Theo thống kê, số trẻ mắc căn bệnh động kinh chiếm hơn 50% tổng số người bệnh. Nguyên nhân do hệ thống thần kinh ở trẻ chưa ổn định, dễ bị rối loạn hoặc do những chấn thương xảy ra khi chào đời. Vậy bệnh động kinh ở trẻ em có đặc điểm gì và có cách nào để kiểm soát được bệnh hay không?
Ngày đăng: 14-04-2017
1,753 lượt xem
Những đặc điểm thường thấy của bệnh động kinh ở trẻ em
- Hơn một nữa trường hợp chưa phát hiện ra nguyên nhân gây bệnh, các trường hợp còn lại được xác nhận là do yếu tố di truyền(cha, mẹ hoặc người thân trong gia đình có tiền sử mắc bệnh) hoặc do não của trẻ bị tổn thương do tai nạn và bệnh tật.
- Không phải cơn co giật nào ở trẻ cũng được gọi là bệnh động kinh, muốn chuẩn đoán bệnh cần làm những xét nghiệm và đo điện não đồ, cùng với quan sát biểu hiện của trẻ.
- Trẻ mắc bệnh vẫn phát triển như trẻ bình thường sau cơn động kinh, tuy nhiên vẫn bị những ảnh hưởng nhất định về thể chất, chậm phát triển trí tuệ.
Trẻ vẫn chịu những ảnh hưởng nhất định về trí tuệ khi mắc bệnh động kinh
- Trẻ đáp ứng tốt với thuốc đặc trị động kinh và có thể khỏi bệnh hoàn toàn nếu được điều trị kịp thời.
- Bệnh động kinh ở trẻ có nhiều loại với những dấu hiệu khác nhau, cho nên cha mẹ cần quan sát thật kĩ để nhận biết sớm và đưa trẻ đi khám nhằm tìm ra phương pháp chữa trị đúng nhất.
- Khi bác sỹ chẩn đoán trẻ bị động kinh thì cha mẹ nên tuân thủ phác đồ điều trị của bác sỹ, uống thuốc đúng liều, tuyệt đối không được bỏ thuốc hoặc tự ý đổi thuốc.
Những điều sai lầm cần tránh khi xử lý tình huống cơn động kinh ở trẻ
- Không nên tập trung quá đông xung quanh trẻ mà nên để môi trường thông thoáng cho trẻ dễ thở.
- Không nên kìm chặt hoặc đè ép trẻ trong cơn co giật, không làm theo những cách dân gian như nặn chanh vào miệng trẻ, chích máu ở đầu ngón tay hay cho trẻ uống thuốc vì dễ gây ngạt thở.
- Không nên cho trẻ di chuyển ngay sau khi tỉnh dậy mà tốt nhất là để trẻ nằm nghỉ ngơi.
- Trong trường hợp trẻ bị co giật kéo dài quá 5 phút, nhiều cơn động kinh tái diễn trong thời gian ngắn, hoặc trẻ không tỉnh lại sau cơn thì cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức
Các biện pháp chữa bệnh động kinh ở trẻ em phổ biến hiện nay
Hiện nay, phương pháp chủ yếu để điều trị khi có biểu hiện bệnh động kinh ở trẻ em là dùng kháng sinh với các loại thuốc phổ biến như phenobarbital là một trong những thuốc chống co giật lâu đời nhất và an toàn nhất cho trẻ em. Tuy nhiên, sau thời gian điều trị lâu dài, một số trẻ có thể phát triển quá hiếu động, hung hăng, và mất ngủ. Bên cạnh đó là thuốc valproic acid hiệu quả trong việc điều trị nhiều rối loạn co giật ở trẻ em, nếu dùng nhiều sẽ dẫn đến suy gan.
Điều trị bệnh động kinh bằng Tây y thường xảy ra nhiều tác dụng phụ
Ngoài ra, cha mẹ có thể tham khảo thêm cách kiểm soát bệnh động kinh ở trẻ bằng chế độ ăn ketogenic. Việc áp dụng chế độ ăn này chủ yếu cho trẻ bị động kinh không điều trị được bệnh do phản ứng với thuốc.
Lưu ý nếu cha mẹ cho con mình ăn uống theo chế độ ketogenic cần được tư vấn và theo dõi bởi chuyên gia để hạn chế tác dụng không mong muốn. Vì chất xeton được tạo ra trong quá trình thủy phân chất béo sẽ gây hại cho một số cơ quan trong cơ thể như thận, gan, mắt nhưng lại rất quan trọng trong việc ngăn chặn cơn động kinh tái phát.
Thế nhưng không phải trẻ nào cũng đáp ứng được với các loại thuốc tây chống động kinh và chế độ ăn ketogenic cho nên các phương pháp từ thiên nhiên và đông y để chữa bệnh động kinh ở trẻ vẫn được ưu tiên lựa chọn vì tình hiệu quả lâu dài và an toàn cho trẻ.
ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH
LIÊN HỆ TƯ VẤN:
01678.041.262
0913.826.068
Gửi bình luận của bạn