Trẻ em bị co giật khi ngủ có nguy hiểm không?

Nhiều bậc phụ huynh khá lo lắng khi con mình có các biểu hiện lạ trong giấc ngủ, điển hình là trẻ em bị co giật khi ngủ. Vậy hiện tượng này có nguy hiểm hay không, hoặc co giật khi ngủ có phải là biểu hiện của động kinh hay không? Tất cả các thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây của chúng tôi.

Ngày đăng: 27-11-2020

13,032 lượt xem

Nguyên nhân làm trẻ em bị co giật khi ngủ là gì?

Đâu là nguyên nhân gây nên các cơn động kinh co giật trong khi ngủ? Liệu rằng đây có phải là dấu hiệu của các căn bệnh nguy hiểm hay không. Dưới đây là các nguyên nhân cụ thể:

Co giật trong lúc ngủ do động kinh

Đầu tiên, tỉ lệ cao trẻ em bị co giật khi ngủ (từ sau 1 tuổi) xuất phát bởi nguyên nhân là động kinh. Động kinh là căn bệnh phổ biến ở trẻ em dưới 10 tuổi, xuất hiện ở bé trai nhiều hơn là bé gái. Tuy nhiên, khi phát hiện sớm, động kinh ở trẻ em hoàn toàn có thể được điều trị triệt để và nhanh chóng.

Theo đó, động kinh bắt nguồn bởi nhiều nguyên nhân khác nhau và được chia thành hai nhóm, một là từ tổn thương não phần mềm hoặc bệnh về não, hai là vô căn.

Vì vậy, co giật là dấu hiệu của động kinh, trong khi đó động kinh lại là biểu hiện của khá nhiều căn bệnh nguy hiểm khác. Vậy cụ thể động kinh xuất phát bởi những nguyên nhân gì? Hãy cùng theo dõi trong nội dung tiếp theo.

Co giật do sốt cao

Ngoài động kinh, co giật còn có thể bắt nguồn bởi tình trạng sốt cao. Khi cơ thể tăng nhiệt độ lên đến hơn 39 độ, trẻ nhỏ có thể là 40 độ sẽ xuất hiện các cơn co giật toàn thân. Tình trạng co giật này rất nguy hiểm vì tăng huyết áp, tăng nhịp tim, tím tái mặt, mất ý thức, sùi bọt mép. Trong trường hợp nếu không được xử lý kịp thời, tình trạng có thể nặng nề hơn, thậm chí là gây đến tử vong.

Sử dụng quá liều chất kích thích

Trong trường hợp trẻ vô tình uống phải rượu bia, thức uống chứa nhiều cồn hoặc chất kích thích cũng có thể gây ra co giật khi ngủ. Trẻ bị co giật khi ngủ vì chất kích thích sẽ có tinh thần uể oải, khó kiểm soát hành vì, kèm theo đó là các vấn đề về dị ứng, kích ứng làn da lẫn cơ thể. Trẻ em bị co giật khi ngủ vì chất kích thích có thể mất đến 2 – 3 ngày để khỏi hẳn.

Co giật khi ngủ vì chấn thương vùng đầu

Trẻ em bị co giật tay chân hay toàn bộ cơ thể trong lúc ngủ hay bất ngờ đều có thể bắt nguồn từ nguyên nhân chấn thương vùng đầu dẫn đến các ảnh hưởng về não bộ. Các chấn thương vùng đầu có thể xảy ra sau sinh hoặc trong giai đoạn thai kỳ, tuỳ thuộc vào vàng bị tổn thương mà tình trạng co giật nhẹ hay nặng.

Ngoài ra, chấn thương vùng đầu có thể do nhiễm các loại virus viêm não, viêm màng não nguy hiểm, đồng thời u não hay ung thư não cùng chính là lý do tạo ra các cơn co giật khi trẻ đang ngủ.

Co giật trong lúc ngủ vì tăng động

Tăng động cũng là căn bệnh làm trẻ em bị co giật khi ngủ. Khi bị tăng động, bé sẽ xuất hiện các hành động rung giật chân, khó ngủ, ngủ không yên giấc.

Huyết áp không ổn định

Huyết áp không ổn định, nhất là tình trạng tụt nhanh cũng gây ra hiện tượng trẻ em bị co giật khi ngủ. Đây là vấn đề hết sức nguy hiểm vì có thể gây ra đột quỵ, thiếu hụt oxy trầm trọng đến não làm trẻ chết não, mất khả năng hoạt động của một bên cơ thể.

Hạ đường huyết, thiếu dinh dưỡng

Trẻ em thấp gầy, thiếu chất dinh dưỡng trong giai đoạn từ 1 tuổi trở đi dễ có đường huyết thấp cũng có tỉ lệ cao bị co giật trong giấc ngủ. Vấn đều này sẽ được giải quyết khi bố mẹ cung cấp đầy đủ hơn các dưỡng chất thiết yếu.

Co giật khi ngủ vì ngộ độc

Khi ngộ độc thực phẩm hay khí, cơ thể sẽ xuất hiện các cơn co giật ở từng mức độ khác nhau, biểu hiện kèm theo còn là sùi bọt mép, trợn mắt, rối loạn hoạt động thần kinh.

Biểu hiện co giật khi ngủ thường gặp ở trẻ nhỏ là gì?

Có rất nhiều biểu hiện khác nhau khi trẻ em bị co giật khi ngủ, nặng hay nhẹ, diện co giật cũng khác nhau ở mỗi trường hợp. Tuy nhiên, các biểu hiện sẽ được chia thành 3 nhóm co giật sau đây:

Co cứng, co giật toàn thân 

Đây được xem là nhóm co giật trong lúc ngủ có diện rộng, mức độ nghiêm trọng nhất vì xuất hiện trên toàn cơ thể. Cơn co giật này tương tự với động kinh toàn thể vì co giật mạnh thành từng nhịp, lúc đỉnh điểm mắt sẽ trợn ngược, sùi bọt mép và mất hoàn toàn ý thức, cũng như khả năng kiểm soát hành vi. Một số trường hợp còn không thể kiểm soát hành vi đi vệ sinh trong lúc ngủ khi lên cơn co giật toàn thân.

Co giật nửa bên người

Khi trẻ em bị co giật khi ngủ một nửa cơ thể, bé có thể bị hoặc không bị mất ý thức tuỳ vào tình trạng não bị tổn thương nặng hay nhẹ. Co giật nửa người chỉ là các cơn co thắt nhẹ, theo nhịp không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động thường nhật. Tuy nhiên, khi lên cơn co giật, trẻ em có thể sẽ mất kiểm soát khả năng cầm nắm đồ vật, đi lại bị chuệnh choạng vài giây.

Co giật một phần, một nhóm cơ

Khi mắc vấn đề này, trẻ em bị có giật khi ngủ sẽ xuất hiện ở các vùng như mí mắt, mép miệng, môi, mặt, chân, tay, bụng hoặc các ngón tay… Tình trạng này không gây ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ.

Co giật khi ngủ có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia, đa phần các cơn co giật khi ngủ ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi ở mức cơ, một phần cơ thể đều là lành tính. Trong khi đó, trẻ em bị co giật trong lúc ngủ ở mức độ toàn thể lại tiềm ẩn nhiều yếu tố nguy hiểm hơn. Do đó, bất cứ lúc nào khi phát hiện trẻ bị co giật trong lúc ngủ ở mức độ, hình thức nào, các bậc phụ huynh cũng nên đưa con nhỏ đi kiểm tra, thăm khám ngay tại những có sở y tế, bệnh viện uy tín.

Theo khảo sát, co giật do động kinh hoàn toàn có thể được điều trị hiệu quả và dứt điểm trong khoảng 2 – 3 năm liên tục nếu được phát hiện sớm, tìm được nguyên nhân cụ thể cộng với phương pháp phù hợp.

Một số đối tượng mà cơn động kinh trong lúc ngủ được xếp vào nhóm nguy hiểm nhất cụ thể là:

- Tình trạng co giật toàn thể ngày càng nặng, mỗi lần lặp lại đều tăng mức độ lên. Điều này có thể bắt nguồn bởi các tổn thương của não bộ cần được điều trị ngay lập tức.

- Các cơn co giật mà nguyên nhân không phải do động kinh, trẻ có thể đang bị tổn thương cấu trúc não hoặc nhiễm bệnh liên quan đến não bộ vô cùng nguy hiểm. Đây cũng là trường hợp cần đưa trẻ đi kiểm tra ngay.

Các cơn co giật tái diễn nhiều lần, cứ ngủ là trẻ sẽ bị co giật. Để hạn chế dẫn đến động kinh, các bậc phụ huynh cũng cần đưa bé đến kiểm tra tại các cơ sở y tế ngay. Các cơn co giật diễn ra quá lâu, nhiều hơn 5 phút là trường hợp đáng lưu tâm vì vô cùng nguy hiểm, có thể dẫn đến đột tử.

Chẩn đoán xác định nguyên nhân gây co giật khi ngủ

Để tìm ra nguyên nhân trẻ em bị co giật khi ngủ, các bác sĩ sẽ vận dụng rất nhiều phương pháp xét nghiệm, kiểm tra khác nhau. Đầu tiên, họ sẽ điều tra rằng trong gia đình, những người có cùng huyết thống cả phía mẹ và bố của trẻ có ai mắc động kinh, đang điều trị hay có tiền sử động kinh hay không. Vì động kinh là một căn bên có khả năng di truyền.

Tiếp theo, một số phương pháp như xét nghiệm máu, chọc tế bào tuỷ sống, chụp CT… sẽ được thực hiện nhằm tìm ra chính xác nguyên nhân gây co giật trong lúc ngủ. Theo đó, các phương pháp này có thể phát hiện được cấu trúc não tổn thương, cấu trúc gen biến đổi, virus trên não… nhờ đó mà mang đến phương pháp điều trị đúng đắn, phù hợp nhất.

Kiểm tra xem trẻ có đang mắc hội chứng tự kỉ tăng động hay không vì ngoài tổn thương hay bệnh về não, tăng động cũng gây nên các cơn co giật trong lúc ngủ.

Theo các chuyên gia, trẻ nên được tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh về não từ sau khi sinh ra. Khi phát hiện động kinh hay co giật trong bất cứ trường hợp nào, bố mẹ cũng nên cho bé kiểm tra toàn diện để đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Những dạng động kinh thường xảy ra trong khi ngủ

Có các dạng động kinh xảy ra trong giấc ngủ cụ thể như sau:

- Động kinh múa giật (myoclonic seizures)

- Động kinh thùy thái dương

- Động kinh vắng ý thức không điển hình

- Động kinh thùy trán

Một điều mà các bậc phụ huynh cần lưu ý chính là động kinh dẫn đến co giật, nhưng trẻ bị co giật trong lúc ngủ chưa hẳn là do động kinh. Vì vậy, đừng quy chụp các cơn co giật hoàn toàn là động kinh, thay vào đó, bạn phải đưa trẻ đi thăm khám toàn diện mới có thể xác định được.

Co giật trong khi ngủ là tình trạng không nên xem nhẹ

Động kinh trong giấc ngủ thường xảy ra vào thời điểm nào?

Có nhiều yếu tố xảy ra trong giấc ngủ, co giật hay động kinh trong giấc ngủ chỉ xuất hiện khi đảm bảo nhiều yếu tố. Trong đó, co giật trong khi ngủ sẽ đa phần xuất hiện trong các thời điểm sau đây:

- Giấc ngủ dài, co giật sẽ diễn ra từ giờ đầu tiên đến thứ 2 của giấc ngủ.

- Co giật có thể xuất hiện trước khi thức giấc.

- Một đến hai giờ sau khi thức dậy (co giật sau giấc ngủ).

- Đa phần các cơn co giật khi ngủ thường xuất hiện ở buổi sáng và trưa.

Có một điểm đáng quan ngại chính là khi trẻ em bị co giật khi ngủ mà các cơn chỉ diễn ra ở một điểm cơ, một bên tay chân thì việc phát hiện sẽ vô cùng khó khăn.

Sau khi co giật, trẻ lại tỉnh giấc nên các bà mẹ cứ luôn nhằm tưởng vì trẻ khó ngủ, đói nên mất ngủ. Chính vì vậy mà gây ảnh hưởng rất nhiều đến việc phát hiện và điều trị bệnh. Việc phát hiện sớm quyết định rất nhiều đến quá trình điều trị, có thể giảm thiểu khả năng dẫn đến động kinh ở trẻ em dưới 10 tuổi.

Điều trị co giật khi ngủ như thế nào để đạt hiệu quả?

Nếu phát hiện các trường hợp trẻ em bị co giật khi ngủ, các bệnh nhi đa phần sẽ được điều trị bằng thuốc ức chế co giật hay thuốc hạn chế động kinh. Khi sử dụng phương pháp điều trị này, trẻ phải được bố mẹ chăm sóc cẩn thận, uống thuốc đủ liều và đúng bữa, nhất là các trường hợp co giật vì động kinh.

Nếu các trường hợp trẻ em co giật khi ngủ vì có khối u, ung thư não, các cuộc phẫu thuật sẽ được đưa ra và thực hiện để bảo vệ tính mạng lẫn xoá bỏ các cơn động kinh hay co giật.

Ngoài ra, những trẻ em bị co giật trong lúc ngủ bởi cấu trúc não bị tổn thương cũng sẽ được cân nhắc phẫu thuật cắt bỏ vùng não này với điều kiện nó không gây ảnh hưởng đến khả năng hoạt động bình thường của cơ thể trẻ.

Những trẻ bị co giật vì di chứng sốt cao, bố mẹ cần bảo vệ sức khoẻ của con, hạn chế để con sốt cao trở lại, biết cách hạ sốt và xử lý em bé sốt cao đúng đắn, khoa học.

Ngoài ra, một số trường hợp co giật vì chất xúc tác như cồn, rượu bia hay các chỉ số huyết áp, đường huyết thay đổi, các bậc phụ huynh chỉ cần điều chỉnh lại cách chăm sóc con là có thể ngăn ngừa co giật trong lúc ngủ hiệu quả.

Giải pháp giảm co giật khi ngủ ở trẻ em bằng thảo dược

Chất lượng giấc ngủ cũng ảnh hưởng ít nhiều đến tình trạng co giật ở trẻ em. Trẻ ngủ ngon, an giấc và sâu sẽ ít xảy ra co giật lành tính. Ngoài ra, ngủ ngon cũng giảm khả năng hệ thống trung ương thần kinh bị kích thích, giảm thiểu tối đa xuất hiện các cơn động kinh dẫn đến co giật.

Trong khi đó, bổ sung thảo dược Đông y đúng cách giống như cung cấp cho cơ thể trẻ một lượng thuốc an thần tự nhiên giúp ngủ ngon, an giấc một cách lành mạnh, không gây ra tác dụng phụ. Vì vậy, ngày càng nhiều người ứng dụng phương pháp giảm co giật, điều trị động kinh ở trẻ em bằng Đông y, trong đó có cả co giật khi ngủ.

Theo nghiên cứu, các loại thảo dược lành tính như câu đằng, an tức hương, hoa cúc, hạt sen… không chỉ tốt cho sức khoẻ và sự phát triển của cơ thể, trí não mà còn giúp trẻ em bị co giật trong khi ngủ thoát khỏi vấn đề này.

Thảo dược rất tốt cho trẻ bị co giật khi ngủ

Bên cạnh đó, các loại thảo dược Đông y kể trên còn dồi dào hàm lượng dưỡng chất, vitamin thiết yếu cải thiện quá trình trao đổi, chuyển hoá chất giúp cân bằng chuyển hoá natri, kali trong cơ thể. Điều này cũng ngăn ngừa co giật ở trẻ em hết sức hiệu quả.

Có thể nói, phương pháp điều trị động kinh hay chỉ là các cơn co giật nhẹ bằng Đông y vừa hiệu quả lại an toàn, lành mạnh với sức khoẻ yếu ớt của trẻ nhỏ. Đây chính là ưu điểm vượt trội hàng đầu từ Đông y.

Hiểu biết rõ hơn về vấn đề trẻ em bị co giật khi ngủ sẽ giúp bố mẹ sớm phát hiện được con có gặp phải căn bệnh phổ biến này hay không. Từ đó, phụ huynh sẽ cho con điều trị sớm hơn, hiệu quả đạt được cao hơn và nhanh chóng hơn. Kết quả là cuộc sống và khả năng phát triển của trẻ sẽ bình thường.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha