Nhiều bậc phụ huynh lo lắng khi con mình có biểu hiện co giật nhưng không sốt. Vậy đây là biểu hiện của căn bệnh gì và có nguy hiểm không?
Ngày đăng: 02-07-2019
1,026 lượt xem
Trẻ em bị co giật nhưng không sốt là bệnh gì?
Ngoài sốt cao, còn rất nhiều nguyên nhân khác có thể gây co giật ở trẻ nhỏ, chẳng hạn như:
- Rối loạn chuyển hóa: Hạ canxi máu, tăng hoặc giảm lượng đường huyết quá mức, thiếu vitamin B6,… có thể dẫn đến cơn co giật ở trẻ, nếu sớm phát hiện và xử trí kịp thời cơn co giật sẽ không ảnh hưởng đến não bộ và sự phát triển của trẻ.
- Viêm màng não: 20 – 25% trẻ viêm màng não do vi khuẩn gặp di chứng co giật, động kinh trong nhiều năm, một số ít trường hợp viêm màng não do virus nhưng nguy cơ co giật thấp hơn và ít nghiêm trọng.
- Cấu trúc não bất thường: Trẻ sinh ra với những dị tật não bẩm sinh như bệnh bại não, bệnh não phẳng, dị dạng hồi não nhỏ,… thường gặp những cơn co giật khi lớn lên hoặc có thể xuất hiện ngay trong giai đoạn sơ sinh.
- Bệnh động kinh: trẻ em là đối tượng thường gặp nhất với tỉ lệ chiếm khoảng 60%. Ngoại trừ động kinh vắng ý thức, thì hầu hết các dạng động kinh đều có biểu hiện điển hình là các cơn co giật, sùi bọt mép, trợn mắt,… lặp lại nhiều lần, có tính chất định hình.
Trẻ bị co giật do không sốt có thể do nhiều căn bệnh nguy hiểm
Cơn co giật như thế nào được chẩn đoán là bệnh động kinh?
Động kinh là một chứng bệnh xảy ra do những rối loạn hoạt động điện của não bộ, từ đó có thể gây ra nhiều thay đổi về vận động, hành vi, suy nghĩ, cảm xúc… của người bệnh. Cơn co giật được chẩn đoán là động kinh khi có những đặc điểm sau:
- Kết quả xét nghiệm máu loại trừ được các nguyên nhân gây co giật khác như thiếu canxi, hạ đường huyết…
- Đo điện não đồ kết quả cho thấy hình ảnh sóng nhọn bất thường.
- Các cơn co giật có tính chất định hình, tương tự nhau về mức độ, tần số và biểu hiện.
- Cơn co giật lặp đi lặp lại nhiều lần ( 2 lần).
Cha mẹ nên làm gì khi trẻ lên cơn động kinh:
- Ghi lại thời gian và đặc điểm các cơn giật để làm tư liệu giúp bác sĩ dễ dàng chẩn đoán tình trạng bệnh của trẻ.
- Nếu cơn co giật kéo dài trên 5 phút, trẻ bất tỉnh không thể hồi phục sau khi hết cơn, hoặc trẻ gặp chấn thương ngoài ý muốn, cha mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
- Nếu đây là cơn co giật đầu tiên chưa rõ nguyên nhân, sau khi trẻ hồi phục sức khỏe, cha mẹ nên đưa con đi khám để được chẩn đoán chính xác từ đó có hướng điều trị thích hợp.
Đo điện não đồ để phát hiện bệnh động kinh
Giải pháp giúp ngăn ngừa cơn co giật ở trẻ hiệu quả
Trong trường hợp cơn co giật do rối loạn chuyển hóa, việc đầu tiên cha mẹ cần sớm loại bỏ nguyên nhân để cải thiện tình trạng sức khỏe và chấm dứt cơn co giật ở trẻ.
Trẻ em bị co giật nhưng không sốt có thể do nhiều bệnh lý khác nhau, tuy nhiên nếu không xử trí kịp thời, để cơn co giật tái diễn nhiều lần, có thể gây tổn thương não bộ dẫn đến di chứng động kinh.
Còn nếu trẻ có giật do động kinh, viêm màng não hay cấu trúc não bất thường, ngoài việc sử dụng thuốc chống co giật theo chỉ định của bác sĩ, cha mẹ nên kết hợp cùng các thảo dược có trong các phương thuốc Đông y có tác dụng trấn an tâm thần, ổn định dẫn truyền thần kinh, hỗ trợ não bộ tăng sinh chất ức chế GABA nội sinh, nhờ đó giúp giảm tần số, mức độ, thời gian diễn ra cơn co giật.
<<CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH BẰNG PHƯƠNG THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN>>
LIÊN HỆ TƯ VẤN:
0378.041.262
0913.826.068
Địa chỉ: TRỊNH THẾ ANH (con trai): số nhà 10/1/2A, đường 26 (phía sau hoa viên Bình Quới), khu phố 7, Phường Linh Đông, Quận Thủ Đức, TP.HCM.
BÙI THỊ HẠNH (Lang y): Khu Đồng Mát, Phường Tân An, thị xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.
Gửi bình luận của bạn