Có một số hình thái cơn co giật dễ bị nhầm lẫn với bệnh động kinh mà chúng ta cần phân biệt rõ để có biện pháp xử lý kịp thời.
Ngày đăng: 23-09-2018
1,268 lượt xem
Cơn co giật phân ly
Xảy ra ở người trẻ tuổi, thường là nữ, với hoạt động cảm xúc tăng, do hoạt động lý trí suy yếu, tính ám thị tăng. Cơn xảy ra có tác động của sang chấn tâm lý hay hoàn cảnh ám thị (có sự chú ý của người xung quanh). Bệnh nhân có ý thức tránh né nguy hiểm, chọn chỗ ngã, không có thương tích cơ thể.
Biểu hiện của co giật phân ly: Thường là cơn giãy giụa lung tung, không kèm theo mất ý thức. Cơn tái phát, dài hay ngắn tùy thuộc vào hoàn cảnh tâm lý, sau cơn bệnh nhân tỉnh, nhớ được chi tiết bệnh nhân xảy ra trong cơn.
Co giật phân ly dễ bị nhầm lẫn với cơn co giật do động kinh
Cơn co giật trong hạ đường huyết
Do dùng insulin liều cao quá, do tổn thương các tuyến nội tiết, tuyến tụy ..có vai trò điều hòa glucose máu.
Biểu hiện của cơn co giật này thường là: Cảm giác cồn cào, vã mồ hôi, buồn nôn, mệt mỏi, co giật: có thể co giật toàn thân hay nửa người. Hôn mê tiếp theo sau cơn co giật. Liệt: xảy ra cùng với hôn mê, có thể là liệt một chi, liệt nửa người, liệt mặt, liệt tạm thời trong chốc lát rồi phục hồi hoàn toàn.
Xử trí cơn co giật do hạ đường huyết thường là: Uống, truyền glucose có hiệu quả ngay nếu điều trị kịp thời.
Co giật do hạ canxi máu
Cơn co giật xảy ra là hâu quả của tình trạng tăng kích thích thần kinh cơn do hạ canxi máu. Thường gặp ở những trẻ em bị bệnh còi xương, người bị thiểu năng giáp trạng, tình trạng kiềm máu.
Biểu hiện của cơn co giật do hạ canxi máu: Co giật toàn thân, bệnh nhân ở tư thế tay gấp lại chân duỗi cong,..Cơn co giật thắt thanh quản làm cho bệnh nhân tím tái, kéo dài có thể gây tử vong. Điều trị cơn co giật do hạ canxi máu là dùng chế phẩm canxi có hiệu quả.
Co giật do sốt cao
Trẻ bị sốt trên 40 độ C sẽ bị co giật. Cần phân biệt giữa co giật do sốt cao và bệnh động kinh. Trong trường hợp co giật do sốt, cơn co giật chỉ xuất hiện khi có sốt cao, cơn thường ngắn, tạm thời và không có biến chứng, có thể có một cơn duy nhất hoặc vài cơn tùy từng trường hợp.
Ngược lại, ở bệnh nhân động kinh, cơn co giật có thể xuất hiện khi sốt và khi không sốt. Xử trí cơn co giật do sốt cao thường là làm mát, cho uống thuốc hạ sốt kịp thời.
Sốt cao co giật ở trẻ em thường bị nhầm lẫn với bệnh động kinh
Rối loạn vận động
Rối loạn vận động có thể bị nhầm lẫn với cơn động kinh nhỏ vì bệnh nhân có biểu hiện co giật. Tuy nhiên, rối loạn vận động không liên quan đến mất ý thức như bệnh động kinh. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây rối loạn vận động bao gồm parkinson, hội chứng tourette, rối loạn giấc ngủ.
Đau nửa đầu
Đau nửa đầu là bệnh thường gặp ở nhiều người. Đau nửa đầu đôi khi kết hợp với các triệu chứng như ngứa ở các chi, nôn, cực kỳ nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh.
Đau nửa đầu có thể làm người bệnh bị tê liệt. Đó là lý do đau nửa đầu có thể nhầm lẫn với chứng động kinh. Một số loại đau nửa đầu có thể bắt đầu với mất ý thức và các triệu chứng khác.
ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH
LIÊN HỆ TƯ VẤN:
01678.041.262
0913.826.068
Gửi bình luận của bạn