Số liệu thống kê cho thấy, 30% trẻ ngạt chu sinh có nguy cơ gặp các cơn co giật và tiến triển thành bệnh động kinh sau khi chào đời.
Ngày đăng: 27-06-2019
1,057 lượt xem
Ngạt chu sinh ở trẻ là gì
Ngạt chu sinh hay còn gọi là ngạt sơ sinh, đây là tình trạng trẻ không thể thở bình thường ngay trước, trong hoặc sau khi sinh, dẫn đến những thương tổn trên hầu hết các cơ quan như tim, phổi, gan, ruột, thận,… đặc biệt là tổn thương não, bởi chúng thường nghiêm trọng và ít có khả năng hồi phục nhất.
Ngạt chu sinh ở trẻ có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm ở trẻ
Nguyên nhân gây ngạt chu sinh
- Người mẹ khi mang thai gặp một số bệnh lý như tăng huyết áp hoặc huyết áp thấp, đái tháo đường, bệnh nhiễm trùng hoặc lạm dụng ma túy (cocain, heroin,..) và các chất kích thích.
- Mẹ bầu không nằm trong độ tuổi sinh đẻ (quá trẻ hoặc quá già), sinh nhiều con cùng lúc hoặc không được chăm sóc đúng cách sau sinh.
- Trong khi sinh, người mẹ bị thiếu máu, sản giật nặng hoặc tiền sản giật.
- Thai nhi gặp tình trạng thiếu máu hoặc mắc các bệnh lý tim bẩm sinh như bệnh cơ tim, suy tim,… gây cản trở quá trình tuần hoàn máu và hô hấp.
Mối liên hệ giữa ngạt chu sinh và động kinh
Thiếu oxy, thiếu máu trong ngạt chu sinh có thể khiến não bộ giảm tái tạo năng lượng. Điều này dẫn đến sự gia tăng nồng độ chất kích thích (Glutamate), trong khi đó chất ức chế (GABA) lại giảm mạnh kèm theo là những thay đổi trong màng tế bào, khiến não bộ bị kích thích quá mức, từ đó hình thành nên những cơn co giật và có thể phát triển thành động kinh sau một ngày kể từ khi trẻ chào đời.
Động kinh do ngạt chu sinh xảy ra cùng lúc khiến não bộ của trẻ tổn thương nghiêm trọng và khó hồi phục hơn. Do vậy việc phát hiện và điều trị sớm là rất quan trọng.
Bệnh động kinh là biến chứng thường gặp do ngạt chu sinh
Điều trị ngạt chu sinh và phòng ngừa cơn động kinh
Để hạn chế tình trạng ngạt chu sinh, thai nhi và cả mẹ phải được chăm sóc kỹ lưỡng trong suốt thai kỳ, cụ thể như sau:
Thời điểm trước sinh:
- Mổ lấy thai khi có chỉ định.
- Phối hợp chặt chẽ với bác sĩ để hồi sức kịp thời những thai nhi có nguy cơ ngạt chu sinh.
Thời điểm khi sinh
- Đảm bảo hồi sức thật tốt (hô hấp hỗ trợ, ấn ngực, hoặc dùng thuốc) khi có chỉ định để tránh tình trạng trẻ bị thiếu oxy, thiếu máu.
- Chuyển trẻ đến phòng chăm sóc tích cực (NICU) ngay khi có dấu hiệu suy hô hấp
Sau khi sinh:
- Ổn định tuần hoàn máu và huyết áp.
- Duy trì tốc độ chuyển hóa sinh lý, đặc biệt là calci, natri và glucose
- Thận trọng với lượng dịch truyền tĩnh mạch.
- Ngăn ngừa và xử trí tổn thương tại các cơ quan: tim, thận, gan, phổi,…
- Kiểm soát cơn co giật bằng thuốc (phenobarbital, fosphenytoin, keppra,…) trong 1 – 6 tháng đầu thai kì hoặc dài hơn khi có chỉ định.
Khi trẻ lớn hơn, nếu tình trạng co giật vẫn tái diễn hoặc đã tiến triển thành động kinh, cha mẹ có thể tham khảo sử dụng thêm các phương thuốc Đông y để điều trị bệnh động kinh đã được chứng minh có tác dụng trấn kinh, an thần, ổn định dẫn truyền thần kinh rất tốt nên giúp làm giảm tần suất, mức độ, thời gian diễn ra cơn co giật hiệu quả, đóng vai trò như các tiền chất dinh dưỡng cho não bộ, góp phần thúc đẩy quá trình hồi phục vận động, giúp trẻ bớt mệt mỏi sau cơn.
<<CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH BẰNG PHƯƠNG THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN>>
LIÊN HỆ TƯ VẤN:
0378.041.262
0913.826.068
Địa chỉ: TRỊNH THẾ ANH (con trai): số nhà 10/1/2A, đường 26 (phía sau hoa viên Bình Quới), khu phố 7, Phường Linh Đông, Quận Thủ Đức, TP.HCM.
BÙI THỊ HẠNH (Lang y): Khu Đồng Mát, Phường Tân An, thị xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.
Gửi bình luận của bạn