Bị động kinh đi chụp chiếu có kết quả không?

Chụp chiếu mang đến kết quả nhằm xác định động kinh, ngoài ra còn có rất nhiều phương pháp chẩn đoán khác để tìm ra chính xác dạng động kinh.

Ngày đăng: 10-01-2021

1,148 lượt xem

Chẩn đoán động kinh bằng các phương pháp nào?

Chẩn đoán xác định bệnh động kinh

Thông thường, để xác định bệnh động kinh, phương pháp điện não độ được xem mang đến kết quả chính xác nhất kèm theo các triệu chứng lâm sàng. Về lâm sàng, biểu hiện của động kinh bao gồm các điểm cơ bản sau đây:

- Cơn co giật xuất hiện rất đột ngột, người bệnh mất ý thức khi lên cơn;

- Các cơn co giật sau đó lặp lại với biểu hiện tương tự, lặp lạ từ 2 lần trở lên.

- Một số biểu hiện khác tùy thuộc vào dạng động kinh, trong đó chỉ có cơn co cứng co giật là dễ nhận biết nhất.

- Trong khi lên cơn, bệnh nhân mất ý thức và răng cắn chặt, cắn vào lưỡi miệng không kiểm soát.

Ngoài ra, có rất nhiều biểu hiện lâm sàng khác của động kinh mà người thường khó có thể phân định được bằng mắt thường, nhất là động kinh ở trẻ em. Do đó, chỉ có sử dụng đến các phương pháp đặc thù của y học như đo điện não đồ mới có thể xác định chính xác.

Điện não đồ giúp chẩn đoán chính xác bệnh động kinh

Chẩn đoán nguyên nhân cơn động kinh

Nếu đo điện não bộ giúp xác định được các cơn động kinh xuất hiện đột ngột không có căn cứ, các phương pháp như chụp CT, chụp chiếu scanner hoặc MRI lại giúp nhận định được động kinh vô căn. Chụp CT, MRI sẽ xác định được chính xác vùng não bị chấn thương, tổn thương dẫn đến các rối loạn và gây nên xung điện hình thành cơn co giật.

Chính vì vậy, nếu đang thắc mắc bị động kinh đi chụp chiếu có xác định được hay không, bạn hoàn toàn có thể an tâm là có thể và chính xác.

Chẩn đoán phân biệt

Động kinh có biểu hiện khá tương đồng với nhiều chứng bệnh khác, chính vì vậy, dựa trên một số biểu hiện lâm sàng khác biệt, bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác hơn. Cụ thể, động kinh sẽ dễ bị nhầm lẫn với các chứng bệnh sau đây:

Tình trạng ngất syncopa: Trong khi ngất đi, bệnh nhân cũng bị mất ý thức trong thời gian ngắn, nhưng biểu hiện thần kinh vẫn bình thường, không rối loạn. Nguyên nhân là bởi vì nhịp tim không ổn định, xoang động mạch bị kích thích, phân ly nhĩ thất bất thường, giảm huyết áp trong tư thế đứng.

Cơn co giật phân ly hysteria: Khi rơi vào tình trạng này, bệnh nhân cũng có biểu hiện là toàn thân co giật thành từng nhịp, tay chân cố vùng vẫy, uốn cong, mất ý thức nhưng thời gian kéo dài hơn co giật động kinh rất nhiều. Người bệnh mắc chứng hysteria thường có rối loạn tâm lý nặng.

Co giật vì tụt chỉ số canxi trong máu: Khi lượng canxi trong cơ thể hạ thấp quá mức cho phép, các cơn co giật và co cứng cơ cũng xuất hiện, kéo dài. Người bệnh sau đó sẽ bị sang chấn tâm lý, tái phát nhiều lần rất nguy hiểm đến sức khỏe, nhiều trường hợp chịu co giật và co cứng đến hơn 15 phút.

Co giật vì sốt cao ở trẻ em: Ở trẻ nhỏ, nhất là độ tuổi từ 0 đến 5, tình trạng sốt cao dẫn đến co giật rất phổ biến và có khả năng lặp lại trong thời gian ngắn nếu không được xử lý đúng cách. Để trẻ tái phát co giật vì sốt nhiều lần có thể dẫn đến động kinh mãn tính.

Đa phần các cơn sốt dẫn đến co giật đều là lành tính, chỉ nguy hiểm khi trẻ cứ sốt là co giật vì có thể đã mắt động kinh.Trẻ co giật vì sốt kéo dài từ 15 đến 30 phút; lên nhiều cơn trong vòng 24 giờ có nguy cơ mắc động kinh mãn tính rất cao.

biểu hiện của động kinh rất đa dạng, một số hoàn toàn không rõ ràng và hầu như chẳng thể nhận biết được bằng mắt thường. Bên cạnh đó, một số triệu chứng lâm sàng của động kinh lại na ná với nhiều căn bệnh khác, nên chẩn đoán chính xác cần đến các phương pháp chụp chiếu, xét nghiệm và đo điện não đồ.

Các nguyên nhân gây động kinh

Về nguyên nhân, động kinh sẽ được chia thành hai dạng là động kinh vô căn và động kinh thứ phát. Vô căn là động kinh không xác định được nguyên nhân vì sao. Trong khi đó, động kinh thứ phát bắt nguồn bởi một căn bệnh nào đó tùy thuộc vào người bệnh. Theo đó, một số nguyên nhân phổ biến nhất gây nên động kinh như sau:

Nguyên nhân động kinh ở trẻ sơ sinh

Theo các nghiên cứu, trong số trẻ sơ sinh, sẽ có 1% trường hợp xuất hiện các cơn co giật và thường là động kinh triệu chứng (triệu chứng từ các bệnh khác). Cụ thể, các bệnh gây động kinh ở trẻ em như sau: ngạt do thiếu khí vì quá trình sinh nở, chấn thương trước và sau khi sinh, chảy máu trong sọ não, đường huyết thấp, chỉ số canxi giảm, magie giảm, natri giảm, tình trạng thiếu hụt chất pyridoxin, ngộ độc, thiếu oxy trong bụng mẹ, rối loạn chuyển hóa…

Nguyên nhân gây nên động kinh ở trẻ nhỏ

Khác với trẻ sơ sinh, động kinh ở trẻ nhỏ dưới 10 tuổi sẽ có biểu hiện phổ biến nhất là các cơn vắng ý thức. Dạng động kinh này rất khó nhận biết vì biểu hiện thoáng qua, nhẹ nhàng chứ không rõ ràng và dữ dội như cơn co giật lớn. Động kinh ở trẻ em thường bắt nguồn bởi nhiều nguyên nhân, cụ thể như:

Động kinh vô căn chiếm tỉ lệ cao;

Bệnh về não như viêm màng não, viêm não Nhật Bản, nhiễm virus sởi, nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương;

Chấn thương sọ não;

Cấu trúc não bất thường;

Điện não đồ không ổn định;

Thoái hóa não;

Sọ não có cấu trúc dị thường;

Chuyển hóa gan, thận, bạch huyết bị rối loạn;

Do di truyền;

Té ngã va đạp vùng đầu;

Thiếu oxy lên não;

Nguyên nhân động kinh ở người trưởng thành

Ở người trưởng thành, đa phần các cơn động kinh đều bắt nguồn từ các bệnh gốc khác gọi là động kinh thứ phát. Nguyên nhân được nhận định chủ yếu bởi:

Tổn thương cấu trúc não, chấn thương sọ não;

Não bộ có khối u, máu đông;

Biến dạng ở mạch máu;

Mắc các bệnh về mạch máu não;

Nhồi máu não, đột quỵ;

Nhiễm khuẩn, nhiễm virus ở hệ thần kinh trung ương

Nguyên nhân động kinh ở người cao tuổi

Một trong các nguyên do khiến người cao tuổi bị động kinh là vì xơ vữa động mạch, suy giảm trí tuệ, thoái hóa não bộ, teo não, rối loạn tuần hoàn máu não, thiếu máu não, ung thư và khối u ở não;

Nguyên nhân nào có tỉ lệ gây động kinh cao?

Vậy trong các nguyên nhân, đâu là “kẻ thù” làm người bệnh có khả năng mắc bệnh động kinh cao nhất, cũng như dạng động kinh nặng nhất?

Đối với chấn thương sọ não, cấu trúc não bị tổn thương: Trong vòng 1 – 5 năm được chẩn đoán mắc tình trạng não bộ này, có khoảng 30 – 40% bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng của động kinh tùy thuộc vào mức độ tổn thương khác nhau. Một số trường hợp khác, cơn động kinh chỉ xuất hiện sau từ 1 – 2 tháng bị chấn thương sọ não, tỉ lệ này chiếm rất cao, từ 80 – 90%. Hầu hết các bệnh nhân bị tổn thương cấu trúc não đều phải điều trị động kinh trong thời gian dài, lên đến 10 năm.

Đối với động kinh do u não, ung thư não: Trong tổng số bệnh nhân của tình trạng này sẽ có khoảng ½ trường hợp mắc phải các cơn động kinh. Theo khảo sát, hầu hết các trường hợp là động kinh cục bộ và nguyên do là ảnh hưởng thùy thái xương hai bên, thùy trán.

Đối với động kinh do các bệnh lý về mạch máu não: Tỉ lệ bệnh nhân có mạch máu não biến dạng mắc động kinh chỉ rơi vào khoảng dưới 15%. Đối với bệnh nhân bị huyết khối, tắc mạch máu não, tỉ lệ mắc động kinh là dưới 8%.

Điều trị bệnh động kinh như thế nào? Có chữa khỏi động kinh hay không

Điều trị căn nguyên

Đối với các trường hợp mắc động kinh thứ phát, có nghĩa là bắt nguồn từ các bệnh gốc, bệnh nền khác, việc điều trị phải bắt nguồn từ căn nguyên. Hiểu đơn giản, bệnh nhân phải điều trị bệnh gốc trước, có như vậy động kinh mới được kiểm soát tận gốc, hoàn toàn.

Các bệnh dẫn đến động kinh lại nguy hiểm, khó điều trị do đó bệnh nhân phải tuân thủ theo đúng phát đồ được bác sĩ đưa ra.

Điều trị triệu chứng

Trong khi đó, các cơn động kinh vô căn lại không tìm được nguyên nhân nên việc điều trị chỉ phụ thuộc vào quá trình ức chế co giật hay triệu chứng bệnh. Theo đó, phương pháp được đưa ra nhiều nhất chính là sử dụng thuốc chống động kinh. Trong suốt quá trình điều trị, người bệnh phải uống thuốc điều độ theo đúng chỉ dẫn để hỗ trợ hệ thần kinh trung ương, giảm kích thích não, hạn chế xung điện xuất hiện.

Theo nhiều khảo sát, dùng thuốc lâu dài, bệnh động kinh vô căn hoàn toàn có thể được điều trị dứt điểm sau khoảng 2 – 3 năm.

Nguyên tắc sử dụng thuốc động kinh:

Giai đoạn đầu, bác sĩ sẽ chỉ đưa ra cho bệnh nhân một loại thuốc chống động kinh duy nhất với liều thấp, không kết hợp nhiều loại với nhau. Phương pháp này nhằm giúp bệnh nhân tìm được loại thuốc phù hợp nhất, vừa đạt hiệu quả vừa giảm tác dụng phụ.

Trong suốt quá trình dùng thuốc chống động kinh, bệnh nhân phải tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bệnh nhân. Không được tự ý cắt thuốc, thay đổi thuốc, thay đổi lượng thuốc, kết hợp nhiều loại thuốc với nhau gây ra nhiều nguy hiểm đến tính mạng.

Sau quá trình sử dụng, nếu tình trạng bệnh thuyên giảm đáng kể, bác sĩ sẽ cân nhắc giảm liều lượng thuốc dần theo thời gian. Sau khoảng 2 – 3 năm mà triệu chứng hoàn toàn biến mất, bệnh nhân động kinh sẽ được cho dừng dùng thuốc.

Trong suốt quá trình dùng thuốc điều trị động kinh, người nhà và cả bệnh nhân phải chủ động theo dõi, quan sát tiến trình, biểu hiện để sớm nhận biết khác dấu hiệu bất thường.

Ngoài tuân thủ đúng theo lộ trình, chỉ dẫn của bác sĩ, người nhà bệnh nhân cũng phải biết cách xử lý cơn động kinh chuẩn nhằm bảo vệ sức khỏe của họ, ngăn chặn bệnh tình tiến triển nặng hơn.

Xử lý cơn động kinh như thế nào?

Trong lúc bệnh nhân đang ở giai đoạn co cứng, té ngã, hãy đặt họ ở nơi thoải mái, bằng phẳng và an toàn;

Nới lõng quần áo, không nhét khăn, vật kín miệng bệnh nhân vì có thể làm họ ngạt thở, thiếu máu não;

Nên dùng que cây dài, cây đũa để chắn ngang giúp bệnh nhân không cắn vào miệng hay lưỡi;

Cố gắng đặt nạn nhân nằm nghiêng sang một bên để nước dãi không làm họ bị ngạt;

Không cố gắng dùng lực hay dây để kìm hãm lại cơn co giật, vùng vẫy của bệnh nhân;

Sau khi họ đã kết thúc cơn co giật, bạn phải để họ nghỉ ngơi, thư giãn tốt nhất;

Nếu cơn co giật kéo dài hơn 5 phút, sau khi họ bất tỉnh, hãy đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế.

Xử lý cơn co giật động kinh

Còn có phương pháp điều trị động kinh nào khác?

Phẫu thuật não

Đa phần các cơn động kinh đều xuất hiện bởi cấu trúc não bị tổn thương, vùng não nào đó không bình thường. Trong trường hợp động kinh không thuyên giảm sau khi uống thuốc, bệnh nhân buộc phải sử dụng phương pháp khác để điều trị bệnh. Trong đó, phẫu thuật não sẽ được cân nhắc đến đầu tiên.

Phẫu thuật sẽ cắt bỏ đi vùng não có bất thường nhằm nối lại các hoạt động bình thường của hệ thống thần kinh trung ương. Nhờ đó mà các kích thích hay xung điện không diễn ra nữa, co giật hoàn toàn chấm dứt.

Tuy nhiên, tỉ lệ được phẫu thuật không cao, đa phần phải đối mặt với nhiều rủi ro như suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, chậm phát triển trí não, thoái hóa não bộ, thiểu năng… Do đó, phải trải qua rất nhiều kiểm tra, theo dõi và giám sát thì ca phẫu thuật não điều trị động kinh mới được thực hiện.

Điều trị động kinh bằng đông y

Hiện nay, sử dụng đông y để thay thuốc trị động kinh tây cũng được sử dụng rất nhiều vì hiệu quả mang lại rất khả quan. Một số loại thảo dược tự nhiên như câu đằng, củ nghệ tươi, an tức hương, rau đắng biển, hoa trinh nữ, khổ qua rừng… được nghiên cứu chứng minh có khả năng điều hòa động kinh, giảm thiểu co giật rất hiệu quả.

Sử dụng các loại thảo dược đông y như một loại thực phẩm thường ngày không chỉ giảm kích thích não bộ mà còn an thần, thư giãn, ngủ ngon, cải thiện chỉ số sức khỏe tổng thể.

Điều trị động kinh bằng đông y mang đến hiệu quả cao, lành mạnh với sức khỏe, không có tác dụng phụ, chi phí thấp nên ngày càng được ưa chuộng.

Chắc chắn, sau khi đọc qua các thông tin trên, bạn đã hiểu rõ về các phương pháp chẩn đoán động kinh ở người, trong đó có chụp CT và MRI. Do đó, bị động kinh đi chụp chiếu hoàn toàn mang đến kết quả, tuy nhiên vẫn còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh như thế nào.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha