Người mắc bệnh động kinh có nên kết hôn và sinh con hay không đang là thắc mắc của rất nhiều người.
Ngày đăng: 27-01-2021
1,725 lượt xem
Phụ nữ bị động kinh có nên kết hôn hay không?
Vốn dĩ động kinh là bệnh có khả năng di truyền, do đó, phần lớn phụ nữ mắc bệnh động kinh khá lo ngại vấn đề kết hôn và sinh con. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu, bằng các phương pháp chăm sóc thai nhi và sức khỏe mẹ bầu cẩn thận hơn, việc di truyền sẽ được giảm thiểu đi đáng kể, thậm chí là hoàn toàn.
Trên thực tế, việc di truyền chỉ chiếm khoảng một phần nhỏ, quá trình chăm sóc và bảo vệ sức khỏe thai nhi lẫn mẹ bầu mới có tính quyết định vấn đề trẻ sinh ra có động kinh bởi di truyền hay không.
Do đó, không phải đứa bé nào sinh ra do người mẹ mắc bệnh động kinh cũng di truyền và mắc bệnh sau khi chào đời cả. Từ bây giờ, bạn nên xóa bỏ suy nghĩ lệch lạc là người bị động kinh không nên kết hôn đi. Như vậy, tâm lý sẽ thoải mái và vui vẻ hơn, cũng giúp giảm thiểu tỉ lệ di truyền động kinh sang con.
Hãy suy nghĩ theo hướng tích cực hơn, đừng cứ mãi nhốt mình vào định kiến của xã hội mà không có được cuộc sống hạnh phúc như bao người bình thường khác.
Ngay khi có quyết định kết hôn, phụ nữ từng có tiền sử mắc động kinh nên đến tham khảo ý kiến của y bác sĩ để đưa ra được lời khuyên, phương pháp chăm sóc sức khỏe đúng đắn nhất nhằm đảm bảo an toàn trong suốt quá trình mang thai hay sinh hoạt vợ chồng.
Tóm lại, phụ nữ bị động kinh hoàn toàn có thể kết hôn và sinh con như những người bình thường khác.
Người mắc bệnh động kinh vẫn có thể kết hôn và sinh con
Nam giới bị bệnh động kinh có nên kết hôn không?
Cũng giống như phụ nữ, nam giới mắc động kinh cũng chịu phải sự kì thị và xa lánh từ nhiều người xung quanh. Do đó mà trong họ luôn tồn tại những suy nghĩ e ngại, tự ti và bài trừ động kinh. Tuy nam giới bị động kinh cũng có khả năng di truyền sang con nhưng không phải là 100%, bằng các biện pháp ngăn ngừa từ sớm, điều này sẽ không xảy ra.
Một sự thật mà nhiều người nên biết chính là vẫn có nhiều bệnh nhân động kinh khi được sử dụng thuốc đúng cách, họ vẫn rất thông minh, có trình độ cao, có chỗ đứng trong sự nghiệp và xã hội. Bằng các phương pháp điều trị khoa học, động kinh không phải là căn bệnh nan y, ngược lại nó hoàn toàn có cách điều trị hiệu quả và dứt điểm.
Theo nghiên cứu, trong trường hợp cả bố và mẹ đều là bệnh nhân động kinh, tỉ lệ di truyền tự nhiên sang con sẽ là 25%. Trong khi đó, nếu chỉ có ba hoặc mẹ có tiền sử động kinh, tỉ lệ di truyền sẽ rất thấp, thậm chí là 0 khi mẹ đi khám sức khỏe định kỳ và áp dụng các phương pháp chăm sóc đúng đắn nhất.
Tóm lại, dù là nam hay nữ, bệnh nhân động kinh hoàn toàn có thể kết hôn và lập gia đình như những người bình thường khác chỉ cần cẩn trọng và biết cách chăm sóc cơ thể hơn.
Trước khi kết hôn, người bị động kinh nên lưu ý những gì?
Trong quá trình sinh hoạt vợ chồng
Người mắc bệnh động kinh sẽ gặp rất nhiều trở ngại trong cuộc sống, đặc biệt là quan hệ vợ chồng, chuyện chăn gối cần phải đặc biệt quan tâm. Trong các cuộc mây mưa, cảm giác hưng phấn rất dễ làm hệ thần kinh trung ương gặp phải các kích thích, rất có thể diễn ra cơn co giật đột ngột. Chính vì vậy mà những bệnh nhân mắc động kinh khi kết hôn phải duy trì thói quen uống thuốc đều đặn để kiểm soát được các cơn co giật.
Ngoài ra, khi mắc động kinh, người bệnh rất thường cảm thấy lo lắng, bồn chồn và dễ rơi vào cảm giác căng thẳng, ảnh hưởng nhiều đến quá trình sinh hoạt vợ chồng.
Phụ nữ và nam giới mắc động kinh thường xuất hiện tình trạng suy yếu tinh trùng, thụ thai khó. Do đó, phải có quá trình chăm sóc sức khỏe tốt mới có thể sinh con. Đặc biệt, tác dụng phụ của thuốc chống động kinh cũng gây nên nhiều trở ngại trong quá trình sinh hoạt vợ chồng, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hôn nhân của người bị động kinh.
Khả năng sinh sản của người bệnh động kinh
Hiện nay, thuốc chống động kinh là phương pháp điều trị phổ biến hàng đầu và áp dụng với hầu hết các bệnh nhân kể cả nam lẫn nữ, trẻ em hay người trưởng thành. Theo các nghiên cứu, các loại thuốc kháng co giật (AED) ẩn chứa khá nhiều các tác dụng phụ đối với người sử dụng lâu dài.
Đối với nam giới, các loại thuốc này sẽ làm nam giới có hiện tượng giảm sản xuất tinh trùng, gia tăng căng thẳng, lo âu, trầm cảm dẫn đến rối loạn cương dương, giảm ham muốn.
Trong khi đó, nữ giới dùng thuốc chống động kinh quá nhiều dễ bị rối loạn kinh nguyệt, buồng trứng đa nang làm giảm khả năng sinh sản.
Chính vì các yếu tố này mà hầu hết các bác sĩ đều đưa ra lời khuyên là bệnh nhân mắc động kinh phải khám sàng lọc trước khi quyết định kết hợp để khắc phục các vấn đề một cách triệt để, dứt điểm.
Khám sức khỏe sàng lọc tiền hôn nhân
Dù có mắc động kinh hay không, mọi người trưởng thành nên tiến hành khám sàng lọc sức khỏe tiền hôn nhân để đảm bảo an toàn cho bản thân lẫn thế hệ sau này. Việc này cũng rất tốt với sức khỏe và cuộc sống hôn nhân của người bị động kinh.
Theo đó, việc khám sàng lọc sẽ tìm ra các nguy cơ tiềm ẩn ở bệnh nhân động kinh có khả năng di truyền sang con hay không. Kết quả là giảm thiểu tối đa việc trẻ sơ sinh mắc động kinh sau khi chào đời, ảnh hưởng đến cuộc sống rất nhiều.
Trong trường hợp người bị động kinh đã mang thai và đang tiến đến hôn nhân, hãy đến ngay bệnh viện để nghe lời khuyên của bác sĩ. Vì trong quá trình mang thai, mẹ bầu sử dụng loại thuốc nào rất quan trọng, cận thận sẽ giúp đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé sau này.
Tỉ lệ di truyền của động kinh như thế nào?
Tỉ lệ động kinh di truyền ở mỗi đối tượng và nguyên nhân gây bệnh là khác nhau. Do đó không phải cứ được sinh ra từ bố mẹ từng mắc động kinh, trẻ cũng mắc bệnh theo. Cụ thể, tỉ lệ di truyền động kinh được xác định như sau:
- Tỉ lệ động kinh với trẻ em mà phát bệnh trước 20 tuổi là 1%.
- Nếu bố hoặc mẹ mắc động kinh, tỉ lệ mắc bệnh của trẻ em sẽ tăng lên khoảng 2 – 5%. Bên cạnh đó, ông bà mắc động kinh cũng có thể di truyền cho cháu với tỉ lệ thấp hơn từ bố mẹ.
- Động kinh do một số bệnh về não như u xơ, u não, ung thư não có tỉ lệ di truyền từ mẹ sang con khá cao, hầu như là đều di truyền.
- Số thành viên trong gia đình mắc động kinh càng nhiều, tỉ lệ mắc bệnh ở trẻ em đời sau càng cao.
- Dạng động kinh toàn thể với cả hai bên nào đều bị tổn thương có tỉ lệ di truyền cao hơn động kinh cục bộ, động kinh khu trú.
- Động kinh vô căn có tỉ lệ di truyền cao nhất vì dường như chúng xuất hiện vì gen.
- Đối với người mắc động kinh do đột quỵ não, chấn thương sọ não do tai nạn thì tỉ lệ di truyền sang con cháu rất hiếm.
Ngưỡng co giật của bệnh động kinh
Theo các nghiên cứu, ngưỡng co giật có liên quan rất mật thiết với bệnh động kinh ở trẻ em vì di truyền từ thế hệ trước. Ngưỡng co giật là mức độ chịu đựng của não, tức là khi các tín hiệu điện trong não vượt qua ngưỡng giới hạn này, các cơn động kinh co giật sẽ xuất hiện đột ngột. Ngưỡng co giật được xem là chỉ số về sức đề kháng của não bộ.
Mỗi người sẽ có một ngưỡng co giật cao thấp khác nhau mà không bằng nhau, ở trẻ em sơ sinh, chỉ số này dường như sẽ được di truyền từ bố mẹ. Trong trường hợp bố mẹ bị động kinh và có ngưỡng co giật thất, trẻ cũng có nguy cơ cao bị di truyền bệnh từ bố mẹ. Ngoài yếu tố di truyền, các chấn thương của vùng não cũng làm giảm ngưỡng co giật dễ dẫn đến động kinh.
Phòng ngừa bệnh động kinh cho con từ sớm
Đối với những người bị động kinh, hành trang trước khi kết hôn phải được chuẩn bị kỹ lưỡng và đầy đủ để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cả mẹ và con.
Trong đó, các biện pháp phòng ngừa bệnh động kinh cho con từ sớm là điều rất cần thiết nhằm giúp trẻ sinh ra được khỏe mạnh, thoát khỏi căn bệnh phiền toái, ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt và học tập sau này. Do đó, đây là bước vô cùng cần thiết cho cuộc hôn nhân của người bị động kinh.
Vậy người bị động kinh trước khi kết hôn cần nắm bắt những gì để ngăn ngừa động kinh cho con?
Ngăn chặn chấn thương sọ não ở trẻ
Thai nhi trong bụng mẹ lẫn trẻ em sơ sinh đều có cấu tạo vỏ não rất mỏng manh và mềm, chỉ một lực tác động nhất định cũng sẽ làm nó bị tổn thương. Mà não chấn thương là nguyên nhân lớn gây nên động kinh. Cộng với tiền sử mắc bệnh của bố hoặc mẹ, tỉ lệ con bị động kinh sẽ cao hơn rất nhiều.
Chính vì vậy, trong suốt quá trình mang thai, mẹ bầu phải quan tâm đến việc đi lại, ăn đủ chất, thư giãn, không được căng thẳng, hạn chế để cơ thể bị nhiễm độc, không sử dụng thuốc bừa bãi, không ăn đồ độc hại…
Trong quá trình sinh, hãy chọn bệnh viện uy tín để khi thai nhi được lấy ra khỏi bụng mẹ được an toàn nhất, hạn chế tối đa chấn thương não bộ làm gia tăng nguy cơ động kinh.
Phòng các bệnh lý có thể làm tổn thương não
Ngoài chấn thương não, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất dễ bị động kinh mo mắc phải các bệnh lý về virus não như viêm não Nhật Bản, viêm màng não mủ, virus sởi… Ngoài ra, cơ thể mẹ bầu mà bị nhiễm trùng, bị sốt cao liên tục cũng rất dễ làm ảnh hưởng đến bộ não của thai nhi, tăng tỉ lệ động kinh.
Trẻ sơ sinh phải được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc-xin ngừa bệnh về não phổ biến vừa ngăn ngừa động kinh vừa đảm bảo an toàn sức khỏe cho con.
Ngăn ngừa cơn sốt cao co giật
Sốt cao ở trẻ nhỏ rất dễ gây nên các cơn co giật, nhưng ban đầu nó không thể hình thành nên động kinh. Nếu để trẻ bị sốt cao co giật liên tục, có thể tình trạng này sẽ tiến triển thành động kinh tiêu cực, cứ mỗi khi cơ thể nóng là xuất hiện co giật toàn thể.
Chính vì vậy, bố mẹ trước khi sinh con phải biết được cách sơ cứu và hạ sốt nhanh đúng cách nhằm giảm thiểu động kinh co giật vì sốt cao.
Hạn chế căng thẳng, mệt mỏi quá mức
Người bị động kinh rất dễ bị căng thẳng quá mức dẫn đến trầm cảm, điều này diễn ra với mẹ bầu sẽ có ảnh hưởng rất tiêu cực đến suy nghĩ và khả năng biểu lộ cảm xúc của con sau này. Chính vì vậy, phụ nữ bị động kinh khi mang thai cần phải được chăm sóc tốt về cả mặt thể chất lẫn tinh thần, không được quát mắng, lo âu quá mức. Chồng và gia đình phải luôn ở bên cạnh trông nom, quan sát các biểu hiện của mẹ bầu nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối trong suốt quá trình mang thai.
Khi con đã được sinh ra, bố mẹ cũng phải tạo điều kiện sống vui vẻ, lạc quan cho bé nhằm hạn chế căng thẳng và mệt mỏi quá mức dẫn đến cơ giật. Điều này rất cần thiết đối với nhóm trẻ em đã được chẩn đoán mắc động kinh sau khi ra đời vì di truyền từ bố mẹ.
Người bị động kinh nên bổ sung thảo dược đông y
Thảo dược đông y là một trong những thành phần được ưu tiên và lựa chọn hàng đầu trong việc điều trị động kinh ở người trưởng thành lẫn trẻ nhỏ. Một số các loại thảo dược đông y như câu đằng, an tức hương, rau đắng biển, khổ qua rừng… thậm chí đã được nghiên cứu khoa học chứng minh có thành phần giảm căng thẳng, hỗ trợ hệ thống thần kinh trung ương và hạn chế các cơn co giật hữu hiệu tương tự thuốc.
Sử dụng thuốc Đông y để cải thiện sức khỏe và điều trị bệnh động kinh hiệu quả
Sử dụng bổ sung thảo dược Đông y điều trị động kinh có thể giảm tác dụng phụ của thuốc, tăng hiệu quả điều trị bệnh cho người bị động kinh. Nhờ đó, nam giới sẽ ổn định hơn trong việc sản xuất tinh trùng, cương dương không còn rối loạn nữa. Ở phụ nữ, khả năng sinh sản cũng không bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của thuốc kháng động kinh.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tuyệt đối, người bị động kinh nên đến tham khảo ý kiến của bác sĩ trước nhằm biết rằng loại thuốc đang sử dụng có được kết hợp với thảo dược đông hay không. Bên cạnh đó, họ sẽ đưa ra các gợi ý về liều lượng thảo mộc sử dụng hàng ngày để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Như bạn đã biết, người bị động kinh hoàn toàn có thể kết hôn mà không phải e ngại hay tự ti về bệnh tình của mình. Bằng cách điều trị đúng cách, hợp lý, người bị động kinh cũng có cuộc sống như bao người bình thường khác.
ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN
Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.
Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:
0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.
0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh
Gửi bình luận của bạn