Trẻ em có nguy cơ mắc bệnh giật kinh phong hay không?

Không chỉ có người lớn mới có nguy cơ mắc bệnh giật kinh phong mà trẻ em cũng là đối tượng dễ mắc bệnh này. Hơn nữa, bệnh giật kinh phong ở trẻ em bệnh có biểu hiện đa dạng, phức tạp, là loại nguy cấp nhất trong các bệnh về thần kinh ở trẻ.

Ngày đăng: 15-07-2017

1,461 lượt xem

Những nguyên nhân giật kinh phong hàng đầu ở trẻ sơ sinh

- Mẹ bị cao huyết áp(tiền sản giật) mà không được điều trị: Dạng bệnh này đặc biệt nguy hiểm vì nó hạn chế cung cấp oxy cho trẻ trong quá trình sinh nở.

- Chấn thương dây rốn: Dây rốn là nơi để trao đổi chất từ mẹ sang bé, nếu có bất kì tổn thương nào đến dây rốn cũng sẽ gây ra biến chứng nghiêm trọng, cản trở khả năng cung cấp máu giàu oxy đến cho thai nhi.

- Biến chứng nhau thai hoặc tử cung bao gồm nhau tiền đạo, bong nhau non, suy nhau thai hoặc tử cung bị vỡ. Những tác nhân này đều ảnh hưởng đến lượng oxy cung cấp cho thai nhi phát triển bình thường. Do vậy, trong quá trình mang thai, người mẹ nên đi khám thường xuyên để được nhân viên y tế tư vấn cách phòng ngừa các loại rủi ro sản khoa.

- Trẻ sinh non nên hệ thống thần kinh chưa hoàn thiện, chưa chủ động thở được mà phải cần sự hỗ trợ cũng dễ dẫn đến thiếu oxy lên não.

- Kích thước em bé quá lớn nên không lọt qua khung chậu khi sinh thường dẫn đến trẻ bị ngạt, không cung cấp đủ oxy cho não dễ dẫn đến tình trạng não bị tổn thương vĩnh viễn.  Điều này không chỉ gây ra giật kinh phong mà còn có nguy cơ khiến trẻ chậm phát triển trí tuệ và thể chất.

- Chấn thương não cũng có thể xảy ra từ việc sử dụng các dụng cụ trợ sinh như kẹp, ống hút chân không, nếu dùng sai cách dễ đến xuất huyết, tổn thương não vĩnh viễn, gây ra cơn co giật sau đó.

- Di truyền: Nếu trong gia đình có ông bà, bố hoặc mẹ mắc bệnh thì trẻ sinh ra có nguy cơ mắc bệnh cao gấp hơn nhiều lần so với những trẻ có tiền sử gia đình không có bệnh.

Cha mẹ nên quan sát những dấu hiệu của bệnh giật kinh phong ở trẻ là thỉnh thoảng môi dưới, có khi cả hàm dưới bị giật giật liên tục, run người, tay giật nhẹ.... Khoảng hơn 2 tháng thì hiện tượng đó hết, nhưng thay vào đó lại thấy xuất hiện hiện tượng co giật mỗi khi trẻ buồn ngủ. Trẻ có thể vừa co giật vừa khóc khiến trẻ hay bị thức giấc.

Trẻ sơ sinh là đối tượng dễ mắc chứng bệnh giật kinh phong

Những nguyên nhân gây chứng giật kinh phong ở trẻ đang phát triển

- Chấn thương não do té ngã hoặc va đập vào vật cứng.

- Nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương do bệnh viêm màng não, viêm các mô bao quanh não.

- Những rối loạn ảnh hưởng đến chức năng trao đổi chất bình thường của cơ thể.

- Số cao dẫn đến co giật, triệu chứng này thường không kéo dài và sẽ chấm dứt khi trẻ hết sốt. Bên cạnh đó vẫn có trường hợp phát triển thành giật kinh phong do cơn co giật xuất hiện liên tục.

Sốt cao co giật là nguyên nhân dẫn đến giật kinh phong ở trẻ em

Biểu hiện của trẻ bị giật kinh phong khi trẻ đã lớn thường thấy rõ ràng hơn, cụ thể gồm:

- Giật kinh phong dạng cơn lớn ở trẻ thường có biểu hiện nhợt nhạt, co giật toàn thân, khóc thét lên, mắt trợn, tím tái, chảy nước bọt ở, mất kiểm soát tiểu tiện. Nên điều trị sớm cho trẻ để hạn chế biến chứng nguy hiểm về sau.

- Rung giật cơ ở một phần cơ thể: Các cơ ở tay, chân hay một bộ phận cơ thể khác đột nhiên bị rung giật mạnh.

- Dạng mất ý thức tạm thời: Trẻ đột nhiên dừng mọi hành động đang làm, không để ý xung quanh trong vòng vài gây đến 1 phút, sau đó trẻ hoạt động lại bình thường. Dấu hiêu này rất dễ bi cho qua nếu không quan sát kĩ

Tuy nhiên, để tránh nhầm lẫn với hiện tượng co giật sinh lý ở trẻ, cha mẹ nên cho trẻ đi khám và làm thêm một số xét nghiệm như như đo điện não đồ và chụp cộng hưởng từ MRI để biết chính xác. Khi đã có kết quả nên tuân theo phác đồ điều trị để có kết quả tốt nhất. 

TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH GIẬT KINH PHONG

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha