Trẻ em bị động kinh có đi bơi được không?

Bên cạnh những lợi ích tuyệt vời, nhiều người vẫn đang rất thắc mắc trẻ em bị động kinh có bơi được hay không?

Ngày đăng: 23-01-2021

1,069 lượt xem

Trẻ em bị động kinh hãy cẩn thận khi bơi

Trên thực tế, bằng nhiều phương pháp khoa học và cách theo dõi, chăm sóc đúng đắn của người thân, trẻ em bị động kinh vẫn có thể bơi ở những diện tích, phạm vi an toàn nhất định. Có nghĩa là trẻ em bị động kinh có thể bơi trong sự kiểm soát và bảo vệ 1:1 của bố mẹ, người trưởng thành.

Trong các trường hợp khác, không để trẻ em bị động kinh bơi một mình mà không có bất cứ sự kiểm soát, quan sát nào từ người lớn ở xung quanh. Theo các nhà khoa học từ Anh, trẻ em hay người lớn mắc bệnh động kinh cũng đều nên cân nhắc trong việc tắm hồ bơi, tắm biển một mình, thay vào đó hãy tắm vòi sen.

Thói quen này sẽ đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người bị động kinh, hạn chế tối đa việc xuất hiện các cơn co giật trong môi trường nguy hiểm.

Cũng theo khảo sát từ nhóm chuyên gia về thần kinh đến từ Anh này, tỉ lệ người bị động kinh đuối nước khi bơi mà không có sự kiểm soát và bảo vệ rất nhiều. Sau hơn 51 cuộc nghiên cứu trên nhiều lãnh thổ thế giới, kết luận được các nhà khoa học đưa ra chính là nguy cơ đuối nước ở người mắc động kinh cao gấp 19 lần người bình thường. Do đó, trẻ em bị động kinh một là chỉ được bơi trong sự kèm cặp của bố mẹ hai là không nên đi bơi.  

       

Cha mẹ cần giám sát khi trẻ động kinh muốn học bơi

Khi cho bé đi bơi, phụ huynh nên chăm sóc gì cho trẻ em bị động kinh?

Địa điểm bơi

Đầu tiên, bố mẹ cần quan tâm đến địa điểm để trẻ bị động kinh tập bơi phải đạt được các tiêu chí an toàn nhất định. Vì trên thực tế, bệnh nhân động kinh không được bơi lội một cách tự do như người bình thường, việc cho trẻ mắc bệnh bơi chỉ mang tính “mô phỏng”. Do đó, chỉ nên để trẻ bơi ở các hồ có diện tích nhỏ, nước nông và chỉ có độ sâu bên ngang ngực của trẻ.

Bảo vệ bé an toàn tuyệt đối

Trong suốt quá trình bơi lội, dù diện tích hồ rất bé và mực nước cũng thấp nhưng bạn vẫn phải đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho trẻ em mắc bệnh động kinh.

Hãy luôn cạnh bên bé, nâng đỡ giúp con an tâm, không sợ sệt khi bơi. Không bao giờ được rời tay khi cùng trẻ em bị động kinh bơi trong nước.

Thời gian bơi

Không nên để trẻ em bị động kinh tập bơi quá lâu, tốt nhất chỉ là nên thư giãn khoảng 15 – 20 phút. Lạnh hay nhiễm nước có thể làm các cơn co giật động kinh khởi phát.

Nên cho trẻ động kinh tập bơi từ 15-20 phút

*KẾT LUẬN

Thứ nhất, trẻ em bị động kinh không nên đi bơi ở biển, hồ bơi lớn vì đây có thể là chất xúc tác làm các cơn co giật tái phát đột ngột, nguy hiểm đến tính mạng.

Thứ hai, nếu muốn để bé thư giãn vì bơi rất thoải mái, bố mẹ phải đảm bảo được an toàn tuyệt đối như các lưu ý vừa nêu trên.

Tổng quan về bệnh động kinh ở trẻ em

Động kinh là gì?

Động kinh là một căn bệnh mãn tính liên quan trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương. Từ nhiều nguyên nhân khác nhau về dị tật, gen hay chấn thương từ tác động bên ngoài, bệnh tật mà cấu trúc não bị ảnh hưởng làm rối loạn đường truyền tín hiệu, xung điện đột ngột làm xuất hiện co giật cục bộ hay toàn thể.

Trên thực tế, động kinh là bệnh hoàn toàn có thể điều trị được nhưng cần rất nhiều thời gian và sự kiên trì, sức bền bỉ của người bệnh. Tỉ lệ di truyền của động kinh được đánh giá là khá cao, do đó, người có tiền sử mắc bệnh phải rất cẩn trọng khi kết hôn, mang thai. Trẻ sơ sinh có mắc động kinh hay không quyết định rất nhiều bởi sự quan tâm, chăm sóc sức khỏe của mẹ bầu.

Bên cạnh đó, các nghiên cứu và khảo sát từ nhiều tổ chức y tế, bệnh động kinh là mối đe dọa với mọi đối tượng, mọi lứa tuổi và mọi người chứ không riêng gì với bất cứ ai. Ngoài động kinh gây co giật cơ thể, trẻ em mắc bệnh còn gặp phải nhiều biểu hiện, triệu chứng khác có ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống, thậm chí là tương lai.

Nguyên nhân gây nên động kinh ở trẻ em

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên động kinh ở trẻ em, thậm chí là cả động kinh vô căn không có nguồn gốc cụ thể. Do đó, đến nay, ngành y tế chỉ có thể thống kê được các nguyên nhân gây động kinh ở trẻ em sau đây:

Động kinh ở trẻ em do di truyền

Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên động kinh ở trẻ em và cũng có một phần bắt nguồn từ thế hệ trước là bố mẹ, người thân trong gia đình. Do đó mà trong quá trình mang thai, bố mẹ có tiền sử mắc động kinh cần phải quan tâm nhiều hơn đến dinh dưỡng, vận động, thói quen sinh hoạt để hạn chế tối đa việc di truyền bệnh cho con. Động kinh ở trẻ em có ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống tương lai, học tập và làm việc.

Động kinh ở trẻ em do chấn thương trước sinh

Trong quá trình mang thai, mẹ không cẩn thận té ngã làm vỏ não non nớt của thai nhi bị tổn thương dẫn đến động kinh. Bên cạnh đó, các vấn đề như mẹ bầu bị ngộ độc, nhiễm trùng, nhiễm độc chì, sốc thuốc, thai nhi bị hẹp hộp sọ, thai nhi bị thiếu dinh dưỡng hay thiếu chất… cũng là nguyên nhân trước sinh dẫn đến co giật động kinh ở trẻ em.

Động kinh ở trẻ em do quá trình sinh

Trẻ em sơ sinh trong quá trình chào đời gặp một số vấn đề cũng ảnh hưởng nặng đến não bộ, hệ thần kinh trung ương dẫn đến động kinh nguy hiểm, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống.

Chẳng hạn phải kể đến như hạ đường huyết sau sinh, sinh non dưới 37 tuần, trẻ sơ sinh thấp dưới 2,5kg, trẻ bị ngạt khi sinh, quá trình sinh sử dụng kẹp thai, hút thai, đẻ chỉ huy, vàng da…

Động kinh ở trẻ em vì nhiễm các bệnh về não

Một số loại virus xâm nhập vào não bộ và gây nên các căn bệnh như u não, ung thư não, suy não, viêm màng não… cũng là nguyên nhân trực tiếp gây ra động kinh ở trẻ em. Vì vậy mà các bác sĩ luôn đưa ra lời khuyên là bố mẹ nên đưa trẻ sơ sinh đi tiêm ngừa các loại bệnh cần thiết từ bé để tránh nguy hiểm đến sức khỏe sau này.

Dấu hiệu bệnh động kinh ở trẻ em

Động kinh ở trẻ em ban đầu rất khó phát hiện vì dấu hiệu khởi phát nhẹ nhàng, ít rõ rệt, trừ các cơn co giật, co cứng cơ. Do đó, để phát hiện sớm động kinh ở trẻ em là điều rất khó trừ khi bố mẹ cẩn thận cho con đi khám sàng lọc từ sớm từ các biểu hiện bất thường nhỏ nhất. Theo đó, dấu hiệu bệnh động kinh ở trẻ em được chia thành hai loại lớn là cơn động kinh toàn bộ và cơn động kinh cục bộ.

Cơn động kinh toàn bộ

Gọi là cơn động kinh toàn bộ vì nguyên nhân xuất phát bởi cả 2 bên bán cầu não đều bị tổn thương, rối loạn diễn ra toàn bộ hai bên não trái và phải dẫn đến biểu hiện cũng lan rộng ra toàn cơ thể. Dấu hiệu của động kinh toàn thể được chia ra thành các dạng như sau:

Cơn vắng ý thức: Đây là một trong các dạng động kinh ở trẻ em vô cùng phổ biến và gây ra hậu quả rất nghiêm trọng cho não bộ lẫn hệ thần kinh. Khi khởi phát bệnh, nếu không chú ý, bạn sẽ không thể nhận biết được chúng nên việc phát hiện rất khó khăn.

Trẻ em bị vắng ý thức lúc lên cơn sẽ dừng lại mọi hoạt động đang thực hiện, mắt nhìn chằm chằm vào một hướng nhưng vô thức, mất đi hoàn toàn ý thức, không có khả năng cầm nắm đồ vật. Cơn vắng ý thức chỉ kéo dài trong khoảng dưới 20 giây, chớp nhoáng, nhanh chóng. Càng để lâu, hệ thống thần kinh sẽ càng bị ảnh hưởng nặng nề hơn, trẻ rất dễ bị rối loạn hành động, hay quên, đãng trí, kém thông minh.

Cơn giật cơ: Trẻ em khi khởi phát dạng động kinh này, trên cơ thể sẽ xuất hiện các cơn co giật nhanh như tia chớp ở tay, chân, mắt, môi hai bên đối xứng nhau. Đây là dấu hiệu động kinh toàn thể không gây nên mất ý thức duy nhất trong nhóm.

Cơn co giật: Dấu hiệu này thường hay xuất hiện khi trẻ bị sốt cao, tình trạng phổ biến là hai bên người cân xứng bị co giật bất thình lình với tốc độ chậm.

Cơn tăng trương lực: Trẻ em bị động kinh theo dạng này sẽ bị rối loạn ý thức, toàn thân cứng lại và không thể giãn ra được trong vòng vài giây đến 1 phút.

Cơn mất trương lực: Trẻ em mắc động kinh mất trương lực khi khởi phát bệnh toàn cơ thể sẽ giảm khả năng vận động, nửa người trên hoặc đầu có xu hướng gục xuống, ngã về phía trước, việc cầm nắm khó khăn, di chuyển bất tiện, thậm chí là té ngã, cơ thể mềm nhũn.

Cơn co cứng co giật: Đây là dạng động kinh toàn thể mà dấu hiệu biểu lộ ra ngoài mạnh mẽ, rõ rệt và dữ dội nhất mà người bệnh phải gánh chịu.

Giai đoạn đầu toàn cơ thể trẻ sẽ co cứng lại, mất toàn bộ ý thức và té ngã, hô hấp khó khăn, răng cắn chặt, mắt nhìn chằm chằm. Sau đó, toàn cơ thể co giật liên hồi theo nhịp nhanh và đều, sùi bọt mép, răng siết chặt hơn. Sau khi chấm dứt cơn lớn, trẻ em có thể sẽ ngất xỉu, ngủ đi vài giờ đồng hồ và tỉnh lại trong trạng thái mệt mỏi, không nhớ gì về quá trình đã diễn ra, lú lẫn.

Cơn động kinh cục bộ

Trong động kinh cục bộ, người bệnh có thể mắc phải dạng đơn giản hoặc phức tạp với các biểu hiện khác nhau. Cụ thể, trẻ em bị động kinh cục bộ sẽ có các biểu hiện sau đây:

Động kinh cục bộ đơn giản: Các đầu ngón tay, ngón chân, một bên mặt, một bên người có hiện tượng co giật nhẹ trong vòng vài giây, vài chục giây. Bên cạnh đó, trẻ có thể bị quay mắt, có biểu hiện giơ tay nhưng ánh mắt lại mơ màng, không có hồn, rối loạn khả năng nghe nói. Tuy nhiên, dạng động kinh này không làm người bệnh mất ý thức.

Động kinh cục bộ phức tạp: Dạng động kinh này có thể làm mất một phần hoặc toàn bộ ý thức, cũng có trường hợp giữ được ý thức khi khởi phát bệnh. Khi khởi phát cơn động kinh này, trẻ bị rối loạn một số các giác quan như thính giác, vị giác và khả năng ngôn ngữ, mất khả năng hiểu và phản hồi. Động kinh cục bộ phức tạp còn gây ra các biểu hiện như chép miệng, nhai, xoay tay liên tục trong vô thức, trẻ em mắc bệnh nếu không được điều trị tốt sẽ dẫn đến động kinh toàn phần nguy hiểm hơn.

Chăm sóc và chữa trị trẻ em bị động kinh theo các cách nào?

Cho trẻ uống thuốc chống động kinh

Thuốc chống động kinh có nhiều tác dụng phụ vì vậy mà cần phải thật cẩn thận, kỹ lưỡng trong việc cho trẻ uống mỗi ngày.

Mỗi ngày, bạn phải theo dõi tình trạng hấp thụ thuốc của trẻ em mắc động kinh có tốt hay không, ghi chép lại các dấu hiệu bất thường để báo cho bác sĩ trong lần tái khám tiếp theo. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ cho trẻ thay đổi loại thuốc nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe tổng thể.

Không được tự ý thêm bớt, nâng hạ liều lượng, thay đổi loại thuốc vì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng sức khỏe, tinh thần của trẻ em.

Chỉ cho trẻ uống thuốc chống động kinh theo đúng chỉ dẫn của y bác sĩ có chuyên môn mới có thể đạt được hiệu quả điều trị bệnh nhanh chóng như mong muốn.

Cho trẻ học tập, tham gia các hoạt động trị liệu

Trẻ em bị động kinh sẽ chậm phát triển về trí tuệ và khả năng tư duy, vận động nên sẽ có quá trình học tập khó khăn hơn bạn bè đồng trang lứa trong lớp. Để giúp con học tập tốt hơn, hòa nhập hơn với cuộc sống bình thường, bố mẹ nên cho con tham gia các lớp nâng cao tư duy, cải thiện khả năng ghi nhớ, khơi gợi sức tưởng tượng.

Nhiều chuyên gia cũng đưa ra lời khuyên rằng nên cho trẻ em mắc động kinh học tập tại các lớp đặc biệt để giúp trẻ không có cảm giác bị cô lập, thụ động và kì thì từ bạn bè. Sau khi các chức năng đã được cải thiện, tính hòa nhập của trẻ tốt hơn, hãy đưa trẻ trở lại lớp học thông thường.

Điều trị bằng đông y

Hiện nay, đông y cũng là một trong những phương pháp điều trị động kinh hiệu quả mà nhiều người áp dụng vì nhiều ưu điểm, tiện, chi phí thấp. Đối với việc điều trị động kinh ở trẻ em bằng đông y, bố mẹ nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ, chuyên gia trước vì cơ thể non nớt rất dễ bị tác động.

Thay vào đó, trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày, mẹ nên thêm vào cho con các nguyên liệu tự nhiên có khả năng tăng cường não bộ như bí đỏ, hải sản, trái cây, rau tươi…

Hy vọng với lời giải đáp về thắc mắc trẻ em bị động kinh có bơi được không trên đây, bố mẹ sẽ có được những phương án chăm sóc con nhỏ hợp lý và khoa học nhất.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha