Rủi ro sản khoa của phụ nữ mắc bệnh giật kinh phong khi mang thai

Làm mẹ là thiên chức cao quý của phụ nữ, tuy nhiên, đối với những người mắc bệnh giật kinh phong, việc mang thai và sinh con của họ sẽ gặp không ít khó khăn cùng những biến chứng sản khoa nguy hiểm.

Ngày đăng: 16-07-2017

1,395 lượt xem

Phụ nữ mắc bệnh giật kinh phong thường khó mang thai hơn bình thường

Nguyên nhân do thùy thái dương được kết nối trực tiếp đến vùng não có chức năng sản xuất hormone và điều chỉnh quá trình rụng trứng. Sự gián đoạn của thùy thái dương do cơn co giật của bệnh kinh phong có thể phá vỡ quá trình kiểm soát nội tiết tố của cơ thế, gây ra một số vấn đề như:

- Hội chứng buồng trứng đa nang(PCOS): Ở phụ nữ bình thường, mỗi tháng trứng sẽ rụng một lần nhưng với phụ nữ bị PCOS, trứng không rụng mà nằm lại buồng trứng tạo thành u nang lành tính. PCOS cũng làm tăng nồng độ của hormone testosterone, rối loạn kinh nguyệt, tăng cân và khiến việc mang thai trở nên khó khăn hơn.

- Mãn kinh sớm: Mãn kinh là chu kì sinh lý tự nhiên của phụ nữ, từ suy giảm chức năng rụng trứng, buồng trứng ngừng sản sinh tế bào trứng, lượng hormon thay đổi. Với phụ nữ bị giật kinh phong, tình trạng mãn kinh có thể xảy ra sớm hơn, do cơn co giật tác động đến cấu trúc não vùng dưới đồi hoặc tuyến yên phá vỡ cầu trúc giữa não bộ - tuyến yên – buồng trứng gây ra tình trạng mãn kinh sớm.

Phụ nữ mắc bệnh giật kinh phong rất dễ bị mãn kinh sớm

Những ảnh hưởng của triệu chứng bệnh giật kinh phong đến mẹ và bé

- Ảnh hưởng đến thai phụ:

- Biến chứng khi lên cơn co giật như ngã, cắn lưỡi, xuất huyết, sẩy thai…

- Khả năng cơn co giật kinh phong xảy ra thường xuyên thường kéo dài cho đến lúc sinh nở. 

- Tiền sản giật (biểu hiện rõ nhất là sự kết hợp của huyết áp cao và sự hiện diện của protein trong nước tiểu sau 20 tuần của thai kỳ).

- Bong rau, dễ bị ngộ độc thai nghén, thiếu máu, tăng huyết áp,nguy cơ đẻ non cao.

Phụ nữ mắc bệnh giật kinh phong thường gặp một số rủi ro sản khoa nguy hiểm

- Ảnh hưởng đến thai nhi

- Các cơn co giật của mẹ làm thiếu ôxy cung cấp cho thai rất ảnh hưởng đến thai nhi, thậm chí còn lưu thai nếu cơn co giật kéo dài. Ngoài ra, các cơn giật cũng có thể gây sảy thai hoặc đẻ non. 

- Đứa trẻ sinh ra từ người mẹ bị giật kinh phong thường nhẹ cân, dễ bị rối loạn nhận thức và tỉ lệ mắc giật kinh phong do di truyền cao.

- Thai bị dị tật bẩm sinh do nhiều yếu tố hợp lại như dùng thuốc điều trị, yếu tố di truyền, thiếu acid folic, thay đổi đáp ứng miễn dịch… Các dị dạng này thường hình thành trong vòng hai tháng đầu của thai kỳ (giai đoạn hình thành tổ chức của thai), chủ yếu là dị dạng tim, xương, dị dạng sinh dục, gai đốt cột sống, hở hàm ếch…

 Làm sao để phòng ngừa triệu chứng bệnh giật kinh phong khi mang thai

- Đối với phụ nữ mắc bệnh giật kinh phong thì nên điều tị bệnh ổn định trước khi mang thai.

 - Bổ sung acid folic và vitamin các loại để ngăn ngừa các khuyết tật bẩm sinh cho bé.

- Tránh căng thẳng, stress khi mang thai, luôn tạo tâm lý thoải mái để hạn chế cơn co giật xuất hiện.

- Trong điều kiện bắt buộc, nếu người mẹ phải uống thuốc thì bác sĩ sẽ thay đổi một số loại thuốc hoặc phương pháp điều trị để giảm thiểu tối đa nguy cơ dị tật bẩm sinh cho trẻ.

 - Làm xét nghiệm sàng lọc trước sinh, chọc ối và siêu âm có thể được thực hiện trong thai kỳ để đảm bảo rằng bé đang phát triển bình thường.

 - Nhập viện ngay nếu có bất kỳ dấu hiệu tăng nặng sau: Choáng, ngất, nhức đầu nhiều, nôn ói, khó thở, chảy máu âm đạo, co giật liên tục

Như vậy, những triệu chứng bệnh giật kinh phong ở phụ nữ xuất hiện trong thai kì thường sẽ gây ra rất nhiều nguy hiểm, do đó, cần nắm bắt được kiển thức để bảo vệ an toàn cho mẹ và bé. Nhưng tốt nhất là người mẹ nên điều trị dứt điểm bệnh kinh phong trước khi muốn có con.

TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH GIẬT KINH PHONG

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha