Những vấn đề cần lưu ý khi điều trị bệnh động kinh ở phụ nữ đang mang thai

Điều trị bệnh động kinh ở phụ nữ mang thai, có những vấn đề cần lưu ý nhất định để tránh ảnh hưởng tới thai nhi và các vấn đề về sau.

Ngày đăng: 20-07-2022

560 lượt xem

Nguyên nhân gây bệnh động kinh ở phụ nữ đang mang thai

Phụ nữ mang thai bị bệnh động kinh nên biết rằng một số loại thuốc tân dược có thể ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi, đặc biệt, một số thành phần thuốc có thể khiến thai phụ bị động kinh mà các chuyên gia tìm thấy được là: valproate, trimethadione và phenytoin – chúng làm tăng nguy cơ tạo ra các khuyết tật bẩm sinh như sứt môi, có vấn đề về tim, hoặc ngón tay và ngón chân bị dị dạng, tật nguyền ở thai nhi.

Một nguyên nhân khác là thai phụ do ốm nghén, thiếu ngủ, stress trong thời kỳ mang thai, chứng động kinh có liên quan đến tiền sản giật và các bệnh lý về huyết áp.

Hầu hết thai phụ được khuyên là nên bổ sung acid folic nhưng vitamin cũng không kém phần quan trọng, nó giúp acid folic chuyển hóa nhanh, có thể làm giảm nguy cơ của một số khuyết tật bẩm sinh cho bé trong bụng mẹ. Nếu thiếu acid folic, thai nhi dễ bị sứt môi, nứt đốt sống cổ, tim mạch…

Ngoài ra thai phụ bị bệnh động kinh nếu thiếu vitamin K sau tuần thứ34 của thai kỳ cũng làm tăng nguy cơ rối loạn đông máu ở trẻ sơ sinh được gọi là coagulopathy.

Những hậu quả mà động kinh thai kỳ gây ra

- Động kinh trong khi mang thai có thể khiến sẩy thai nếu thai phụ co giật nặng.

- Khoảng 25 – 40% phụ nữ có sự gia tăng cơn động kinh mãnh liệt trong khi họ đang mang thai

- Chảy máu âm đạo.

- Khả năng cơn động kinh xảy ra thường xuyên thường kéo dài cho đến lúc sinh nở.

- Tiền sản giật (biểu hiện rõ nhất là sự kết hợp của huyết áp cao và sự hiện diện của protein trong nước tiểu sau 20 tuần của thai kỳ).

- Nhau thai bị bóc tách.

Động kinh thai kì thường gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm

Thuốc chống động kinh gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi

Một số loại thuốc chống co giật có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ như: khiếm khuyết ống thần kinh, chậm phát triển về trí tuệ, bệnh tim bẩm sinh…Tuy nhiên, phụ nữ bị bệnh động kinh vẫn có thể sinh con không có khuyết tật, không mắc bệnh động kinh và khỏe mạnh bình như những trẻ khác nếu họ được chăm sóc tốt trước khi sinh.

Vì vậy điều quan trọng nhất là: nếu có ý định sinh con, bệnh nhân cần nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn về cách dùng thuốc, chế độ dinh dưỡng và những điều cần lưu ý khác trong quá trình mang thai. Bên cạnh đó, họ cũng cần tự chuẩn bị cho mình những kiến thức nhất định để đảm bảo an toàn cho bản thân, thai nhi và chăm sóc tốt nhất cho trẻ sau khi ra đời.

Thông thường, các bác sĩ sẽ cân nhắc để giảm liều hoặc dừng tạm thời thuốc chống động kinh cho phụ nữ trước khi họ có ý định mang thai và trong 3 tháng đầu của thai kỳ, đặc biệt là đối với những phụ nữ đã kiểm soát tốt các cơn co giật. 

Một số thuốc chống động kinh gây ra nguy cơ dị tật thai nhi

Thuốc chống động kinh có thể qua sữa mẹ và ảnh hưởng đến bé

Những phụ nữ uống thuốc động kinh có thể cho con bú. Tuy nhiên, một số loại thuốc có thể gây tác dụng phụ khiến trẻ ngủ nhiều hơn. Nếu xảy ra tình trạng này, nên ngừng cho bé bú và trao đổi lại với bác sỹ để có những lời khuyên hữu ích nhất.

Thuốc điều trị động kinh có thể làm giảm hiệu quả của thuốc tránh thai

Hoạt tính của các thuốc tránh thai đường uống có thể bị ảnh hưởng khi dùng cùng với thuốc chống động kinh. Do đó, trong những trường hợp chưa sẵn sàng cho việc mang thai hoặc để tránh mang thai ngoài ý muốn, phụ nữ bị động kinh nên nói chuyện của bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn những cách ngừa thai khác an toàn và hiệu quả hơn.

Đồng thời, nhiều loại thuốc động kinh cũng có thể làm giảm lượng vitamin thiết yếu của cơ thể. Chính vì vậy, phụ nữ bị động kinh và đang trong độ tuổi sinh đẻ nên bổ sung các vitamin, axit folic hàng ngày, đồng thời thực hiện một chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng.

Cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng khi uống thuốc điều trị động kinh

Tần suất và mức độ các cơn co giật bị ảnh hưởng bởi nội tiết tố nữ

Rất nhiều phụ nữ cho biết tần suất các cơn động kinh gia tăng ở một thời điểm nào đó trong chu kỳ kinh nguyệt, thường là trước hoặc sau ngày có kinh khoảng một tuần. Những thay đổi về nội tiết tố (estrogen và progesterone) trong chu kỳ kinh nguyệt là nguyên nhân của hầu hết các thay đổi về tần số và mức độ các cơn động kinh.

Phụ nữ bị động kinh nên sinh thường hay sinh mổ?

Phụ nữ bị động kinh có thể sinh thường nếu không có vấn đề gì về âm đạo. Trong một số trường hợp cần thiết, bác sỹ vẫn có thể chỉ định sinh mổ. Khi cơn co giật xảy gần với thời gian sinh có thể gây nhiều nguy cơ, việc mổ lấy thai thường được thực hiện để tránh ảnh hưởng xấu tới cho mẹ và em bé.

Phụ nữ bị động kinh vẫn có thể sinh con giống như những phụ nữ bình thường khác

Phụ nữ bị động kinh có thể sinh con bình thường nếu không có bất thường về âm đạo. Trong một số trường hợp cần thiết, bác sỹ vẫn có thể chỉ định sinh mổ. Khi cơn co giật xảy gần với thời gian sinh có thể gây nhiều nguy cơ, việc mổ lấy thai thường được thực hiện để tránh ảnh hưởng xấu tới cho mẹ và em bé.

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY

Sử dụng thuốc điều trị động kinh ở phụ nữ đang mang thai

Theo nghiên cứu, trẻ sinh ra bởi bà mẹ có sử dụng thuốc điều trị động kinh ở phụ nữ mang thai và cho con bú thì có nguy cơ sinh ra bị dị tật cao gấp 3 lần bình thường. Trong đó, tỷ lệ xuất hiện những dị tật nghiêm trọng trên trẻ như bệnh tim bẩm sinh khuyết tật ở cơ quan tiết niệu - sinh dục, khuyết tật ống thần kinh, và sứt môi hoặc hở hàm ếch chiếm khoảng 3-7%.

Trong quá trình mang thai, dược động học của thuốc động kinh có thể thay đổi nên liều dùng cần phải được điều chỉnh để cân bằng giữa nguy cơ co giật của thai phụ và giảm đến mức thấp nhất tổn thương cho thai nhi.

Một số thuốc Động kinh gây ra dị tật ở thai nhi

Valproat

Thuốc chống động kinh tăng nguy cơ gây dị tật nghiêm trọng cho thai nhi nếu mẹ sử dụng thuốc valproat được sử dụng đơn độc hay phối hợp với những thuốc khác là rất cao, điều này đã được 4 hệ thống ghi nhận thông tin trong quá trình mang thai và nhiều nghiên cứu lớn nhỏ cảnh báo, nguy cơ có thể lên đến 16% nếu mẹ sử dụng thuốc trong 3 tháng đầu thai kỳ với liều lượng nhiều hơn 1400 mg/ngày. Phụ nên mang thai bị động kinh nên tránh sử dụng thuốc valproat, trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng thì nên dùng liều thấp.

Đối với phụ nữ bị động kinh đang điều trị bằng valproat thì vẫn có thể cho con bú bởi nồng độ valproat đo được trong huyết thanh trẻ bú mẹ thấp.

Lamotrigin

Phụ nữ mang thai sử dụng lamotrigin trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ hở hàm ếch ở thai nhi, liều gây quái thai của lamotrigin đã được báo cáo là trên 200 mg/ngày, đây là số liệu đã được nghiên cứu bởi hệ thống ghi nhận thông tin trong quá trình mang thai ở Bắc Mỹ.

Đặc biệt, thuốc Lamotrigin cũng có khả năng bài tiết vào sữa mẹ với lượng đáng kể, do vậy vẫn có thể ảnh hưởng đến trẻ bú mẹ. Một số báo cáo đã chỉ ra rằng, những đứa trẻ đủ tháng chỉ gặp một chút vấn đề không đáng ngại nếu bú mẹ. Trường hợp trẻ sinh thiếu tháng, nhẹ cân cần theo dõi chặt chẽ biểu hiện độc tính.

Levetiracetam

Levetiracetam là loại thuốc ít được sử dụng ở phụ nữ mang thai bị động kinh bởi nguy cơ gây quái thai của thuốc chưa được nghiên cứu rõ. Levetiracetam có khả năng bài tiết vào sữa mẹ, tuy nhiên, những dữ liệu nghiên cứu gần đây cho rằng nồng độ thuốc trong trẻ sơ sinh là thấp nên việc nuôi con bằng sữa mẹ là có thể được chấp nhận đối với trẻ sơ sinh đủ tháng, nhưng cần theo dõi lâm sàng chặt chẽ.

Tóm lại, đối với phụ nữ mang thai bị động kinh và cần phải sử dụng thuốc chống động kinh cần phải có chỉ định từ bác sĩ và theo dõi chặt chẽ, theo thống kê thì có đến 90% trẻ sinh ra từ mẹ sử dụng thuốc chống động kinh vẫn phát triển bình thường nếu như được kiểm soát sử dụng thuốc trong quá trình mang thai tốt.

Cách phòng ngừa khi điều trị bệnh động kinh ở phụ nữ đang mang thai

- Tốt nhất là bạn hãy thiết lập một chế độ ăn uống lành mạnh, ngủ đủ  giấc và tập thể dục thường xuyên.

- Bổ sung acid folic và vitamin các loại để ngăn ngừa các khuyết tật bẩm sinh cho bé.

- Sử dụng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

- Nhập viện ngay nếu có bất kỳ dấu hiệu tăng nặng sau: choáng, ngất, nhức đầu nhiều, nôn ói, khó thở, chảy máu âm đạo….

 - Không sử dụng nhiều đường và thức uống chứa chất kích thích như cà phê, trà, rượu…

- Chọc ối và siêu âm cao cấp có thể được thực hiện trong thai kỳ để đảm bảo rằng bé đang phát triển bình thường, ngoài ra còn có thể sử dụng phương pháp thử nghiệm huyết thanh alpha-fetoprotein.

Tuy nhiên, nếu rủi ro thì một số biến chứng thai nhi và sản khoa kết hợp, lúc này nguy cơ khuyết tật bẩm sinh là khoảng 4 – 6%. Nguy cơ mắc bệnh động kinh của trẻ sinh ra từ  người mẹ bị bệnh động kinh chỉ khoảng 5%, nếu đó không phải là một dạng rối loạn di truyền.

Chữa bệnh động kinh bằng Đông y như thế nào?

Điều trị hiệu quả Động kinh bằng phương pháp Đông y là phương pháp hiệu quả và an toàn nhất hiện nay. Vì Đông y trị liệu chủ yếu là sử dụng các bài thuốc được nghiên cứu kỹ lưỡng, các loại thảo dược từ thiên nhiên kết hợp với vật lý trị liệu vừa an toàn, lại có công dụng hiệu quả, không gây tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

Phụ nữ mang thai có thể uống thuốc động kinh từ Đông y

Động kinh được chia làm hai thể: Lúc mới đầu, bệnh mới mắc thường thuộc thực do phong hàn ủng trệ, sau đó dần dần thành hư chứng gây tổn thương nhiều đến tâm, thận.

Phương pháp chữa: nếu là thực chứng lấy hóa đàm tức phong là chính, nếu thành hư chứng thì bổ tâm, thận, kiện tỳ hóa đàm là chính. Đề phòng bệnh tái phát, thời gian không có cơn, phương pháp lấy bổ thận, an thần là chính.

Thể phong đàm ủng trệ:

Triệu chứng: giống cơn động kinh điển hình đã nêu ở trên, mạch hoạt sác.

Phương pháp chữa: hóa đàm, tức phong, khai khiếu.

Bài thuốc 1

Nguyên liệu: Trần mễ, Nam tinh sao, Quế, Trần bì, Toàn yết, Bố chính sâm,… và các nguyên liệu khác.

Cách thực hiện: 

Đem tất cả nguyên liệu tán mịn thành bột. Mỗi ngày dùng một lượng vừa đủ với một ít chu sa cho vào tim heo. Hấp cách thủy cho người bệnh ăn. Mỗi tuần ăn 3 lần, liệu trình thuốc điều trị trong vòng 3 tuần.

Bài thuốc 2:

Nguyên liệu: Phèn chua phi, Phèn chua sống, Uất kim…và các vị thuốc khác

Cách thực hiện: Lấy tất cả nguyên liệu tán thành bột mịn. Mỗi ngày uống 2 lần, theo liều lượng quy định của Bác sĩ chuyên khoa.

Bài thuốc 3:

Nguyên liệu: Trần bì, Phục linh, Thiên ma, Bối mẫu, Viễn chí, Cương tàm, Đởm nam tinh, Bán hạ chế,… và các vị thuốc bổ sung khác.

Cách thực hiện: Đem tất cả nguyên liệu tán nhỏ thành bột Lấy gừng, cam thảo, nước trúc lịch nấu thành cao. Sau đó, trộn với bột và hoàn thành từng viên nhỏ. Chia làm 2 lần uống mỗi ngày. Nên cho uống trước khi bệnh nhân lên cơn.

Tâm thận tỳ hư

Triệu chứng: mắc động kinh đã lâu ngày, tái phát đã nhiều lần, khi lên cơn đầu tối, ngã, chân tay run, miệng kêu, hôn mê, sau khi tỉnh mệt mỏi, trí lực giảm sút, sắc mặt không tươi, lưng gối yếu mỏi, ăn ít, đờm nhiều, rêu mỏng, mạch tế hoãn.

Phương pháp chữa: bổ tâm thận, kiện tỳ hóa đàm.

Bài thuốc số 1:

Nguyên liệu: Thục địa, kỳ tử, bạch truật, đảng sâm, long nhãn

Cách thực hiện: Đem tất cả các nguyên liệu vào ấm sắc Mỗi thang sắc 2 lần nước. Sau đó trộn 2 nước đó lại với nhau. Mỗi ngày uống 2 lần. Thuốc sử dụng trong ngày.

Bài thuốc số 2:

Nguên liệu: Bột rau thai  nhi,phục linh, đan sâm, viễn chí, đảng sâm.

Cách thực hiện: em tất cả nguyên liệu sắc nước uống. Nếu bệnh nhân người gầy hư phiền thêm sinh địa, quy bản, mạch môn. Sắc uống hằng ngày. Sử dụng thuốc trong ngày.

Tác dụng của các bài thuốc: Bổ tâm thận, hóa đàm, kiện tỳ.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha