Mối liên hệ giữa bệnh động kinh và các rối loạn tâm thần

Tìm hiểu về bệnh động kinh và các rối loạn tâm thần để phát hiện sớm, điều trị kịp thời các triệu chứng bất thường ở người bệnh động kinh

Ngày đăng: 16-12-2024

21 lượt xem

Bệnh động kinh có phải bệnh tâm thần không?

Bệnh động kinh là một bệnh lý thuộc về thần kinh chứ không phải là bệnh tâm thần như nhiều người vẫn lầm tưởng. Do đó, quan niệm cho rằng một người bỗng nhiên lên cơn co giật, sùi bọt mép hay mất đi ý thức do bệnh đông kinh là bị điên, thần kinh là hoàn toàn sai lầm.

Bên cạnh đó, việc xuất hiện các co giật toàn thân còn có nguyên nhân không liên quan đến não bộ khác như cơn co giật tâm lý, tụt đường huyết, ngộ độc thực phẩm, hạ canxi máu, sốt cao… Khi điều chỉnh những rối loạn này sẽ không còn cơn co giật xuất hiện nữa. Mặc dù vậy, vẫn có nhiều trường hợp người bệnh động kinh có biểu hiện rối loạn tâm thần, điều này rất dễ dẫn đến chẩn đoán nhầm động kinh là bệnh lý tâm thần.

Động kinh không phải là một bệnh lý tâm thần

Mối liên hệ giữa động kinh tâm thần và bệnh rối loạn tâm thần

Mặc dù là hai dạng bệnh lý hoàn toàn khác nhau nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy, những người bệnh động kinh có nguy cơ cao gặp các bệnh lý tâm thần như rối loạn lưỡng cực, tâm thần phân liệt, trầm cảm… và ngược lại, những người bệnh tâm thần có khả năng bị động kinh cao hơn so với mức bình thường.

Cụ thể, hơn ¼ số người bị động kinh có các vấn đề về tâm lý cần điều trị, tỉ lệ này cao hơn gấp 2 – 3 lần ở người trưởng thành và có tới 10% người bệnh tâm thần xuất hiện các cơn co giật, động kinh. Không chỉ vậy, nhiều triệu chứng của động kinh, nhất là động kinh khu trú và bệnh tâm thần dễ bị nhầm lẫn do khá tương đồng với nhau, chẳng hạn như cơn hoảng sợ, hay biểu hiện nhìn hoặc nghe thấy những hình ảnh, âm thanh lạ…

Rối loạn tâm thần ở người bệnh động kinh khá phức tạp và phụ thuộc nhiều vào căn nguyên gây bệnh, sự chồng chéo của các yếu tố tâm lý xã hội và cả hệ quả của thuốc chống co giật. Động kinh kèm rối loạn tâm thần thường khó kiểm soát cơn hơn và người bệnh cũng sẽ gặp nhiều thách thức trong việc hòa nhập với cộng đồng.

Cảnh giác với những biểu hiện rối loạn tâm thần đi kèm bệnh động kinh

Vì sao động kinh không phải là bệnh tâm thần như nhiều người nhầm tưởng?

Bệnh động kinh là do sự phóng điện quá mức của các nơron thần kinh, gây rối loạn hoạt động điện não, dẫn đến những cơn co giật, kèm theo đó là sự thay đổi về cảm giác, nhận thức, hành vi vận động. Hơn nữa, khi không có cơn động kinh, cuộc sống của người bệnh động kinh sẽ không có gì khác lạ. Trong khi đó, bệnh tâm thần là do rối loạn các chất dẫn truyền thần kinh, khiến người bệnh có nhiều biểu hiện bất thường và khó có thể thực hiện mọi công việc sinh hoạt như mọi người.

Bởi vậy, với câu hỏi “bệnh động kinh có phải là bệnh tâm thần không?” thì câu trả lời chắc chắn là “KHÔNG”. Chúng ta không nên quy kết động kinh là bệnh tâm thần, mà thay vào đó, hãy luôn thông cảm, động viên và tạo cho người bệnh cơ hội làm việc, không gian nghỉ ngơi, sinh hoạt như người bình thường, nhằm giúp họ có thể dễ dàng hòa nhập với cuộc sống hơn.

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY

Biểu hiện rối loạn tâm thần trong bệnh động kinh

Trầm cảm: Đây là rối loạn tâm thần phổ biến ở người bệnh động kinh. Nó có thể xuất hiện liên tục hoặc ngắt quãng theo thời gian và thay đổi từ nhẹ đến nặng, khiến người bệnh dễ bị mất hứng thú trong mọi việc, thay đổi khẩu vị, buồn rầu, tức giận, sơ hãi quá mức và khó ngủ.

Rối loạn lo âu: Rối loạn lo âu liên quan đến động kinh theo nhiều hướng khác nhau như:

-  Lo lắng, sợ hãi là dấu hiệu cảnh báo cơn động kinh sắp xảy ra hoặc có thể là tác dụng phụ của thuốc chống co giật.

- Nỗi bất an xảy xuất hiện ngay sau khi được chẩn đoán động kinh hoặc sau cơn co giật đầu tiên.

- Cảm giác bị bạn bè hay cả xã hội cô lập, xa lánh.

- Tổn thương thực thể não bộ tại khu vực điều chỉnh tâm trạng có thể gây cảm giác lo âu, sợ hãi, bất an.

Tâm thần phân liệt: Ước tính có tới 1/2 số người bị rối loạn tâm thần trong bệnh động kinh mắc phải chứng tâm thần phân liệt, đa phần là chứng hoang tưởng. Họ có thể nhìn thấy những hình ảnh không có thật hoặc tự tưởng tượng ra những câu chuyện, hoàn cảnh, nhân vật ảo, lâu dần sinh ra nỗi sợ vô hình.

Rối loạn lưỡng cực: Rối loạn lưỡng cực là bệnh tâm thần mạn tính với những thay đổi về tâm trạng nặng và phức tạp. Người bệnh có lúc hưng phấn quá mức nhưng cũng có lúc buồn bã, chán nản chẳng rõ nguyên nhân. Người bệnh động kinh có nguy cơ gặp tình trạng này cao gấp 7 lần so với người bình thường

Rối loạn hành vi: Tâm trạng lo lắng, sợ hãi, căng thẳng, thất vọng và bối rối khi co giật xảy ra có thể ảnh hưởng đến hành vi của người bệnh. Ngoài ra, thuốc chống động kinh cũng có thể gây mất cân bằng các chất trong não bộ và tác động xấu đến hành vi của một người.

Xu hướng tự tử: Xu hướng tự sát ở người bệnh động kinh có thể tăng gấp 14 lần so với người bình thường. Tình trạng này thường bắt nguồn từ những suy nghĩ tiêu cực, lo âu, sợ hãi, hoang tưởng quá mức.

Một số dạng động kinh có đi kèm rối loạn tâm thần

Điều chỉnh lối sống khoa học để cải thiện tâm trạng cho bệnh nhân động kinh

Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học không chỉ giúp kiểm soát cơn co giật hiệu quả mà còn giúp người bệnh cải thiện tâm lý, cảm xúc rất tốt, do đó người bệnh động kinh nên lưu ý: 

- Hạn chế đường, bột ngọt và nhóm thực phẩm giàu chất phụ gia độc hại như: bánh kẹo ngọt, pizza, xúc xích, lạp xưởng, nước ngọt có ga, nước tăng lực…

- Ngừng hút thuốc lá, hạn chế uống rượu, bia, cà phê và các chất kích thích

- Tăng cường nhóm thực phẩm giàu omega – 3: cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá mòi, dầu thực vật, hạt óc chó, hạt lanh…

- Tạo lập thói quen ngủ đúng giờ, đủ giấc.

- Giữ tâm lý luôn vui vẻ, thoải mái, tránh căng thẳng, mệt mỏi quá mức.

- Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao, với các bài tập như ngồi thiền, đi bộ nhẹ nhàng… nhằm thư giãn tinh thần, rèn luyện sức khỏe.

Thay đổi lối sống rất quan trọng để cải thiện cảm xúc ở bệnh nhân động kinh

Tầm quan trọng của việc hỗ trợ về tinh thần cho bệnh nhân động kinh

Đối với bệnh gì đi chăng nữa thì người bệnh rất cần sự cảm thông, sẻ chia từ những người xung quanh. Đặc biệt là những bệnh nhân động kinh vì không ai muốn mình mắc căn bệnh này. Hãy loại bỏ những suy nghĩ bệnh động kinh là bệnh tâm thần, thay vào đó nên thường xuyên dành những lời động viên, khích lệ để họ tiếp tục “chiến đấu” với căn bệnh này.

Người bệnh động kinh vẫn có thể sinh hoạt như bình thường khi không có cơn co giật và hoàn toàn vô hại trong cơn. Thay vì xa lánh họ, người thân và những người xung quanh cần trao cho họ cơ hội để được sẻ chia, động viên tinh thần người bệnh rất quan trọng để giúp giúp họ có thêm niềm tin trong cuộc sống, u chóng tìm ra những phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả.

Do vậy, ngay khi có những biểu hiện bất thường về tâm lý, hành vi, người bệnh động kinh cần sớm thông báo với bác sĩ điều trị để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có hướng điều trị thích hợp.

Với những chia sẻ trong bài tổng hợp trên đây, hi vọng bệnh nhân cũng như bạn đọc đã phần nào hiểu rõ bệnh động kinh có phải là bệnh tâm thần không, từ đó thoải mái vui sống để giúp quá trình điều trị bệnh động kinh được hiệu quả hơn. 

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

TÂM SỰ CỦA GIA ĐÌNH CÓ CON ĐIỀU TRỊ KHỎI BỆNH ĐỘNG KINH BẰNG ĐÔNG Y TRỊNH GIA

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha