Có thể bạn chưa biết biểu hiện của bệnh giật kinh phong là gì?

Giật kinh phong (y học hiện đại gọi là động kinh) là bệnh lý xảy ra do sự rối loạn chức năng truyền tín hiệu của não bộ. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng nhưng phổ biến nhất là trẻ sơ sinh đến 15 tuổi và người lớn trên 50 tuổi. Mặc dù hiện nay bệnh giật kinh phong đã không còn xa lạ nhưng chưa hẳn ai cũng đã biết về những biểu hiện của căn bệnh này.

Ngày đăng: 24-01-2017

2,045 lượt xem

Biểu hiện của bệnh giật kinh phong là gì ở trẻ nhỏ?

⇒ Biểu hiện bệnh giật kinh phong ở trẻ nhỏ dạng toàn thân: Trẻ thường hay bị ngất đột ngột, da xanh tái, chân tay co cứng, hai hàm răng nghiến chặt vào nhau, mắt trợn ngược và không thở được khoảng 30 giây sau đó trẻ sẽ bị co giật mạnh, dễ cắn lưỡi theo từng cơn co giật, sùi bọt mép, cơ mặt  bị méo, không kiểm soát được tiểu tiện, các triệu chứng này kéo dài khoảng 3 phút.

Sau đó, toàn trẻ mềm nhũn, rơi vào trạng thái hôn mê bất tỉnh, da tái xanh trong vòng 15-60 phút rồi tỉnh lại, cơ thể mệt mỏi và không nhớ chuyện gì đã xảy ra.

⇒ Biểu hiện bệnh giật kinh phong ở trẻ nhỏ dạng cục bộ: Chỉ xảy ra ở một bộ phận nào đó trên cơ thể, trẻ vẫn có những biểu hiện tương tự như giậ kinh phong toàn thân nhưng chỉ diễn ra ở bộ phần nào đó như tay, miệng, không có hiện tượng bị ngất xỉu và hôn mê, không bị mất ý thức, ngoài ra, trẻ còn có cảm giác như kim châm, điện giật, ù tai.

Biểu hiện của bệnh giật kinh phong ở trẻ thường đa dạng và khó nhận biết

⇒ Biểu hiện bệnh giật kinh phong dạng nhẹ ở trẻ nhỏ dạng vắng ý thức: Trẻ dừng hết mọi hành động đang làm, đánh rơi đồ vật đang cầm, mắt nhìn chằm chằm về một hướng, mất ý thức, mạch đập nhanh, không để ý những người xung quanh nói gì.

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH GIẬT KINH PHONG/ĐỘNG KINH

Biểu hiện của bệnh giật kinh phong là gì ở người lớn

So với biểu hiện của bệnh giật kinh phong ở trẻ em thì biểu hiện giật kinh phong ở người lớn ít đa dạng hơn nhưng mức độ nguy hiểm hơn, phụ thuộc vào vùng vỏ não bị kích thích. Đặc trưng của cơn giật kinh phong ở người lớn là xuất hiện một cách đột ngột, thường có tính chất lặp lại theo một chu kỳ nhất định, với những cơn co giật cục bộ hoặc toàn thân điển hình với đặc điểm giống nhau. Kiểm tra trong điện não đồ có sóng nhọn bất thường.

Biểu hiện bệnh giật kinh phong ở người lớn thường dễ nhận biết và nguy hiểm hơn

Ngoài ra, một số trường hợp bệnh lý khác cũng có thể gây nên cơn co giật như hạ đường huyết, hạ canxi, khủng hoảng tâm lý. Một số đặc điểm nhận biết cơn co giật không phải do cơn giật kinh phong như:

- Cơn co giật do hạ canxi: tê và ngứa ran ngón tay, ngón chân, chuột rút cơ bắp, cứng khớp hoặc run giật... Xét nghiệm máu cho thấy rõ sự sụt giảm nồng độ canxi máu kèm theo rối loạn một số các chất điện giải khác.

- Co giật do hạ đường huyết: không chỉ có cơn co giật mà còn kết hợp với một số biểu hiện khác như vã mồ hôi, hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, đau đầu, buồn nôn, cuối cùng là ngất xỉu. Kiểm tra glucose máu giảm dưới mức bình thường.

Biểu hiện thường gặp của co giật tâm lý là cơn co cứng- co giật toàn thể giống với cơn giật kinh phong hoặc cơn mất ý thức tạm thời, nhìn chằm chằm về một hướng. Vì có sự tương đồng như vậy nên người bị co giật tâm lý thường bị chuẩn đoán và điều trị như với người mắc bệnh giật kinh phong.

Như vậy, biểu hiện của bệnh giật kinh phong ở người lớn sẽ dễ nhận biết hơn ở trẻ nhỏ, tuy nhiên cũng dễ bị nhầm lẫn với một số dạng co giật do bệnh lý thông thường. Do vậy, cần hết sức lưu ý với những trường hợp bị nghi mắc kinh phong. Cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được chuẩn đoán bệnh chính xác hơn. Việc điều trị bệnh dứt điểm hoàn toàn sẽ không để lại biến chứng và tái phát về sau.

<<CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH/GIẬT KINH PHONG BẰNG PHƯƠNG THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN>>

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

0378.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha