Nguy cơ mắc động kinh ở trẻ 2 tuổi có lớn không?

Nguy cơ mắc bệnh động kinh ở trẻ 2 tuổi có lớn không? đang là thắc mắc của rất nhiều phụ huynh.

Ngày đăng: 07-01-2022

625 lượt xem

Nguyên nhân dẫn tới bệnh động kinh ở trẻ 2 tuổi

Nghiên cứu cho thấy trẻ em là đối tượng mắc bệnh động kinh nhiều nhất nhưng lại dễ bị chẩn đoán nhầm sang bệnh khác bởi chúng có biểu hiện không rõ ràng. Khó nhất là ở những trẻ đang phát triển ở những năm đầu đời cụ thể là những trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Những nguyên nhân dẫn đến bệnh động kinh ở trẻ 2 tuổi có rất nhiều.

Cảm xúc chung của các bậc làm cha mẹ có con mắc bệnh động kinh, nhất là ở độ tuổi hồn nhiên ngây thơ như những trẻ 2 tuổi vậy mà phải chịu cơn động kinh tấn công thì thật đau xót. Bệnh động kinh ở trẻ khiến bé mất đi những năm tháng tuổi thơ hồn nhiên.

Có thể thấy việc tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh động kinh ở trẻ 2 tuổi nói riêng và ở trẻ em nói chung rất quan trọng. Bởi nó là một trong những yếu tố cần thiết trong việc điều trị và phòng tránh bệnh.

Theo nghiên cứu, hơn một nửa trường hợp trẻ mắc bệnh động kinh thường không rõ nguyên nhân và với trẻ 2 tuổi cũng mơ hồ như vậy. Một nửa số còn lại nguyên nhân gây bệnh được ghi nhận do một số yếu tố sau:

Trẻ mắc động kinh do di truyền

Động kinh là một trong những căn bệnh có truyền trực tiếp từ mẹ sang con. Khá nhiều nghiên cứu, khảo sát cho thấy, bệnh động kinh mang yếu tố gen di truyền, hoặc do đột biến gen làm rối loạn chức năng từ đó gây bất thường về truyền tín hiệu điện trong não bộ gây ra bệnh động kinh.

Cũng chính vì thế mà nếu trong gia đình có cha hoặc mẹ mắc bệnh thì trẻ có nguy cơ xuất hiện bệnh động kinh cao hơn trẻ bình thường. Mặc dù trẻ mới sinh ra có thể không bị nhưng trẻ vẫn có thể mắc bệnh ở một khoảng thời gian sau đó.

Sốt cao, co giật dẫn tới động kinh

Động kinh do sốt cao co giật, nguyên nhân này chiếm khoảng 5%. Trẻ xuất hiện cơn co giật khi bị sốt cao sẽ có nguy cơ tiến triển thành bệnh động kinh. Điều này đã được nghiên cứu, tuy nhiên thì chỉ là số ít. Sốt cao co giật thường xuất hiện khi trẻ bị sốt mọc răng, nhiễm trùng não do virus gây viêm não, viêm màng não...

Sốt co giật là nguyên nhân dễ dẫn đễn bệnh động kinh ở trẻ em

Trẻ 2 tuổi mắc động kinh do tổn thương não bộ

Nguyên nhân dẫn đến tổn thương bộ não của trẻ nhỏ có thể xuất phát do mẹ khó sinh. Quá trình sinh nở khiến trẻ thiếu oxy não, hoặc có thể trẻ bị dị tật não bẩm sinh. Trường hợp khác có thể do sự hiếu động dẫn đến té ngã đập đầu vào vật cứng gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh của trẻ.

Làm sao để chẩn đoán bệnh động kinh ở trẻ chính xác nhất

Việc chẩn đoán chính xác bệnh ở trẻ em nói chung và trẻ 2 tuổi nói riêng là rất cần thiết. Khi trẻ nhỏ có những cơn động kinh với dấu hiệu co giật xảy ra từ vài giây đến vài phút, lặp đi lặp lại thì cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện chuyên khoa thần kinh để được khám và tư vấn. Cơn động kinh ở trẻ xảy ra đột ngột, chính vì thế cha mẹ, người thân có con nhỏ phải đặc biệt lưu ý hơn.

Để chẩn đoán bệnh động kinh cho trẻ phải dựa trên 2 tiêu chí là cơn động kinh đặc trưng của bệnh và đo điện não đồ có sóng động kinh.  Cha mẹ nên thăm khám cho trẻ cẩn thận trước khi kết luận bệnh.

Như vậy, bất kỳ trẻ ở lứa tuổi nào đều có nguy cơ trở thành nạn nhân của bệnh động kinh, đặc biệt là trẻ ở độ tuổi lên 2. Vì đây là độ tuổi thường rất hiếu động khám phá thế giới xung quanh rất dễ bị ảnh chấn thương nếu không được chăm sóc cẩn thận.

Có thấy bệnh động kinh có thể khiến trẻ mất đi những năm tháng tuổi thơ hồn nhiên bên mẹ cha và gia đình, những người thân yêu của mình. Cha mẹ phải luôn ở bên và quan tâm trẻ để phát hiện ra dấu hiệu bất thường của con mình nhằm điều trị kịp thời.

Phương pháp điều trị bệnh động kinh bằng Tây Y

Chăm sóc trẻ mắc bệnh động kinh rất quan trọng, bởi trẻ chưa ý thức được về bệnh tật của mình vậy nên cha mẹ phải dành sự quan tâm đặc biệt đối với trẻ. Dùng thuốc tây y điều trị bệnh động kinh được xem là phương pháp phổ biến và cũng đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên thì cha mẹ phải cho bé sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ và theo dõi bệnh tình của trẻ để báo lại cho bác sĩ khi cần.

Một số loại thuốc chống động kinh được khuyên dùng cho trẻ có biểu hiện động kinh bao gồm:

+ Phenobarbital: Là một trong những thuốc chống co giật lâu đời nhất, thuốc dùng cho trẻ sơ sinh bị bệnh động kinh và an toàn nhất cho trẻ em.  Sản phẩm thường được sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ 2 tuổi mới biết đi. Liều dùng cho phép từ 1-2mg/ngày.

+ Phenytoin (Dilantin): Ngoài việc sử dụng Phenytoin như là một thuốc chống co giật hàng ngày,  nó còn được tiêm tĩnh mạch trong phòng cấp cứu để ngăn chặn một cơn động kinh liên tục.

+ Valproic acid (Depakene, Depakote): Thuốc dùng cho trẻ 2 tuổi mắc bệnh động kinh có hiệu quả trong việc điều trị nhiều rối loạn co giật ở trẻ em.

Điều trị bệnh động kinh bằng các bài thuốc Đông Y

Thường thì trẻ 2 tuổi mắc bệnh động kinh phải uống thuốc liên tục 3 năm. Trong quãng thời gian đó nếu không lên một cơn động kinh nào thì bác sĩ mới xem xét cho ngưng thuốc. Tuy nhiên, việc chữa bệnh cho trẻ bằng phương thuốc tây y thường khiến trẻ còi cọc, đôi khi có tác dụng phụ không đáng có. Chính vì vậy mà các phương pháp đông y điều trị động kinh vẫn được ưu tiên hơn vì hiệu quả lâu dài, an toàn.

Các bài thuốc đông y ngày càng hiện đại, đa dạng và dễ sử dụng hoàn toàn phù hợp với đối tượng trẻ em. Cái tên thảo dược đông y được nhắc tới nhiều nhất trong các bài thuốc là Câu Đằng, An Tức Hương… Ngoài ra, cha mẹ có thể bổ sung những thảo dược lành tính tự nhiên vào các bữa ăn hàng ngày cho trẻ để cải thiện giấc ngủ, bổ não như: hạt sen, hạt óc chó….

Không phải ở trẻ lớn và người trưởng thành mới bị bệnh động kinh tấn công, ngay cả đối với trẻ sơ sinh, trẻ 2 tuổi đang tập đi cũng không ngoại lệ. Mặc dù đa số ca bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh thường ít nguy hiểm và có thể sẽ tự chấm dứt khi trẻ lớn lên nhưng vẫn có trường hợp bệnh chuyển biến nguy hiểm hơn. Chính vì vậy nên hơn ai hết cha mẹ của trẻ phải phát hiện sớm và cho trẻ điều trị kịp thời.

Lưu ý dành cho cha mẹ:  Mặc dù các nghiên cứu cũng đã chỉ ra hiệu quả vượt trội của các loại thảo mộc tự nhiên trong các bài thuốc đông y đối với trẻ tuy nhiên để đảm bảo an toàn, bạn vẫn nên tìm đến các cơ sở  Đông y uy tín để tránh những tác dụng phụ có thể xảy ra.

Đông y có hiệu quả rất tốt trong điều trị động kinh

Động kinh trong giấc ngủ ở trẻ 2 tuổi thường xảy ra vào thời điểm nào?

Ngoài vấn đề Nguy cơ mắc động kinh ở trẻ 2 tuổi có lớn không? Động kinh trong giấc ngủ thường xảy ra vào thời điểm nào? cũng rất cần thiết. Bởi cơn động kinh khi ngủ thường khó có dấu hiệu nhận biết.

Về thời gian lên cơn động kinh cũng vậy, chúng ta khó có thể xác định chính xác thời điểm gây ra động kinh trong giấc ngủ ở trẻ lẫn những người trưởng thành. Tuy nhiên, các nghiên cứu có thể chỉ ra những giai đoạn trong giấc ngủ có tỉ lệ cao xuất hiện co giật cao nhất như sau:

+ Sau khi trẻ chìm vào giấc ngủ từ 1 đến 2 giờ đồng hồ. Cha mẹ nên để ý thời gian con ngủ sau đó có thể quan sát sau khi trẻ ngủ từ 1-2h

+ Cơn động kinh còn xảy ra trước khi thức dậy 1 – 2 giờ đồng hồ. Muốn quan sát được cơn động kinh bắt buộc cha mẹ, người thân, người chăm sóc trẻ phải để ý, thậm chí là phải thức để theo dõi trẻ.

+ Ngoài ra, cơn động kinh còn xuất hiện giữa các cơn mơ, mê mang thậm chí đến 2 giờ đồng hồ trước hoặc sau giấc ngủ vào ban đêm hoặc giữa trưa.

Tất cả các trường hợp bị co giật, lên cơn động kinh trong giấc ngủ đều không thể nhớ về quá trình này. Người bệnh chỉ bừng tỉnh ngay sau khi cơ thể đã quay trở về trạng thái bình thường với cảm giác mệt mỏi, lả người và căng thẳng. Chính vì vậy, co giật trong giấc ngủ rất dễ bị nhầm lẫn với khó ngủ, mất ngủ làm trì trệ việc điều trị, sử dụng sai phương pháp điều trị khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.

Cách chẩn đoán chính xác cơn động kinh của trẻ khi ngủ

Cơn động kinh thường xảy ra lúc người bệnh ngủ say vì vậy mà việc chẩn đoán bệnh động kinh cũng gặp nhiều khó khăn hơn. Bắt buộc khi có những dấu hiệu bất thường nghi ngờ do mắc bệnh động kinh phụ huynh cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế, bệnh viện để áp dụng các phương pháp chẩn đoán bệnh hiện đại nhất.

Bệnh nhân sẽ được thực hiện các phương pháp như:

+ Xét nghiệm máu

+ Đo điện não đồ

+ Chụp CT não

+ Thực hiện MRI…

Các cách chẩn đoán trên đây có thể giúp đội ngũ y bác sỹ  đưa ra chính xác kết quả có hay không mắc động kinh co giật ở trẻ trong khi ngủ. Phương pháp này được thực hiện không chỉ giúp tìm ra cơn động kinh mà còn xác định rõ dạng động kinh, nguyên nhân cụ thể gây nên động kinh ở trẻ em.

Có rất nhiều phương pháp để chẩn đoán sớm động kinh ở trẻ em nhằm giúp việc phát hiện bệnh điều trị kịp thời và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, cũng vẫn có nhiều dạng co giật từ các nguyên nhân như sốt cao, giảm huyết áp… cũng có biểu hiện tương tự như động kinh vì vậy nên rất dễ nhầm lẫn. Chính vì vậy, để chẩn đoán chính xác trẻ em có bị động kinh hay không, bố mẹ kể từ sau khi phát hiện con bị co giật nên đưa bệnh nhi đến bệnh viện để kiểm tra.

Nguy cơ mắc động kinh ở trẻ 2 tuổi có lớn không?

Nguy cơ mắc động kinh ở trẻ 2 tuổi có lớn không? và cách chữa khỏi bệnh đều là những câu hỏi mà đại đa số các bậc phụ huynh đang có con nhỏ mắc động kinh quan tâm.

Trẻ em 2 tuổi là giai đoạn bắt đầu tò mò, khám phá, chính vì thế nguy cơ mắc bệnh động kinh do va chạm mạnh cũng rất cao. Tuy nhiên, thì bệnh động kinh ở trẻ thường sẽ không rõ nguyên nhân. Việc xác định được nguyên nhân gây bệnh động kinh sẽ làm tăng tỉ lệ điều trị thành công. Từ đó rút ngắn quá trình điều trị giúp bệnh nhi sớm hòa nhập với cuộc sống bình thường, phát triển tốt về trí não.

Các bác sĩ luôn khuyến cáo rằng những bậc phụ huynh, người thân, nên đưa trẻ đi kiểm tra từ sớm sau khi phát hiện các triệu chứng, biểu hiện lạ. Bởi có một số dạng động kinh như vắng ý thức, co giật cơ… rất khó phát hiện.

Ngoài ra thì, trẻ sơ sinh phải được đảm bảo đã đưa đi tiêm ngừa virus viêm não, virus viêm não Nhật Bản… đầy đủ để tránh các căn bệnh này gây nên chứng động kinh ở trẻ em.

Bệnh động kinh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi

Khi nào nên đưa trẻ đến bác sĩ?

Với mức độ nguy hiểm của bệnh động kinh đối với trẻ như vậy thì khi nào nên đưa trẻ tới gặp bác sỹ. Chúng tôi sẽ giúp bạn có được thông tin cụ thể nhất. Bởi một số trẻ em dưới 1 tuổi thường mắc động kinh lành tính nhưng cũng có một vài trường hợp bạn phải đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế, bệnh viện để kiểm tra ngay.

Đầu tiên, đưa ngay trẻ tới bệnh viện nếu mỗi khi bị co giật, trẻ thường mất khả năng hô hấp, mặt tím tái, thở gấp.

Thứ 2, các cơn co giật kéo dài, cụ thể nếu cơn động kinh từ 3 đến 5 phút  thì trẻ dường như bị kiệt sức hẳn sau đó lúc này sẽ rất nguy hiểm vì thế hãy đưa ngay tới cơ sở y tế gần nhất.

Thứ 3, trong cơn co giật trẻ kèm theo mắt trợn lớn, chảy nước dãi, mặt có cảm giác rất đau đớn hay các cơn co giật tái phát liên tục, cường độ ngày càng tăng lên mà không có dấu hiệu thuyên giảm.

Ngoài ra, trong quá trình co giật, trẻ dường như không còn phản ứng trước các sự vật xung quanh, ngay cả tiếng gọi của bố và mẹ. Nhưng sau khi kết thúc co giật, trẻ cũng ít hồi đáp lại hành động của bố mẹ cũng rất đáng lo ngại, hãy đưa ngay con em tới Bác Sỹ để được yên tâm hơn.

Có rất nhiều nguy cơ dẫn tới trẻ em bị động kinh, thậm chí ngay cả khi còn nằm trong bụng mẹ. Chính vì vậy , các bậc phụ huynh đặc biệt là người mẹ phải thật cẩn thận để giúp con sau khi ra đời có sức khỏe tốt. Mặc dù động kinh ở trẻ em có thể chữa khỏi bệnh nhưng việc phòng bệnh bao giờ cũng hơn chữa bệnh vì động kinh có nhiều hệ lụy rất nguy hiểm. Hãy luôn dành thời gian quan tâm tới con trẻ để trẻ có một tuổi thơ cũng như một tương lai tốt đẹp hơn.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha