Bệnh động kinh có thật sự nguy hiểm hay không?

Bạn đã bao giờ tìm hiểu về bệnh động kinh và bệnh động kinh có thất sự nguy hiểm như chúng ta từng nghĩ về nó?Bài viết này sẽ giúp các bạn tìm ra giải đáp nhé.

Ngày đăng: 01-07-2022

432 lượt xem

Bệnh động kinh và các nguyên nhân gây ra bệnh động kinh là gì?

Động kinh là một chứng bệnh do xáo trộn lặp đi lặp lại của một số nơron trong vỏ não tạo nhiều triệu chứng rối loạn hệ thần kinh (các cơn động kinh) như co giật của bắp thịt, cắn lưỡi, sùi bọt mép, mắt trợn ngược, bất tỉnh, mất kiểm soát tiểu tiện,….

Cơn động kinh bao gồm các triệu chứng có thể thay đổi từ rất ngắn gọn và gần như không thể phát hiện đến các cơn động kinh diễn ra trong thời gian dài với chấn động mạnh mẽ.

Trong động kinh, co giật có xu hướng tái phát, và không có nguyên nhân tiềm ẩn ngay lập tức trong khi cơn co giật thường xảy ra do một nguyên nhân cụ thể không được coi là triệu chứng của bệnh động kinh.

Cơn động kinh xuất hiện do sự thay đổi thất thường của các nơ ron thần kinh gây ra bởi các quá trình bệnh lý làm ảnh hưởng đến não. Nếu cơn động kinh không tìm được nguyên nhân gây ra bệnh động kinh, nếu cơn động kinh tìm được nguyên nhân rõ ràng gọi là động kinh triệu chứng.

Nguyên nhân động kinh thường gặp:

Động kinh do chấn thương sọ não: Theo nghiên cứu của nhiều tác giả, những tiêu chuẩn để xác nhận cơn động kinh do chấn thương sọ não là: cơn động kinh đầu tiên xảy ra không quá 10 năm sau chấn thương. Trước khi chấn thương sọ não, bệnh nhân không bị động kinh. Sau khi bị chấn thương sọ não, bệnh nhân có mất ý thức hoặc có triệu chứng tổn thương thần kinh khu trú.

Động kinh do di chứng viêm não và màng não: Đa số gặp ở trẻ em, tiền sử của bệnh nhân có viêm não, viêm màng não. Ngoài cơn động kinh, bệnh nhân còn có các di chứng khác như thiểu năng tâm thần, triệu chứng tổn thương các dây thần kinh sọ não, hội chứng bệnh lý bó tháp, ngoại tháp.

Động kinh do u não: Khoảng 50% bệnh nhân bị u não có cơn động kinh. Trong đó, đa số là các cơn động kinh cục bộ, u màng não ở thùy thái dương, thùy trán gây động kinh nhiều hơn các vị trí khác. Tiền triệu hoặc triệu chứng khởi phát của cơn động kinh giúp chẩn đoán định khu vị trí của não. Ngoài cơn động kinh còn có hội chứng tăng áp lực trong sọ, hội chứng thần kinh khu trú tùy theo vị trí của khối u.

Động kinh do có nang sán lợn ở não: thường kèm theo có nang sán ở cơ, đáy mặt, trong não. Chẩn đoán dựa vào chụp CT, cộng hưởng từ MRI sọ não.

Động kinh do bệnh lý mạch máu não: Hay gặp nhất là do u mạch, thông động - tĩnh mạch trong não, chảy máu não và chảy máu màng nhện gặp khoảng 14-15. Trong huyết khối và trong tắc mạch gặp khoảng 7-8%.

Các bệnh lý về não là nguyên nhân gây ra bệnh động kinh

Nguyên nhân động kinh theo lứa tuổi:

Ở trẻ sơ sinh: có khoảng 1% trẻ sơ sinh có các cơn co giật, thường là động kinh triệu chứng. Nguyên nhân chủ yếu là do ngạt lúc sinh, chấn thương sản khoa, chảy máu sọ não, hạ đường huyết, hạ Magne huyết, hạ natri huyết, thiếu hụt Vitamin B6, nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương,...

Ở trẻ em: các nguyên nhân thường gặp gây ra động kinh nguyên phát (động kinh không rõ nguyên nhân), liệt não, viêm não,viêm màng não , tổn thương cấu trúc trong sọ, bệnh chuyển hóa, ngộ độc thuốc, bệnh di truyền, chấn thương,...

Ở người lớn: có rất nhiều nguyên nhân gây khởi phát các cơn động kinh ở người lớn như động kinh nguyên phát, tổn thương cấu trúc não, bệnh mạch máu não như chảy máu não, nhồi máu não, nhiễm khuẩn thần kinh trung ương, bệnh hệ thống, nhiễm độc rượu, thuốc tâm thần, các bệnh rối loạn chuyển hóa,...

Người già: ở người già trên 60 tuổi, động kinh có thể do u não, ung thư di căn, rối loạn tuần hoàn não, xơ cứng mạch não, teo não,...

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY

Những nguy hiểm không ngờ mà bệnh động kinh gây ra

Động kinh có thể gây nguy hiểm cho cả bệnh nhân và những người xung quanh, đôi khi đe dọa đến tính mạng.Trong một số trường hợp, nếu không được kiểm soát tốt, bệnh động kinh gây ra các biến chứng nghiêm trọng.

Khi bị chấn thương hoặc tai nạn

Nếu bị ngã khi lên cơn động kinh, bệnh nhân có thể bị thương ở đầu hoặc các cơ quan khác trên cơ thể. Các cơn động kinh xảy ra khi ăn dễ khiến người bệnh bị mắc nghẹn thức ăn hoặc sặc nước miếng.

Trường hợp bệnh nhân đang bơi hoặc tắm bồn, cơn động kinh có thể dẫn đến đuối nước. Bệnh nhân động kinh có nguy cơ chết đuối khi bơi cao hơn so với người bình thường. Một cơn động kinh gây mất nhận thức hoặc mất kiểm soát có thể dẫn đến tai nạn nếu bệnh nhân đang lái xe hoặc vận hành các loại máy móc lớn.

Một số nước đã đưa ra giới hạn trong việc cấp giấy phép lái xe cho bệnh nhân động kinh. Ở Việt Nam, người bị động kinh sẽ không được cấp giấy phép lái một số hạng xe nhất định.

Người bị động kinh thường dễ bị té ngã bất ngờ

Những vấn đề khi mang thai

Động kinh khi mang thai có thể nguy hiểm cho mẹ và bé bởi nguy cơ té ngã, co giật. Đồng thời, một số loại thuốc chống động kinh làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Vì vậy, nếu đang cân nhắc đến việc mang thai, phụ nữ bị động kinh nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn, theo dõi và thay đổi các loại thuốc đang sử dụng nếu cần.

Bệnh động kinh gây ra những ảnh hưởng đến tâm lý

Người bị bệnh động kinh dễ gặp các vấn đề về tâm lý như lo âu, trầm cảm, có ý định hoặc có hành vi tự sát. Điều này có thể do bệnh nhân gặp khó khăn trong việc đối phó với tình trạng bệnh hoặc do các tác dụng phụ của thuốc. Ngay cả những người đang kiểm soát tốt tình trạng bệnh của mình cũng có nguy cơ gặp các vấn đề tâm lý.

Trạng thái khi lên cơn co giật trong động kinh

Trạng thái động kinh xảy ra khi các cơn co giật kéo dài liên tục hơn năm phút hoặc tái phát thường xuyên mà giữa các cơn, bệnh nhân không có giai đoạn phục hồi hoàn toàn. Những người rơi vào trạng thái này có nguy cơ bị tổn thương não vĩnh viễn và tử vong cao.

Người bị động kinh cũng có một nguy cơ nhỏ bị đột tử bất ngờ. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chưa được biết rõ nhưng một số nghiên cứu cho thấy, đột tử có thể xảy ra do các vấn đề về tim hoặc hô hấp như nhịp tim không đều, khó thở, hít phải dịch nôn...

Những người bị co giật do tăng trương lực cơ thường xuyên hoặc co giật nhưng không được kiểm soát bằng thuốc có nguy cơ gặp phải tình trạng đột tử bất ngờ trong bệnh động kinh cao hơn. Theo các nghiên cứu, khoảng 1,16% người bị động kinh tử vong do SUDEP, phổ biến nhất ở những bệnh nhân nặng không đáp ứng với điều trị.

Phương pháp điều trị bệnh động kinh

Điều trị bệnh động kinh bằng Tây y:

Điều trị bệnh động kinh bằng Tây y được chia là 2 nhóm: điều trị nội khoa và phẫu thuật động kinh.

Điều trị nội khoa: các thuốc được sử dụng để điều trị là thuốc uống. Tác dụng chính của các thuốc này là trợ tĩnh mạch, chống co giật, giảm căng thằng, kích động, lo âu, kháng viêm, giảm đau. Được chỉ định dùng cho các đợt lên cơn co cơ, co giật, sủi bọt mép cấp tính, không sử dụng lâu dài để chữa trị. Và thuốc chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng chứ không có tác dụng chữa tận gốc bệnh.

Phẫu thuật động kinh: bao gồm các phương pháp loại bỏ một phần của não bộ, làm vết mổ để khống chế một phần của não bộ, cắt đứt kết nối giữa các bán cầu, loại bỏ một nửa não,… Điểm hạn chế của Tây y là điều trị triệu chứng, chưa điều trị được nguyên nhân gây ra bệnh nên tỷ lệ tái phát rất cao, chi phí cao, bệnh nhân bị đau, trí nhớ giảm, tăng số lượng các cơn động kinh…

Việc phẫu thuật điều trị động kinh phụ thuộc rất lớn vào chuyên môn và tay nghề của bác sĩ. Một số biến chứng thường gặp: nhìn đôi, tê liệt một phần cơ thể, ảnh hưởng đến thị lực..

Điều trị bệnh động kinh bằng Đông y:

Bệnh động kinh đã được ông cha ta điều trị hiệu quả qua việ ứng dụng các bài thuốc cổ của Đông y . Y học cổ truyền Việt Nam cũng có nhiều bài thuốc chữa bệnh động kinh như ngũ sinh hoàn, tả thanh hoàn, thanh nhiệt trấn kinh thang gia giảm, đương quy long hội đoàn,…

Đông y có hiệu quả lâu dài và an toàn trong điều trị động kinh

Điều trị bệnh động kinh bằng Đông y có ưu điểm là điều trị từ căn nguyên của bệnh, điều trị bệnh tận gốc nên có tính triệt để hiệu quả lâu dài, không có biến chứng, ít đau… 

Phòng ngừa bệnh động kinh

Người bị bệnh động kinh cần luôn duy trì chế độ ăn uống sinh hoạt một cách khoa học, để phòng ngừa bệnh động kinh tái phát theo hướng dẫn sau:

- Hạn chế đồ cay nóng, rượu bia, không uống cà phê

- Ăn nhiều rau và hoa quả, không ăn nhiều đạm quá.

- Sáng ngủ dậy uống một cốc nước ấm khoảng 200ml, và uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.

- Hạn chế làm công việc căng thẳng, stress, giữ cho tinh thần luôn thỏa mái.

- Tập thể dục ngoài trời, với các tư thế nhẹ nhàng giúp cho tinh thần sảng khoái, tránh stress trong công việc. Tinh thần cũng rất quan trọng trong việc phòng và chữa bệnh.

- Buổi tối đi ngủ sớm, không thức khuya, không xem những chương trình nhạy cảm với ánh sáng trên tivi.

Hi vọng qua bài viết trên sẽ giúp độc giả hiểu thêm về những biến chứng nguy hiểm của bệnh động kinh cũng như tìm ra phương pháp điều trị bệnh động kinh hiệu quả và an toàn.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha