Người bệnh động kinh cần cẩn trọng bởi các loại thuốc tây chữa bệnh động kinh có thể gây ra một số tác dụng phụ, điển hình như thiếu hụt vitamin D.
Ngày đăng: 16-11-2018
1,308 lượt xem
Vì sao dùng thuốc chống động kinh lại gây thiếu vitamin D?
Một trong những tác dụng phụ của thuốc chống động kinh gây ra là chúng có thể khiến người bệnh bị thiếu hụt vitamin D.
2 loại thuốc chống động kinh hay được sử dụng để điều trị động kinh là phenytoin và phenobarbitol thường làm giảm khả năng hấp thụ vitamin D của cơ thể khi bệnh nhân phải sử dụng trong thời gian dài.
Thiếu vitamin D có nguy hiểm không?
Vitamin D có vai trò quan trọng với cơ thể, nó giúp cơ thể hấp thụ calci hiệu quả. Nếu bạn bị thiếu hụt vitamin D do sử dụng thuốc chống co giật trong thời gian dài thì bạn dễ mắc bệnh xương khớp.
Khi bị thiếu vitamin D, xương giòn và mềm hơn nên người bệnh dễ bị gãy xương. Ở trẻ em, thiếu hụt vitamin D có thể khiến trẻ bị còi xương.
Sử dụng thuốc chống động kinh dễ gây ra thiếu hụt Vitamin D
Làm gì khi trẻ bị thiếu vitamin D do thuốc chống động kinh?
Để phòng thiếu vitamin D khi dùng thuốc chống động kinh người bệnh có thể thực hiện một số biện pháp sau:
- Tắm nắng: Đây là cách đơn giản và hiệu quả giúp bệnh nhân động kinh hấp thụ vitamin D. Sáng sớm là thời gian tốt nhất để người bệnh có thể tắm nắng. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể bổ sung vitamin D thông qua các thực phẩm giàu dưỡng chất như sữa, các loại hạt, trứng, tôm, cua…
Nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin D cho bệnh nhân mắc bệnh động kinh
Ngoài nguy cơ thiếu hụt vitamin D thì khi dùng thuốc chống động kinh, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ khác. Bởi vậy, người bệnh nên tái khám định kỳ để theo dõi tiến triển của bệnh và phát hiện tác dụng phụ không mong muốn của thuốc.
Một chế độ ăn cân bằng cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu và giữ mức năng lượng ổn định được chứng minh là có lợi cho quá trình điều trị bệnh động kinh, đặc biệt là những thực phẩm nhiều chất béo, protein sẽ giúp làm giảm co giật hiệu quả. Các nhóm thực phẩm người bệnh động kinh nên ăn:
- Chất béo: Có trong bơ, phô mai, kem, dầu cá, các loại hạt (hạt lanh, hạt hướng dương, hạt óc chó,…) giúp cung cấp năng lượng ổn định cho não, đồng thời thúc đẩy cơ thể hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
- Protein: được tìm thấy nhiều trong thịt, tôm, cua, cá và các loại hải sản, trứng,…
- Rau xanh, trái cây tươi: tăng cường bổ sung các loại trái cây, rau quả nhiều màu sắc (xanh, đỏ, vàng, cam,…) giàu chất chống oxy hóa như quả anh đào, cam, quýt, cà chua, rau bina, cải xoăn, bông cải xanh, bắp cải,… là một cách tốt giúp ngăn ngừa cơn co giật.
Chế độ ăn kiêng Ketogenic
Các nhà khoa học đã thiết lập chế độ ăn Ketogenic và áp dụng trong điều trị động kinh kháng thuốc ở trẻ. Đây là chế độ ăn kiêng với hàm lượng chất béo cao trong khi cắt giảm lượng carbohydrate xuống mức tối thiểu, chỉ chiếm khoảng 5% tổng lượng thức ăn hàng ngày.
Những đứa trẻ thực hiện chế độ ăn này có thể giảm một nửa số cơn co giật nhưng để thực hiện, người bệnh cần kiên trì trong ít nhất 2 năm, và cần được theo dõi nghiêm ngặt bởi những người có chuyên môn y khoa.
Bên cạnh đó, gia đình nên tham khảo thêm các thuốc chữa bệnh động kinh an toàn, hiệu quả từ các phương thuốc thảo dược có trong những bài thuốc Đông y gia truyền.
ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH
LIÊN HỆ TƯ VẤN:
0378.041.262
0913.826.068
Gửi bình luận của bạn