Nhiều bậc phụ huynh thường có tâm lý e ngại và không muốn cho giáo viên biết về tình trạng bệnh động kinh của con em mình, điều này có nên hay không?
Ngày đăng: 27-01-2021
818 lượt xem
Vì sao bạn nên báo cho giáo viên biết trẻ bị động kinh?
Mặc dù động kinh là căn bệnh phổ biến nhưng không phải ai cũng có hiểu biết về nó, một số vẫn vô cùng kì thị đối với bệnh nhân động kinh. Điều này rất dễ gây ra cảm giác e dè, sợ hãi, tự ti cho người bệnh, nhất là trẻ em đang trong giai đoạn phát triển, hình thành nhận thức.
Do đó, việc truyền tải, chia sẻ bệnh động kinh cho giáo viên trên lớp của con là việc nên làm. Nguyên nhân đầu tiên là vì để giúp con xóa bỏ rào cản về sự tự tin, kỳ thị từ mọi người, nhất là bạn bè.
Trẻ bị kỳ thị do mắc động kinh
Sau đây là các lý do mà bạn nên báo lại vấn đề bệnh tình, tình trạng động kinh cho giáo viên trên lớp:
- Hỗ trợ tốt nhất trong quá trình học tập: Việc báo trước với giáo viên sẽ giúp con bạn nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình và tận tâm nhất trong suốt quá trình ngồi trên lớp học, tránh xao lãng và lơ là trong quá trình học.
- Giúp con có điều kiện tốt hơn để giảm chứng lú lẫn, hay quên: Trẻ em mắc bệnh động kinh rất dễ chịu hệ luỵ là hay quên, lơ đãng và trí nhớ kém, mất chú ý, tăng động hay tự kỷ. Các hội chứng này đều làm quá trình tiếp thu kiến thức trên lớp bị gián đoạn, không hiệu quả. Vì vậy, bố mẹ nên báo cho giáo viên biết tình hình bệnh động kinh của con, như vậy sẽ giúp giáo viên cho con ngồi ở vị trí đầu nhằm tăng hiệu quả học tập.
- Có những biện pháp chuẩn bị và có tâm lý sẵn sàng ứng phó với các cơn co giật xuất hiện đột ngột: Trong trường hợp không nói đến bệnh động kinh, nếu lỡ con bỗng dưng khởi phát cơn co giật, giáo viên sẽ chẳng có đủ kiến thức và kỹ năng để sơ cứu kịp thời. Cũng chính vì vậy, tốt nhất là nên báo với giáo viên trước để họ chuẩn bị sẵn tâm lý, đồng thời đảm bảo tốt quá trình học tập của bạn bè đồng trang lứa.
- Nhắc nhở trẻ uống thuốc đúng giờ: Trong suốt quá trình điều trị bệnh, trẻ em bị động kinh phải được duy trì thói quen uống thuốc mỗi ngày, đều đặn và đúng liều lượng theo hướng dẫn của bác sĩ. Cứ như vậy dù là ở nhà hay đến lớp, do đó, bạn phải trao đổi và nhờ sự trợ giúp của giáo viên về tình hình động kinh của con.
- Nhắc nhở bạn bè luôn cảm thông, hòa đồng với con hơn: Tâm lý của trẻ em bị động kinh rất dễ bị kích động, tổn thương dẫn đến tự kỷ, trầm cảm và tự cô lập bản thân. Chính vì vậy, ở lớp học, trẻ cần phải được quan tâm hơn bởi thầy cô giáo và bạn bè. Bằng cách trao đổi, trò chuyện và báo cho giáo viên biết về động kinh của con, họ sẽ có các cách giao tiếp và vui chơi giúp trẻ hòa nhập hơn trong quá trình đến lớp.
Bố mẹ cần làm gì để hỗ trợ quá trình học tập cho trẻ em bị động kinh?
Trong suốt quá trình học tập của mình, trẻ em bị động kinh sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn. Chính vì vậy, khi về nhà, bố mẹ giúp con nhỏ cải thiện nhiều kỹ năng hơn để trẻ có thể hòa nhập tốt hơn với cuộc sống bình thường như bạn bè đồng trang lứa, cụ thể, hãy thực hiện các việc sau đây:
Phải nhớ lịch cho con uống thuốc
Điều quan trọng nhất trong việc điều trị bệnh động kinh ở trẻ em chính là phải uống thuốc đúng cách và đều đặn mỗi ngày. Đây là điều kiện tiên quyết giúp kìm hãm các cơn co giật động kinh tái phát đột ngột nhằm giúp bệnh nhân có cuộc sống như người khỏe mạnh.
Chỉ cần không uống thuốc đúng giờ một lần, các cơn co giật động kinh hoàn toàn có thể xuất hiện đột ngột ngay và dữ dội hơn. Cơn co giật đối với trẻ em mang đến rất nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến rất nhiều vấn đề trong cơ thể, do đó, phải ngăn ngừa tuyệt đối triệu chứng này.
Không quá theo dõi con
Việc chăm sóc và quan tâm con bị động kinh là điều hết sức cần thiết tuy nhiên đối với trẻ em đây là hành động dễ mang đến tâm lý kích động, bí bách và căng thẳng ảnh hưởng đến tâm lý. Chính vì vậy, hãy để con có cuộc sống thoải mái hơn, được tham gia một số hoạt động vui chơi nhưng không vận động quá nhiều.
Tích cực cho trẻ em bị động kinh đi dã ngoại, hoạt động ngoại khóa nhưng phải đảm bảo an toàn cho con.
Quan tâm con hơn khi ở nhà
Trẻ em mắc bệnh động kinh khi học tập rất hay rơi vào trạng thái lú lẫn, hay quên và không chú ý, chính vì vậy bố mẹ phải giúp bé tiếp thu thêm kiến thức khi về đến nhà. Nhưng điều quan trọng chính là không nên ép buộc trẻ học bài một cách cứng nhắc mà phải truyền tải kiến thức thông qua các câu chuyện, trò chơi, hình ảnh để giúp con mình thoải mái, vừa học vừa thư giãn.
Thứ hai, trí tuệ của trẻ em bị động kinh phát triển chậm, nếu không quan tâm con sẽ học tập rất kém, không theo kịp bài giảng trên lớp và dễ rơi vào trạng thái tự ti ảnh hưởng đến tâm lý. Do đó, khi về đến nhà, bố mẹ phải cùng con tăng cường các bài tập tăng kích thích phát triển trí não, cải thiện trí nhớ.
Thứ ba, chế độ dinh dưỡng hết sức quan trọng trong quá trình điều trị động kinh, chính vì vậy, bạn phải cung cấp đầy đủ chất cho con. Một số dưỡng chất có thể giúp tăng hiệu quả ngăn ngừa cơn co giật động kinh ở trẻ em hiệu quả. Ngoài ra, các thực phẩm tốt cho não còn giúp tăng cường hoạt động não bộ, kích thích trí tuệ, tăng trí thông minh. Những điều này rất cần thiết giúp trẻ học tập tốt hơn. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp giảm thiểu các tác dụng phụ của thuốc chống động kinh.
Hãy xây dựng kế hoạch học tập cho con, trẻ bị động kinh cần làm việc có thời khóa biểu để tăng tính ghi nhớ, kỉ luật và tập trung.
Cần quan tâm đặc biệt đến trẻ bị động kinh
Bệnh động kinh ở trẻ em có điều trị dứt điểm được không?
Tìm hiểu chung về bệnh động kinh
Như đã đề cập, động kinh là bệnh rất phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu biết rõ về nó. Thậm chí cho đến ngày nay, hàng loạt các suy nghĩ lệch lạc về động kinh vẫn tồn tại, chẳng hạn như động kinh là bệnh tâm thần, động kinh là do ma quỷ nhập, động kinh không chữa khỏi được… Trên thực tế, đây đều là các suy nghĩ hết sức lệch lạc về bệnh động kinh.
Vì vậy, phải có hiểu biết rõ ràng về bệnh thì điều trị mới hiệu quả, nhanh chóng. Về định nghĩa, động kinh là bệnh liên quan đến rối loạn hệ thống thần kinh trung ương, não bộ thường xuyên xuất hiện các xung điện đột ngột gây ra các cơn co giật động kinh.
Biểu hiện rõ rệt nhất của động kinh là các cơn co giật, ngoài ra còn có các triệu chứng khó nhận biết như vắng ý thức, giật cơ. Bên cạnh đó, động kinh còn có rất nhiều các dấu hiệu đa dạng khác.
Động kinh xuất hiện bởi nhiều nguyên nhân, ở trẻ em phải kể đến như: Di truyền, chấn thương trong thai kỳ, chấn thương trong quá trình ra đời, mẹ bầu bị chấn thương hay nhiễm trùng hoặc nhiễm độc chì.
Một số trường hợp trẻ em còn mắc dạng động kinh vô căn không thể nào tìm ra nguyên nhân. Tuy nhiên chứng động kinh này không nguy hiểm, không tiến triển thành động kinh toàn thể sau này. Nhưng phải trải qua các phương pháp kiểm tra, xét nghiệm thì mới có thể chẩn đoán được động kinh ở dạng nào. Vì vậy, ngay khi phát hiện các biểu hiện khác lạ ở trẻ, bố mẹ cần phải đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra.
Các dạng bệnh động kinh thường gặp
Theo nguyên nhân, động kinh được chia thành hai dạng là động kinh vô căn và động kinh thứ phát (xuất hiện bởi các căn bệnh khác). Nếu xét theo mức độ, động kinh có hai dạng là toàn thể và thứ phát.
Động kinh cục bộ
Đây là dạng động kinh xuất hiện vì một bên bán cầu não bị chấn thương, các tín hiệu bên trong chỉ bị rối loạn ở một phần của hệ thống thần kinh trung ương. Các dấu hiệu của động kinh cục bộ không quá phức tạp và được chia thành 2 nhóm là đơn giản và phức tạp.
- Động kinh cục bộ đơn giản: Dấu hiệu ở dạng động kinh này rất nhẹ nhàng, thông thường là các cơn giật cơ nhẹ, chớp nhoáng. Kèm theo đó là các dấu hiệu như mệt mỏi, uể oải và có thể bị rối loạn vị giác, khướu giác mà không bị ảnh hưởng đến nhận thức.
- Động kinh cục bộ phức tạp: Đây là dạng động kinh có biểu hiện mạnh mẽ hơn ở dạng đơn giản, nhiều trường hợp còn xuất hiện tình trạng mất đi ý thức, đầu óc quay cuồng, tinh thần lú lẫn và mơ hồ, sức khỏe suy yếu nhanh.
Động kinh toàn thể
Đây là dạng động kinh mà nguyên nhân đa phần đều bắt nguồn từ vấn đề chấn thương cả hai bên não, hệ thống thần kinh trung ương gặp rối loạn nặng với dấu hiệu nặng nhất là cơn co cứng co giật còn gọi là cơn lớn.
Một cơn động kinh co giật co cứng toàn thân gây nên hệ lụy đến sức khỏe và thể trạng của bệnh nhân, nhất là trẻ em, trẻ sơ sinh. Do đó, khi đã phát hiện động kinh ở trẻ em, các bậc phụ huynh phải sớm điều trị nhằm ức chế các cơn co giật một cách triệt để tăng cường sức khỏe cho trẻ nhỏ.
Ngoài cơn co cứng co giật toàn thể, trẻ em bị động động kinh còn phải đối mặt với các dạng biểu hiện như cơn vắng ý thức, cơn trương lực, cơn giật cơ, cơn mất trương lực, cơn co cứng…
Không kiểm soát bệnh, trẻ em sẽ phải đối mặt với nhiều hệ lụy nghiêm trọng, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và tương lai như giảm thông minh, hay quên, đãng trí, trí tuệ phát triển chậm, thể lực yếu, thể trạng suy dinh dưỡng…
Bệnh động kinh có thể điều trị dứt điểm được không?
Rất nhiều người có suy nghĩ lệch lạc là động kinh không thể điều trị được, người bệnh phải sống với các cơn co giật đột ngột suốt cuộc đời của mình. Mặc dù có xảy ra nhưng trường hợp này vô cùng hiếm có, đến hơn 70% trẻ em bị động kinh được điều trị khỏi hoàn toàn. Trong đó, số còn lại đều có cuộc sống hoàn toàn bình thường khi sử dụng thuốc đúng cách theo lời hướng dẫn của bác sĩ. Hiện tại, trẻ em bị động kinh sẽ được điều trị theo các phương pháp sau đây:
Thuốc chống động kinh
Trong suốt quá trình điều trị, trẻ em bị động kinh không thể sống bình thường nếu thiếu thuốc mỗi ngày theo lời hướng dẫn của bác sĩ. Thuốc sẽ hỗ trợ hệ thống thần kinh trung ương, duy trì hoạt động não bộ ở chế độ bình thường, ngăn ngừa xung điện, hạn chế co giật xuất hiện..
Một thực tế mà khó tránh khỏi chính là thuốc chống động kinh có rất nhiều tác dụng phụ, điều không hề tốt đối với trẻ em. Vì vậy, bố mẹ không nên tự ý thay thế, tăng giảm liều lượng thuốc sẽ rất nguy hiểm cho trẻ nhỏ.
Phẫu thuật não
Một số trường hợp trẻ em bị động kinh sau khi điều trị bằng thuốc nhưng tình hình vẫn không hề khá hơn, có thể các trường hợp này sẽ phải tìm đến phương pháp phẫu thuật não. Quá trình phẫu thuật sẽ phải cắt đi phần não gây ra động kinh.
Tuy có thể điều trị động kinh với tỉ lệ cao nhưng phẫu thuật não vẫn mang đến nhiều rủi ro như gây mất nhận thức, mất một số khả năng của cơ thể như nói, nghe hiểu, vận động… Do đó, số ca được phẫu thuật não để điều trị động kinh rất hiếm.
Điều trị bằng vật lý trị liệu
Hệ thống thần kinh trung ương của trẻ em bị động kinh chắc chắn sẽ có khiếm khuyết, một số trường hợp còn bị tự kỷ, trầm cảm hay chậm phát triển trí não. Do đó, thuốc chống động kinh không thể cải thiện các vấn đề này, thay vào đó trẻ phải tham giác các lớp vật lý trị liệu, điều trị đặc biệt.
Như vậy, sau một thời gian dài, các khả năng vận động của trẻ sẽ được phục hồi đáng kể giúp bé có thể hòa nhập với cuộc sống bình thường, hoàn thiện các hoạt động bình thường của cơ thể.
Bổ sung thảo dược đông y
Một số loại thảo dược đông y như câu đằng, củ nghệ, an tức hương, kỳ đà, rau đắng biển… có nhiều tác dụng tương tự như thuốc chống động kinh. Do đó, trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày, bố mẹ có thể thêm các loại nguyên liệu tự nhiên này vào giúp trẻ em tăng cường hoạt động trí não, đồng thời tăng hiệu quả ngăn ngừa cơn co giật động kinh.
Sử dụng nguyên liệu tự nhiên, thảo dược đông y vừa có hiệu quả hỗ trợ sức khỏe bệnh nhân động kinh vừa tốt cho sức khỏe tổng thể, lành mạnh và không có tác dụng phụ. Vì vậy, chữa bệnh động kinh bằng đông y cổ truyền đang là một phương pháp được nhiều người lựa chọn.
Trên đây là các lời giải đáp cho thắc mắc có nên báo cho giáo viên biết về bệnh động kinh của con hay không. Bên cạnh đó, bài viết còn giúp bạn bổ sung kiến thức đúng nhất về động kinh ở trẻ em mà mọi người nên biết.
ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN
Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.
Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:
0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.
0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh
Gửi bình luận của bạn