Động kinh là một rối loạn chức năng não thoáng qua do sự phóng điện kịch phát bất thường của tế bào thần kinh trong não. Có nhiều dạng động kinh, trong đó nguy hiểm nhất là dạng động kinh toàn thể.
Ngày đăng: 20-04-2018
1,660 lượt xem
Phân loại các dạng động kinh
Các triệu chứng của bệnh động kinh được chia thành những loại như sau:
- Cơn động kinh cơn lớn (động kinh toàn thể ): Biểu hiện là đột ngột mất ý thức và co giật toàn thân, khoảng 50% trường hợp bệnh nhân khi phát tác có biểu hiện co cứng từng cơn, nó được chia thành hai loại nguyên phát và thứ phát, trước khi phát tác không có thể hiện triệu chứng đau đầu và chóng mặt.
Điển hình khởi phát là bắt đầu mất ý thức và ngã xuống, tiếp theo là thế người ưỡn cong cứng, kéo dài khoảng 10 đến 20 giây sau đó co giật gấp, khoảng 1-2 phút rồi lại tự hết, trong lúc phát tác bệnh nhân tạm thời ngưng thở, sắc mặt tím tái, giãn đồng tử, mất phản xạ ánh sáng, kèm theo tiểu không tự chủ. Sau khi phát tác thì phục hồi ý thức và thở lại dần dần , nhưng vẫn cảm thấy mệt mỏi, đau nhức cơ thể.
- Động kinh nhỏ: Trở ngại và rối loạn mất ý thức tạm thời, còn được gọi là cơn vắng ý thức, phổ biến hơn ở trẻ em trên 2 đến 3 tuổi. Lúc phát tác thường đột ngột mất ý thức, im lặng, không nói một lời, đôi mắt nhìn chằm chằm, sau đó không nhớ gi.
Động kinh vắng ý thức là một dạng động kinh cơn nhỏ
Không có xáo trộn về ý thức, triệu chứng động kinh chủ yếu là cục bộ, chẳng hạn như miệng, mí mắt, ngón tay và ngón chân co giật. Đôi khi bệnh nhân có cảm giác trở ngại cục bộ, ví dụ như có cảm giác tê, hay như kim châm ,điện giât… vv;
- Động kinh tâm thần vận động: Chủ yếu là tính năng triệu chứng tâm thần và biểu hiện hàng loạt các hoạt động rối loạn tâm thần.
Trong đó, nguy hiểm nhất là động kinh toàn thể, lúc nhìn thấy bệnh nhân động kinh toàn thể, nhất thiết không được hoảng loạn, lúc đang co cứng giật thì nên dùng khăn mặt xoắn vào và chèn vào giữa hai hàm răng người bệnh, nhằm ngăn chặn cắn vào lưỡi và tổ chức phần mềm trong khoang miệng.
Lúc bệnh nhân co giật tứ chi, có thể ấn bóp nhẹ nhàng vào tay chân, tùy thuộc vào mức độ co giật mà ấn bóp, nhưng tuyệt đối không được dùng sức mạnh để bóp chặt nhằm tránh gây nên chấn thương đáng tiếc, bởi vì khi đang co giật mà dùng sức mạnh thì sẽ phản tác dụng, có thể gây ra trật khớp hoặc gẫy xương, sau khi cơn động kinh toàn thể kết thúc thì đưa bệnh nhân vào nghỉ, ngủ, đặt bệnh nhân nằm nghiêng để giúp loại bỏ các chất nhầy trong miệng ra ngoài, tránh nuốt vào gây viêm phổi.
Động kinh cơn lớn là dạng động kinh nguy hiểm nhất
Nếu như bệnh nhân hôn mê, tinh thần chưa tỉnh thì phải đánh động bệnh nhân bằng cách goi, lay động, lúc này cần chăm sóc tỷ mỉ cho bệnh nhân để tránh chấn thương do người khác gây ra hoặc tự gây ra. Khi cơn đông kinh toàn thể xảy ra và lập đi lặp lại cần tới bệnh viện gần nhất để được chữa trị.
Trong cuộc sống thường ngày bệnh nhân cần chú ý và phòng ngừa bệnh động kinh phát tác, để giảm thiểu nguy hiểm, không nhìn từ cao xuống, không tiếp xúc với nước có nhiệt độ cao, chú ý sinh hoạt hàng ngày có điều độ, tránh kích thích tinh thần, điều chỉnh chế độ ăn uống, điều quan trọng nhất là phải tìm biện pháp điều trị bệnh động kinh hiệu quả và dứt điểm.
ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH
LIÊN HỆ TƯ VẤN:
01678.041.262
0913.826.068
Gửi bình luận của bạn