3 giai đoạn điển hình lên cơn động kinh toàn thân ở trẻ em

Trên thực tế, bệnh động kinh ở trẻ em có thật sự đáng sợ và có gây nguy hiểm gì cho người xung quanh hay không?

Ngày đăng: 18-10-2022

762 lượt xem

Bệnh động kinh ở trẻ em là bệnh gì?

Bệnh động kinh còn được biết đến trong dân gian với tên gọi kinh phong, kinh giật, phong xù, với tỉ lệ mắc bệnh chiếm 0.5 - 0.7% dân số. Đây là bệnh lý thần kinh mạn tính có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng thường gặp nhất ở trẻ nhỏ. Trẻ bị động kinh chiếm một số lượng lớn tại các phòng khám chuyên khoa nhi thần kinh.

Động kinh xảy ra thành cơn do sự phóng điện kịch phát đột ngột và đồng bộ của các tế bào thần kinh ở vỏ não, gây nên sự rối loạn chức năng của não về ý thức, vận động, thần kinh thực vật, tâm thần, cảm giác, giác quan. Bệnh động kinh ở trẻ em có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ, làm trở ngại đến học tập, làm việc sau này. Trẻ bị bệnh động kinh có thể trở thành gánh nặng cho gia đình và cộng đồng nếu không xử trí đúng và kịp thời.

Nguyên nhân động kinh ở trẻ

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng động kinh ở trẻ, các nguyên nhân thường gặp là:

- Dị tật bẩm sinh của hệ thần kinh trung ương: Các dị tật thần kinh xuất hiện trong thời kỳ mang thai của người mẹ là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ bị động kinh.

- Biến cố trong lúc sinh: Trẻ bị ngạt lúc vừa lọt lòng dẫn đến thiếu oxy, suy hô hấp cần thở máy có thể gây nên tình trạng động kinh ở trẻ sơ sinh. Động kinh ở trẻ cũng có thể liên quan với chấn thương sản khoa mà người mẹ gặp phải trong lúc sinh đẻ.

- Nhiễm trùng thần kinh: Viêm não, viêm màng não do vi khuẩn hay ký sinh trùng làm tổn thương hệ thống thần kinh trung ương cũng có thể là nguyên nhân gây nên bệnh động kinh thứ phát ở trẻ em.

- Các bệnh lý khác ở não: Bệnh động kinh có thể xảy ra ở những trẻ bại não hoặc xuất hiện sau chấn thương sọ não, xuất huyết não, u não hay tổn thương khác ở sọ.

- Rối loạn điện giải: Các tình trạng rối loạn điện giải nặng ở trẻ như hạ calci máu, hạ magie máu, hạ natri máu nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến bệnh động kinh.

- Hạ đường huyết: Trẻ hạ đường huyết nặng không được phát hiện và cấp cứu kịp thời có thể làm tổn thương hệ thần kinh trung ương và gây nên tình trạng động kinh.

- Bệnh chuyển hóa - di truyền: Bệnh động kinh ở trẻ em có thể liên quan đến các vấn đề chuyển hóa hay di truyền.

- Ngộ độc: Ngộ độc chì hay ngộ độc một số loại thuốc cũng có thể dẫn đến bệnh động kinh ở trẻ.

- Động kinh nguyên phát: Động kinh có thể xảy ra ở trẻ em mà không tìm được nguyên nhân, đó được gọi là động kinh nguyên phát.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh động kinh ở trẻ em

3 giai đoạn điển hình lên cơn động kinh toàn thân ở trẻ em

Hiện tượng động kinh toàn thân gồm 3 giai đoạn rất hay gặp ở trẻ em gồm:

Giai đoạn trương lực: Là giai đoạn khởi đầu của cơn động kinh, trẻ đang bình thường đột nhiên ngã xuống ngất đi, trong khi đó chân tay cứng lại, ngực không thở được nữa, người xanh tái, hai hàm răng nghiến chặt, mắt trợn ngược, giai đoạn này thường kéo dài khoảng nửa phút.

Giai đoạn giật rung: Toàn thân trẻ bị rung động mạnh bởi những cơn co giật toàn thân, những cơn này mỗi lúc một mạnh hơn, lưỡi bị đẩy hẳn ra ngoài từng đợt, trong lúc hàm răng cắn lại, do đó luôn xảy ra chảy máu ở lưỡi, ở miệng.

Các cơ ở mặt cũng giật, làm méo mặt người bệnh, và nước bọt có thể sùi ra ở mép. Nhiều trẻ tiểu ngay ra quần vì không kiểm soát được tiểu tiện. Giai đoạn này kéo dài khoảng 3 phút sau đó trẻ mềm nhũn người, rơi vào trạng thái hôn mê.

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY

Giai đoạn hôn mê: Là giai đoạn cuối cùng của cơn động kinh toàn thân, trẻ nằm yên như ngủ say, da dẻ không còn tái xanh nữa, sau 30 phút hoặc có khi vài giờ sau trẻ tỉnh lại, không nhớ chuyện gì xảy ra.

Các triệu chứng điển hình cơn động kinh ở trẻ em

Những lưu ý cha mẹ luôn ghi nhớ khi con mình có hiện tượng bệnh động kinh ở trẻ em

- Không nên tập trung quá đông xung quanh trẻ khi trẻ lên cơn động kinh mà nên để môi trường thông thoáng cho trẻ dễ thở.

- Không nên kìm chặt hoặc đè ép trẻ trong cơn co giật, không làm theo những cách dân gian như nặn chanh vào miệng trẻ, chích máu ở đầu ngón tay hay cho trẻ uống thuốc vì dễ gây ngạt thở.

- Không nên cho trẻ di chuyển ngay sau khi tỉnh dậy mà tốt nhất là để trẻ nằm nghỉ ngơi.

Trong trường hợp trẻ bị co giật kéo dài quá 5 phút, nhiều cơn động kinh tái diễn trong thời gian ngắn, hoặc trẻ không tỉnh lại sau cơn thì cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay

- Khi cho trẻ ra ngoài: Luôn đội mũ bảo hiểm nếu trẻ tham gia giao thông, đạp xe hoặc chơi ở sân bê tông. Luôn cho trẻ mặc áo phao và ở bên trẻ lúc trẻ đi bơi. Không cho trẻ tham gia trò chơi cần độ cao và tốc độ vì dê gây xuất hiện cơn động kinh.

- Khi trẻ đến trường: Mang theo thuốc và nhờ thầy cô, y sĩ ở trường cho trẻ uống và xử lí tình huống nếu trẻ lên cơn động kinh tại lớp học,  đồng thời để thầy cô tuyên truyền bạn bè của trẻ không nên xa lánh khiến trẻ cô độc.

- Khi trẻ ở nhà: Không nên để trẻ chơi ở bếp nấu, hạn chế dùng đồ vật có cạnh nhọn trong nhà. Đối với trẻ nhỏ thì cha mẹ nên tắm cho trẻ, nếu trẻ lớn hơn thì nên ở ngay bên ngoài khi trẻ tắm đề phòng bất trắc.

Như vậy, hiện tượng bệnh động kinh ở trẻ em không thật sự đáng sợ, vì ngoài cơn rẻ sẽ học tập, vui chơi như bao ytrer khác, Do đó, tránh mọi syu ghĩ và thái độ coi thường, xa lánh trẻ.

Cha mẹ nên quan tâm nhiều hơn đến trẻ mắc bệnh động kinh

Hệ lụy của động kinh nếu không được kiểm soát

Bệnh động kinh ở trẻ em có thể để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị đúng.

- Biến đổi nhân cách, tính tình: Bệnh nhân động kinh có thể trở nên dễ cáu gắt, giận dữ, ích kỷ, có tính thù vặt,... nếu kéo dài có thể sa sút tâm thần.

- Ảnh hưởng học tập, trí tuệ: Trẻ lên cơn động kinh làm ảnh hưởng đến việc học tập, lâu dần khiến trẻ học hành sa sút, giảm trí tuệ.

- Ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày: Động kinh còn khiến trẻ kiểm soát hành động kém, hạn chế giao tiếp xã hội,... điều này ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Động kinh khởi phát khi trẻ đang vui chơi có thể gây ra các tai nạn đuối nước, bỏng,... đe dọa tính mạng. Động kinh kéo dài đến độ tuổi lao động có thể gây nguy hiểm đối với những người làm người làm nghề trên cao, làm việc dưới nước,...

- Suy hô hấp: Trẻ lên những cơn co giật kéo dài nếu không được kiểm soát và điều trị đúng có thể dẫn đến suy hô hấp, thiếu oxy não,... và có thể diễn tiến nặng đến tử vong, mặc dù rất hiếm. Nguy cơ tử vong ở trẻ động kinh tăng lên khi: cơn động kinh kéo dài hơn 60 phút, chấn thương hoặc ngạt nước trong cơn động kinh.

Hệ lụy của bệnh động kinh gây ra với trẻ là khá nhiều

Điều trị động kinh ở trẻ em

Đối với động kinh mức độ nhẹ: Trẻ bị động kinh mức độ nhẹ nếu được điều trị đúng thì sẽ làm tăng cơ hội chữa khỏi và ổn định bệnh. Việc tuân thủ điều trị giúp bệnh nhân sống chung với động kinh, có thể sinh hoạt, học tập, vui chơi bình thường. Ngoài ra, cần hạn chế một số yếu tố làm khởi phát cơn động kinh như xem tivi quá lâu và không nên cho trẻ chơi gần sông, suối, biển, hay ở trên cao.

Đối với động kinh mức độ nặng: Việc điều trị thường kéo dài, thậm chí có trẻ phụ thuộc hoàn toàn vào thuốc chống động kinh. Một tỷ lệ bệnh nhân động kinh kháng thuốc cần các can thiệp khác như phẫu thuật.

Đông y chữa bệnh động kinh ở trẻ như thế nào?

Theo đông y, bệnh động kinh ở trẻ em nói riêng và bệnh động kinh nói chung có nguyên nhân gây bệnh do di truyền, té ngã dẫn đến chấn thương não bộ, tình chí bị kích động làm công năng hoạt động của các tạng tâm can tỳ, thận dẫn đến sự mất thăng bằng âm dương, khí nghịch, đàm ủng trệ làm tắc các khiếu, hoả viêm gây ra chứng hôn mê co giật.

Vì vậy, thuốc đông y chữa bệnh động kinh ở trẻ em phải có vai trò cân bằng âm dương, tiêu đàm, an thần, bổ thận. Vậy nên, khi trẻ đã được chuẩn đoán mắc bệnh động kinh mà cha mẹ sợ tác dụng phụ của tây y ảnh hưởng đến con, thì nên cho trẻ đến phòng khám đông y để được chuẩn mạch, bốc thuốc theo đúng tình trạng bệnh.

Ngoài ra, có một số loại thảo dược tự nhiên trong đó nổi bật nhất là cây câu đằng với hoạt chất rhynchophylline có vai trò tăng nồng độ GABA(là chất dẫn truyền thần kinh chính được phân bổ rộng rãi trên hệ thần kinh trung ương), bảo vệ các tế bào thần kinh tránh khỏi sự tổn thương khi có những tín hiệu điện bất thường trong não bộ, giúp trẻ ngăn ngừa sự xuất hiện của cơn động kinh một cách hiệu quả.

Như vậy, việc sử dụng thuốc chữa bệnh động kinh ở trẻ em bằng đông y hay tây y còn tùy thuộc vào cơ địa của trẻ và điều kiện kinh tế của gia đình. Tuy nhiên, các biện pháp đông y vẫn được ưu tiên hơn vì hiệu quả lâu dài và an toàn đối với trẻ.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha