Đừng nhầm lẫn triệu chứng rối loạn nhịp tim với bệnh động kinh

Nhiều trẻ có hiện tượng hay bị ngất, lát sau lại bình thường trở lại, cha mẹ đưa trẻ đi khám thì được chẩn đoán bị động kinh. Thế nhưng, sau khi thực hiện nhiều khám nghiệm lâm biết hóa ra con mình bị rối loạn nhịp tim.

Ngày đăng: 08-02-2018

1,524 lượt xem

Sống với phác đồ điều trị động kinh trong khi bị bệnh tim

Suốt 2 năm liền, bé Duy được điều trị theo phác đồ bệnh động kinh. Phụ huynh của bé khi được ai mách có thuốc gì tốt với bệnh của con, cũng thử làm theo. Không ngờ uống xong, con lên cơn co giật, ngất, phải đưa đi cấp cứu.

Sau khi thực hiện nhiều xét nghiệm lâm sàng, các bác sĩ kết luận Duy bị rối loạn nhịp tim, chứ không phải động kinh. Trước đó, Duy từng đi cấp cứu vì bị viêm màng não khi mới 2 tháng tuổi. Hậu quả để lại là di chứng về vận động, cháu đi lệch, liệt một tay. Theo các bác sĩ, đây có thể là lý do khiến bệnh của trẻ bị chẩn đoán nhầm bệnh động kinh.

Trẻ bị rối loạn nhịp tim có những triệu chứng dễ bị nhầm lẫn với bệnh động kinh

Vì sao rối loạn nhịp tim dễ bị chuẩn đoán nhầm với bệnh động kinh

Rối loạn nhịp tim nhanh là một trong những bệnh lý tim mạch thường gặp ở trẻ. Nó có thể gây suy tuần hoàn, suy hô hấp và suy đa tạng, thậm chí gây di chứng não, tử vong. Tuy nhiên, thực tế ở Việt Nam, bệnh này ở trẻ chưa được chú ý, như trường hợp bệnh nhân Duy còn bị chẩn đoán nhầm bệnh động kinh. Các bác sĩ cũng chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về bệnh này.

Nhiều bác sĩ cho biết thêm, triệu chứng của bệnh rối loạn nhịp tim không đặc hiệu. Với trẻ lớn, biểu hiện có thể chỉ là cảm giác đánh trống ngực, tức ngực, hoa mắt, chóng mặt, nặng hơn thì ngất, thậm chí là chết đột tử. Trong khi ở trẻ nhỏ, các biểu hiện thường kín đáo như: biếng ăn, bỏ bú, da tái, chân lạnh, vã mồ hôi, khó thở, thở nhanh, xỉu. Có trường hợp, trẻ được đưa đến viện thì hết cơn rối loạn nhịp tim nhanh.

Bệnh tiềm ẩn bên trong cơ thể, có thể xuất hiện đột ngột ở bất kỳ độ tuổi nào, hay xuất hiện trong 3 tháng đầu sơ sinh. Ngoài ra, không phải trường hợp nào, bệnh biểu hiện cũng nặng, có trẻ chỉ thoáng qua, có trẻ lại bị nặng. Có trẻ sơ sinh sau khi điều trị bệnh giảm nhưng đến 5-7 tuổi hoặc khi bước vào giai đoạn dậy thì lại bộc phát.

Cần khám và sàng lọc cẩn thận trước khi kết luận bệnh ở trẻ em

Phương pháp đốt triệt bằng sóng radio cao tần được xem là phương pháp an toàn nhất hiện nay. Tỷ lệ thành công lên tới 95-98%, biến chứng rất thấp. Tại Bệnh viện Nhi trung ương, khoảng 80 cháu đang chờ can thiệp bằng phương pháp này. Chi phí cho một ca như thế ở nước ngoài khoảng 10.000-30.000 đôla Mỹ, trong khi ở đây là 50-70 triệu đồng.

Như vậy, cần hết sức cẩn thận trong việc chuẩn đoán các bệnh lý có dấu hiệu tương tự bệnh động kinh, vì chuẩn đoán nhầm sẽ gây ra nhiều hậu quả nặng nề.

 ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH BẰNG ĐÔNG Y 

01678.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha