Co giật trong khi ngủ là hiện tượng khá phổ biến và do nhiều nguyên nhân gây ra. Xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh sẽ tìm được biện pháp điều trị thích hợp.
Ngày đăng: 31-10-2017
1,720 lượt xem
Những nguyên nhân gây co giật trong khi ngủ
- Bệnh động kinh: Đây là nguyên nhân phổ biến và đáng lưu tâm nhất. Nếu không phát hiện và điều trị sớm, cơn co giật khi ngủ diễn ra âm thầm trong nhiều năm, đôi khi sẽ tiến triển thành những dạng động kinh khác, gây khó khăn hơn cho việc kiểm soát bệnh về sau.
Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng co giật trong khi ngủ
- Sốt cao: Co giật xảy ra do nhiệt độ cơ thể tăng quá nhanh khiến các tế bào thần kinh không kịp thích ứng. Sốt cao co giật thường gặp ở trẻ em và dễ để lại di chứng động kinh nếu tái diễn nhiều lần.
- Tổn thương vùng đầu: Cơn co giật có thể xuất hiện sau khi bị tai nạn va đập đầu, đột quỵ, viêm não, viêm màng não,... và đa số những trường hợp này sẽ tiến triển thành bệnh động kinh sau một vài năm.
- Tụt huyết áp quá mức: Huyết áp thường giảm sâu nhất về đêm, bởi vậy tình trạng co giật do tụt huyết áp cũng hay xảy ra hơn ở thời điểm này.
- Hạ đường huyết: Ăn không đủ bữa, đói lả, hạ đường huyết làm giảm năng lượng cần thiết cho não bộ cũng có thể dẫn tới co giật.
Co giật khi ngủ có nguy hiểm không?
- Với nguyên nhân do hội chứng bồn chồn chân tay thì không đáng ngại, nhưng nếu không điều trị, sẽ gây rối loạn giấc ngủ của trẻ, làm nặng thêm chứng tăng động giảm chú ý.
- Với co giật do các nguyên nhân không phải động kinh, để tái diễn nhiều lần có thể gây tổn thương não bộ, tiến triển thành động kinh rất khó điều trị.
- Các cơn co giật nặng, người bệnh mất ý thức có thể úp mặt xuống gối gây ngạt thở, bị ngã chấn thương khi va đập vào các vật cứng nhọn…
- Cơn co giật động kinh kéo dài trên 5 phút hoặc có nhiều cơn xảy ra liên tiếp nhau, có thể dẫn tới tử vong nếu không được phát hiện và đưa đi cấp cứu kịp thời.
Cần phát hiện sớm để chữa trị chứng co giật trong khi ngủ
Chẩn đoán và điều trị hiện tượng co giật khi ngủ
Để chẩn đoán cơn co giật khi ngủ là do nguyên nhân gì, các bác sĩ sẽ thực hiện các bước sau:
- Hỏi tiền sử bệnh: Người bệnh hoặc người thân cần mô tả chi tiết những biểu hiện xảy ra trong cơn co giật, đồ ăn thức uống trong ngày, thường xuyên uống rượu bia hay chất kích thích gì không, có bị chấn thương hay té ngã va đập đầu, sốt cao hay tiền sử huyết áp như thế nào…
- Điện não đồ thường hoặc điện não đồ video nhằm phát hiện sóng điện não bất thường trong bệnh động kinh.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) để kiểm tra nếu có tổn thương não bộ
- Sử dụng thuốc chống co giật: Tùy vào tình trạng cụ thể của từng người bệnh mà liều lượng và thời gian sử dụng thuốc sẽ khác nhau. Riêng với người bệnh động kinh phải dùng thuốc trong nhiều năm dưới sự theo dõi điều trị của bác sĩ.
Co giật khi ngủ là triệu chứng của rất nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau. Quan trọng nhất là cần quan sát biểu hiện, xác định chính xác nguyên nhân và điều trị sớm để hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống người bệnh.
ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH
LIÊN HỆ TƯ VẤN:
01678.041.262
0913.826.068
Gửi bình luận của bạn