Trẻ động kinh bị sốt cao rất dễ gây nguy hiểm đến não bộ và tính mạng. Vì vậy bố mẹ cần quan tâm đến bệnh động kinh của con sớm nhất có thể.
Ngày đăng: 21-04-2022
626 lượt xem
Động kinh ở trẻ là gì?
Động kinh ở trẻ em là dạng động kinh đa dạng các triệu chứng và nhiều biểu hiện lâm sàng. Cơn động kinh xuất hiện liên tục theo chu kỳ và mang lại nhiều trở ngại cho trẻ. Phần lớn đặc điểm nổi bật của động kinh ở trẻ là thường xuất hiện các cơn co giật từ nhẹ đến nặng. Co giật một phần cơ thể hoặc toàn bộ cơ thể, thậm chí mất ý thức. Động kinh ở trẻ em hiện đang chiếm tỷ lệ cao trên thế giới.
Động kinh có thể gây co giật nhưng các cơn co giật chưa chắc đã là biểu hiện của bệnh động kinh. Để biết chính xác trẻ nhỏ có mắc động kinh hay không, bố mẹ phải đưa bé đến bệnh viện, các cơ sở y tế uy tín để kiểm tra kỹ lưỡng.
Sau khi xác định chính xác trẻ em mắc động kinh, bố mẹ cũng cần có kế hoạch điều trị cụ thể, đúng cách và kịp thời để giúp bé có được cuộc sống bình thường như bạn bè đồng trang lứa. Sở dĩ như vậy là bởi vì động kinh là một trong những căn bệnh mang đến rất nhiều hệ lụy cho trẻ nhỏ trong tương lai.
Nguyên nhân gây ra động kinh ở trẻ em
- Bị dị tật bẩm sinh trong quá trình mẹ mang thai: Mẹ bị nghén, ăn uống thiếu chất và mắc các chứng bệnh nền. Mẹ bầu bị nhiễm khuẩn, nhiễm virus, ngộ độc… cũng khiến thai nhi sinh ra mắc động kinh. Ngoài ra, một số chấn thương trong quá trình mang thai cũng có thể tác động đến não bộ thai nhi và gây ra tổn thương hệ thống thần kinh trung ương.
- Trẻ gặp nhiều biến cố trong lúc sinh ra như thiếu oxy, tắc nghẽn hô hấp, sinh non. Quá trình lấy thai quá lâu khiến bé không kịp thở, thiếu oxy lên não gây ra bại não, động kinh.
- Trẻ bị chấn thương vùng não trong quá trình phát triển, hoặc bị các chứng bệnh thần kinh di truyền thông qua bố mẹ và người thân trong gia đình.
- Ngoài ra, các cơn sốt kéo dài, sốt nhiều lần và sự phát hiện không kịp thời của bố mẹ cũng là nguyên nhân chính gây ra bệnh động kinh ở trẻ ngày càng tăng cao.
- Mắc một số di chứng bẩm sinh về cấu trúc não, hệ thống thần kinh trung ương.
- Trẻ sinh ra bằng phương pháp lấy thai với nẹp, dụng cụ y tế làm chấn thương vùng đầu.
- Trẻ em mắc một số bệnh về u não, ung thư não, viêm màng não, viêm não Nhật Bản… cũng có nguy cơ mắc động kinh cao.
Vì sao trẻ nhỏ thường bị sốt cao?
Trẻ em trong độ tuổi đang phát triển về trí tuệ và thể chất thường gặp những vấn đề cảm sốt. Sốt ở trẻ em là quá trình chống lại các vi khuẩn, virus có trong cơ thể. Trẻ rất dễ sốt khi đang trong quá trình mọc răng hoặc sau khi tiêm phòng. Bởi trẻ em rất nhạy cảm khi thay đổi thân nhiệt nên chỉ cần có sự bất thường về yếu tố ngoại cảnh, trẻ rất dễ sốt cao, thậm chí lên cơn co giật.
Theo các chuyên gia, thân nhiệt của trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ vốn đã cao hơn so với người trưởng thành. Đồng thời, nhiệt độ của trẻ một khi sốt sẽ tăng rất nhanh. Vì vậy mà trẻ có xu hướng sốt cao đến 39, 40 độ C cực kỳ nhanh nên rất nguy hiểm nếu không hạ sốt kịp thời.
Sốt cao gây ra hiện tượng co giật, nếu không xử lý kịp thời sẽ tổn thương nặng nề đến não, sức khỏe, thậm chí là gây ra tử vong. Do đó, phụ huynh cần phải trang bị cho mình đầy đủ kiến thức về chăm sóc và hạ sốt cho trẻ nhỏ sốt cao tại nhà. Trong trường hợp sốt cao liên tục không dừng, bạn nên nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện gần nhất để xử lý kịp thời, đảm bảo an toàn.
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị sốt cao co giật
Một số cơn sốt trẻ thường trải qua:
- Sốt sởi: Đây là hiện tượng sốt xảy ra bất kỳ đứa trẻ nào kèm theo các triệu chứng như ho, sổ mũi.
- Sốt viêm phổi: Sốt này kèm theo tiếng thở khò khè từ phổi, hô hấp khó.
- Sốt mọc răng: Tuy nhiên ở một số trẻ không xảy ra hiện tượng này.
- Sốt do cảm nắng: Khi thời tiết quá nóng, trẻ yếu ớt và chưa kịp thích nghi với thời tiết thay đổi đột ngột.
- Sốt xuất huyết: Đây là cơn sốt nguy hiểm dễ khiến trẻ bị co giật nếu không phát hiện kịp thời.
- Sốt cho nhiễm virus corona (covid-19): Đây đang là virus truyền nhiễm thông qua đường hô hấp phổ biến nhất trong cộng đồng. Đặc biệt, tỉ lệ nhiễm bệnh ở trẻ em đang cực kỳ cao. Covid-19 có thể gây sốt cao ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ kèm theo các triệu chứng như ho, sổ mũi, nôn ói, chán ăn, mệt mỏi, viêm, đau nhức cơ…
Biểu hiện của cơn sốt cao co giật
Hầu hết khi lên cơn sốt, trẻ rất dễ gặp phải các cơn co giật mạnh. Lúc này não bộ bị kích thích xung điện, gây ra phản ứng chống lại cơn sốt bằng co giật nhẹ đến nặng.
Các cơn co giật kéo dài trong vài phút hoặc thậm chí lâu hơn. Lúc này trẻ em sẽ có biểu hiện quấy khóc liên tục không ngớt, trợn mắt, cắn tay, oằn mình… Nhìn chung kháng cự rất mạnh mẽ.
Co giật do sốt và co giật do động kinh có nhiều điểm giống nhau nên rất dễ nhầm lẫn. Tuy nhiên, nếu cơn co giật kèm theo với hiện tượng sốt từ 39.5 độ trở lên thì khả năng do động kinh rất thấp.
Trẻ động kinh sốt cao có nguy hiểm không?
Trẻ động kinh bị sốt cao sẽ dẫn đến nguy cơ co giật toàn thân rất cao. Khi sốt cao, trẻ có sức khoẻ bình thường và không mắc bệnh lý nào thì não bộ sẽ không bị ảnh hưởng nhiều. Các cơn sốt lành tính và chỉ cần uống thuốc hạ sốt sẽ dần hồi phục. Còn ở trẻ bị động kinh khi sốt, rất dễ lên cơn giật và thậm chí mất ý thức tạm thời. Điều này gây nguy hiểm đến với sức khỏe lâu dài và tính mạng của trẻ. Nên bố mẹ cần lưu tâm hơn đối với trẻ đang bị sốt trong quá trình mắc bệnh động kinh.
Phải làm gì khi trẻ động kinh bị sốt?
Sốt ở trẻ phát triển bình thường đã là vấn đề đáng lo ngại. Sốt ở trẻ đang bị động kinh lại càng là mối lo của bất kỳ bậc bố mẹ nào đang cùng con điều trị bệnh. Có thể nói, ở những đứa trẻ bị động kinh, các cơn sốt xảy ra thường xuyên hơn và nặng hơn. Vì thế, khi phát hiện trẻ đang có dấu hiệu sốt nhẹ, bố mẹ hãy thật sự bình tĩnh.
Ngoài việc đang điều trị động kinh bằng thuốc, bố mẹ nên chuẩn bị các loại thuốc sốt luôn sẵn sàng để hạ sốt cho con bất kỳ lúc nào. Cho trẻ nằm ở những nơi thoáng mát, đầy đủ khí oxy và tránh có nhiều tiếng ồn xung quanh. Theo dõi cập nhật nhiệt độ cơ thể của con thường xuyên. Nếu ở mức độ sốt nhẹ, có thể tự cho con điều trị thuốc tại nhà. Nếu sốt cao nên ngừng cho trẻ sử dụng thuốc động kinh trong lúc trẻ lên cơn sốt, nhanh chóng mang con đến thăm khám bác sĩ. Hạn chế tối đa nhất việc sốt cao và con lên cơn co giật động kinh.
Đối với trẻ mắc động kinh, các cơn co giật tái phát sẽ khiến hệ thống thần kinh trung ương bị tổn thương nhiều hơn. Bên cạnh đó, cộng với tình trạng sốt cao, sức khỏe não bộ của bệnh nhi chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng nặng nề hơn nữa. Chính vì vậy, sốt cao ở bệnh nhi động kinh là hiện tượng nguy hiểm cần phải đề phòng.
Cách sơ cứu khi trẻ động kinh bị co giật khi sốt
Để giảm rủi ro ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ động kinh khi lên cơn sốt và trải qua các cơn co giật thì bố mẹ nên tránh để con bị sốt cao.
Tháo lỏng nút áo quần, hạn chế di chuyển con, cho con nằm một chỗ và để xa tất cả các vật dụng sắt nhọn xung quanh con.
Hãy bảo đảm không gian thông thoáng. Bố mẹ không nên bỏ tay vào miệng con, không kìm chặt con trong lúc con lên cơn, điều này sẽ dẫn đến chấn thương cho trẻ.
Đặt trẻ nằm nghiêng giúp trẻ dễ thở hơn và dễ nôn ói hơn, tránh gây ngạt.
Nếu cơn co giật cứ tiếp tục diễn ra trong khoảng thời gian dài và không có dấu hiệu hồi phục, bố mẹ nên đưa con đến bệnh viện để tránh trường hợp xấu nhất xảy ra.
Phân biệt trẻ co giật động kinh và co giật khi sốt
Co giật động kinh
Cơn co giật xảy ra bất chợt trong lúc con trẻ đang sinh hoạt bình thường, không có điềm báo nào trước và rất khó lường. Quá trình co giật kéo dài và tự hết sau 1 khoảng thời gian. Và đồng thời lặp đi lặp lại rất thường xuyên.
Co giật do sốt
Hầu như trẻ em đang bị động kinh và đang sốt thì vấn đề bị co giật rất dễ xảy ra. Lúc này nhiệt độ cơ thể của trẻ sẽ tăng cao, thần kinh bị ảnh hưởng, mất kiểm soát ý thức và hành động. Trẻ sẽ mệt mỏi, có xu hướng không muốn ăn và ngủ li bì. Nếu nhiệt độ cơ thể tiếp tục tăng, cơn co giật xảy ra và kéo dài từ 5 - 15 phút vô cùng nguy hiểm.
Tuy nhiên không phải lúc nào trẻ bị động kinh khi sốt cũng lên cơn, mà tùy vào cơ địa và cả cách sơ cứu của bố mẹ có thể giảm thiểu và hạn chế được co giật.
Trẻ sốt cao do động kinh thường rất nguy hiểm
Di chứng sau sốt cao ở trẻ động kinh
Nhìn chung các cơn sốt sẽ nhanh chóng qua đi sau khi điều trị. Tuy nhiên, vẫn để lại một số di chứng cho trẻ đang bị động kinh. Bởi trong quá trình sốt cao, trẻ phải dừng điều trị thuốc động kinh, việc này làm gián đoạn quá trình chữa bệnh, động kinh sẽ kéo dài hơn.
Sốt thường xuyên trong lúc đang bị động kinh sẽ khiến con trẻ gặp nhiều cơn co giật hơn, ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ và hệ thần kinh rất nhiều. Điển hình ở một số trẻ sau các cơn sốt có biểu hiện chậm ngôn ngữ, tư duy giảm sút đáng kể, mất kiểm soát hành động… Bên cạnh đó, trẻ động kinh bị sốt cao ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng sinh sản sau này của các bé gái vì chúng gây rối loạn hoocmon.
Khi nào nên cho trẻ đến bệnh viện?
Nếu là sốt thông thường và bố mẹ có khả năng điều trị tại nhà cho con thì không cần mang đến bác sĩ, tránh di chuyển con quá nhiều. Tuy nhiên, một số biểu hiện sốt cao, buộc bố mẹ phải nhanh chóng mang con đến bác sĩ càng sớm càng tốt:
Trẻ bị động kinh dạng nặng và đang điều trị. Trẻ ngủ li bì, không có dấu hiệu thức dậy, khó đánh thức. Trẻ lên cơn sốt kèm theo các cơn co giật mạnh, sủi bọt mép, nôn ói trong thời gian dài. Trẻ có cảm giác khó thở, quấy khóc nhiều và không hợp tác.
Chăm sóc trẻ sau khi sốt do động kinh
Mẹ nên cung cấp, bổ sung các chất dinh dưỡng như ngũ cốc, chất khoáng và vitamin nhằm tái tạo năng lượng cho cơ thể của trẻ. Bố mẹ có trẻ bị động kinh nên tham khảo ý kiến bác sĩ về thời điểm sử dụng lại các loại thuốc điều trị động kinh khi nào để thích hợp và không ảnh hưởng đến sức khỏe của con.
Bên cạnh đó, bố mẹ cho con trẻ vận động và tham gia nhiều hoạt động giải trí hơn để kích thích não bộ và tư duy cho trẻ sau những cơn sốt và co giật. Ngoài ra, các bài thuốc đông y tốt cho bệnh động kinh cũng hỗ trợ rất nhiều trong an thần và kìm hãm các cơn xung điện gây ra bệnh động kinh, bố mẹ có thể tham khảo. Mẹ nên sử dụng các loại thực phẩm giải nhiệt cơ thể để bồi bổ cho con trẻ sau cơn sốt.
Cha mẹ nên chăm sóc tốt trẻ bị sốt sau động kinh
Lưu ý khi dùng thuốc hạ sốt cho trẻ
Bố mẹ cần lưu ý khi mua thuốc cho trẻ. Mua thuốc hạ sốt theo đúng độ tuổi của con, vì nếu dùng thuốc có liều quá nặng, sẽ gây ra tác dụng phụ và ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Mẹ không nên cho con sử dụng nhiều loại thuốc sốt cùng lúc, chỉ nên sử dụng một loại thuốc nhất định để thuốc phát huy tốt nhất công dụng và tránh sốc thuốc. Đặc biệt, thuốc sốt chỉ nên sử dụng khi thật sự cần thiết và ngưng hoàn toàn nếu nhiệt độ cơ thể của trẻ đã trở lại mức ổn định để tránh quá liều.
Lưu ý nếu trẻ mắc các chứng bệnh như hen suyễn, dị ứng với thuốc, bị các bệnh về đường ruột hay đang trong quá trình điều trị động kinh thì không nên tự ý cho con dùng thuốc sốt tại nhà. Hãy mang con đến bác sĩ để biết được chính xác tình trạng sốt của con. Đồng thời các bác sĩ sẽ quyết định loại thuốc và liều lượng thuốc nên dùng cho trẻ.
Có thể thấy rằng trẻ động kinh bị sốt cao rất nguy hiểm. Mặc dù đó là những cơn sốt không mong muốn, nhưng chúng gây ảnh hưởng rất nhiều đến với sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, bố mẹ có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về các loại thuốc hạ sốt, có đủ kiến thức trong việc tự điều trị tại nhà cho con thì sẽ hạn chế đi các cơn sốt cao và hoàn toàn không dẫn đến nhiều di chứng sau sốt. Bên cạnh đó, cần thăm khám bác sĩ thường xuyên trong việc điều trị bệnh động kinh cho trẻ. Càng nghiêm túc điều trị, thì bệnh động kinh càng nhanh thuyên giảm và dứt điểm càng sớm.
ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN
Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.
Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:
0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.
0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh
Gửi bình luận của bạn