cũng chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ.

- Bệnh động kinh không lây dưới bất kỳ hình thức nào.

Bệnh động kinh có tính di truyền nhưng không có tính truyền nhiễm

5. Những điều cần lưu ý đối với phụ nữ mang thai ?

- Phụ nữ bị động kinh vẫn có thể có con khỏe mạnh nếu được chăm sóc tốt. Cần trao đổi với bác sỹ của mình trước khi muốn mang thai.

- Những phụ nữ mang thai cần sử dụng thêm viên uống vitamin có chứa acid folic hàng ngày, vì một số loại thuốc động kinh làm tan các loại vitamin quan trọng trong cơ thể.

- Khi bệnh nhân mang thai ngoài ý muốn bệnh nhân không được tự ý ngừng thuốc chống động kinh mà phải hỏi ý kiến của bác sỹ, vì ngừng thuốc có thể dẫn đến co giật thường xuyên hơn và ảnh hưởng đến thai nhi.

- Cần kiểm tra thường xuyên nồng độ thuốc trong máu vì nồng độ thuốc sẽ giảm dần khi mang thai và có nguy cơ gây ra cơn co giật mạnh.

- Đa số phụ nữ động kinh mang thai có thể sinh mổ khi cần thiết.

- Khi mang thai thì các thuốc như: valproate, carbamazepine, primidone,phenytoin, phenobarbital… nên tránh sử dụng vì nhiều khả năng con sinh ra sẽ bị động kinh. Lamotrigine, Levetiracetam là những thuốc an toàn hơn.

Hiện nay Nam y là phương pháp được giới y học đánh giá cao và khuyên nên áp dụng, là hy vọng mới cho bệnh nhân động kinh. Vì tinh chất thuốc Nam y thường an toàn, hiệu quả cao đối với bệnh nhân.

ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha