Bố mẹ cần phải quan sát và theo dõi con rất kỹ để phát hiện sớm bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh và có hướng điều trị phù hợp.
Ngày đăng: 07-07-2018
1,321 lượt xem
Nguyên nhân gây bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh, bao gồm:
- Trẻ sinh non có nguy cơ cao bị chảy máu bên trong não (xuất huyết nội sọ), gây ra các cơn co giật.
- Trẻ bị ngạt và thiếu oxy não trong quá trình chuyển dạ.
- Dị tật ống thần kinh.
- Trẻ bị mắc các bệnh nhiễm trùng như viêm não và viêm màng não.
- Một số nguyên nhân khác như rối loạn chuyển hóa, di truyền...
Cha me cần quan sát kĩ để phát hiện bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh
Các dấu hiệu nhận biết bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh
Mặc dù khó phát hiện nhưng trẻ sơ sinh bị động kinh vẫn có những biểu hiện khác lạ so với trẻ bình thường. Dưới đây là một số dạng động kinh thường gặp ở trẻ sơ sinh:
- Cơn co giật sơ sinh lành tính: Trẻ có biểu hiện run giật cơ ở một bên cánh tay hoặc cẳng chân, rồi chuyển sang bên đối diện. Cơn co giật có thể kéo dài trong khoảng 30 giây, sau đó trẻ thường ngủ gà. Đây là cơn co giật lành tính, thường xuất hiện khi trẻ được khoảng 5 ngày tuổi, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ sau này.
- Động kinh ở trẻ sơ sinh có yếu tố gia đình: Trẻ có biểu hiện co giật cơ bắp, đôi khi ngưng thở vài giây, thường xuất hiện vào ngày thứ 2 – 3 sau sinh.
- Hội chứng co thắt ở trẻ sơ sinh: Đầu trẻ cúi gật liên tục về phía trước, chân và tay co vào ngực, hoặc đầu ngửa ra sau, hai tay nắm chặt và hai chân duỗi cứng. Động kinh thể co thắt thường xảy ra khi trẻ được 4 – 8 tháng tuổi.
- Động kinh cơn lớn ở trẻ sơ sinh: Trẻ có biểu hiện co giật toàn thân, trợn mắt, khóc thét lên, nhợt nhạt, tím tái, đại tiểu tiện không tự chủ.
- Động kinh vắng ý thức: Trẻ có các dấu hiệu vắng ý thức tạm thời như dừng lại hành động đang làm, bé thường nhìn chằm chằm về một hướng hoặc di chuyển mắt và đầu sang một bên.
Chăm sóc và điều trị trẻ sơ sinh mắc bệnh động kinh
Việc điều trị bệnh động kinh trẻ sơ sinh sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và loại co giật mà trẻ gặp phải. Chẳng hạn nếu nguyên nhân gây co giật động kinh là do trẻ bị thiếu hụt một loại chất dinh dưỡng nào đó như ở mức đường trong máu thấp, hoặc thiếu canxi, thiếu Vitamin B6, thì việc bổ sung các dưỡng chất này có thể giúp ngăn chặn cơn co giật ở trẻ.
Một số trường hợp nghiêm trọng, trẻ có thể cần được điều trị bằng thuốc chống động kinh như Phenobarbital, Valproic acid (Depakin), Phenytoin (Dilantin)… theo hướng dẫn của bác sĩ.
Trẻ sơ sinh bị động kinh cần được điều trị kip thời để hạn chế nguy hiểm
Cha mẹ nên làm gì khi xuất hiện cơn động kinh ở trẻ sơ sinh
- Cha mẹ cần bình tĩnh đặt một vật mềm để gối đầu trẻ, loại bỏ hết vật cứng xung quanh, rồi chờ cơn co giật qua đi, sau đó đặt trẻ nằm nghiêng, dùng ống hút đàm nhớt, thức ăn trong miệng(nếu có) để tránh để tránh dị vật gây tắc đường hô hấp.
- Vì trẻ còn quá nhỏ nên cha mẹ luôn ở bên con để theo dõi tình hình bệnh tật cũng như ghi chép lại nhật kí cơn động kinh để bác sĩ có thể chuẩn đoán bệnh chính xác nhất.
Bên cạnh việc điều trị các thuốc hóa dược, việc ứng dụng phương pháp đông y vào điều trị bệnh động kinh đang là cách được nhiều người quan tâm vì tác dụng an toàn và lâu dài.
Nhưng hơn hết vẫn là sự quan tâm của cha mẹ đối với trẻ để hạn chế những biến chứng nguy hiểm mà bệnh động kinh có thể gây ra ở trẻ sơ sinh.
ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH
LIÊN HỆ TƯ VẤN:
01678.041.262
0913.826.068
Gửi bình luận của bạn