Đừng xem nhẹ biểu hiện co giật bất thường ở trẻ em

Trẻ em là đối tượng dễ bị nhiều loại bệnh tật tấn công nhất, trong đó có bệnh giật kinh phong. Lí do vì trẻ ở giai đoạn này chưa phát triển toàn diện về sức đề kháng và chức năng của não bộ nên các dấu hiệu bệnh tật thường khó nhận biết. Vậy nên, cha mẹ cần quan tâm và để ý đến những biểu hiện lạ ở con mình.

Ngày đăng: 16-07-2017

1,644 lượt xem

3 dấu hiệu bệnh giật kinh phong ở trẻ em

- Cơn co thắt tăng trương lực và cơn co giật cục bộ, xuất hiện rất sớm vào những ngày đầu khi trẻ chào đời, nguyên nhân do bất thường cấu trúc hệ thần kinh, dị tật bẩm sinh. Dấu hiệu bệnh giật kinh phong này là lúc trẻ ra đời hoàn hoàn bình thường, sau một thời gian sẽ xuất hiện các cơn co thắt xảy ra thường xuyên, khiến trẻ chậm phát triển hơn những trẻ khác.

- Chứng co thắt ở trẻ sơ sinh với biểu hiện lâm sàng của bệnh là các cơ của bé dường như co thắt đột ngột khiến đầu cúi gập xuống, hai tay hất lên, đầu gối cũng co lại và cơ thể uốn cong về phía trước. Sau đó, gần như ngay lập tức các cơ lại giãn ra, cơ thể bé lại trở về trạng thái bình thường. Chứng co thắt không gây ra đau đớn nhưng trẻ có thể khóc vì những động tác bất ngờ có thể làm chúng bị giật mình.

Nếu không điều trị sớm, trẻ thường sẽ bị khuyết tật phát triển cả về thể chất và trí tuệ hoặc có thể dẫn đến tự kỷ khi lớn lên. Đôi khi trẻ sẽ mất đi cả những kỹ năng như ngồi, bò hoặc tập nói…

- Dấu hiệu bệnh giật kinh phong có tính di truyền với biểu hiện trẻ thường bị co giật khi sốt và không sốt cũng lên cơn co giật. Trong giai đoạn bệnh tiến nặng lúc trẻ lớn hơn khiến trẻ rất tăng động, mất kiểm soát hành vi và hầu như kháng lại tất cả các loại thuốc điều trị.

Trẻ em là đối tượng dễ bị bệnh giật kinh phong với tỷ lệ cao nhất

Một số bài thuốc đông y điều trị bệnh giật kinh phong ở trẻ em dạng mạn tính

Việc dùng các thuốc tây y điều trị bệnh giật kinh phong thường gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn nên nhiều bậc phụ huynh ưu tiên dùng các vị thuốc từ y học cổ truyền cho trẻ. Trong đó có một số bài thuốc phổ biến như:

Bài thuốc 1: Dùng củ đinh lăng nhỏ (sao gừng) 12g, thục địa 12g, mạch môn 8g, xương bồ 8g, ba kích 8g, thạch hộc 10g, mai ba ba 12g, nhục quế 4g. Nước 600ml, sắc còn 200ml. Mỗi lần cho uống 30-40ml, hòa bột quế 0,2g khuấy đều cho uống, cách 2 giờ cho uống 1 lần.

Bài thuốc 2: Nếu tỳ dương suy kém thì phải ôn tỳ kiện vị. Bài thuốc: Lá sung (sao vàng) 12g, hạt sen (sao vàng) 16g, củ mài (sao vàng) 16g, củ sả 8g, cam thảo dây 8g, gừng khô sao 10g. Nước 600ml, sắc còn 200ml, cho uống 30-40ml, cách 2-3 giờ lại cho uống.

Bài thuốc 3: củ đinh lăng nhỏ lá (sao gừng) 12g, đất lòng bếp 16g, gừng khô 10g, đinh hương 2g, hồ tiêu 2g, nhục quế 4g. Tất cả tán nhỏ rây mịn đựng lọ, dùng dần. Mỗi lần uống 2-4g, ngày 2-3 lần, tùy trẻ lớn nhỏ mà thêm bớt liều lượng.

Một số bài thuốc đông y được chứng minh rất hiệu quả trong điều trị giật kinh phong

Trên đây chỉ là một số bài thuốc phổ biến trong y học cổ truyền để điều trị bệnh giật kinh phong. Để có hiệu quả tốt nhất, cha mẹ nên đứa trẻ đến các phòng khám đông y và cơ sở khám chữa bệnh uy tín để được bắt mạch, hốt thuốc đúng với tình trạng bệnh của trẻ. 

TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH GIẬT KINH PHONG

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha