Vì sao phụ nữ mắc bệnh động kinh thường khó có con?

Nhiều nghiên cứu cho thấy, phụ nữ mắc bệnh động kinh thường khó có con hơn người bình thường. Đặc biệt ở người có bệnh bắt nguồn do tổn thương thùy thái dương ở não bộ.

Ngày đăng: 28-02-2017

1,889 lượt xem

Những vấn đề ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ mắc bệnh động kinh?

 Phụ nữ mắc bệnh động kinh thường gặp một số vần đề sau: Buồng trứng đa nang, mãn kinh sớm, trứng không rụng… Nguyên nhân do thùy thái dương được kết nối trực tiếp đến vùng não có chức năng sản xuất hormone và điều chỉnh quá trình rụng trứng. Sự gián đoạn của thùy thái dương do cơn co giật của bệnh động kinh có thể phá vỡ quá trình kiểm soát nội tiết tố của cơ thế.

Phụ nữ mắc bệnh động kinh thường khó có con hơn người bình thường

Hội chứng buồng trứng đa nang dễ xuất hiện ở phụ nữ mắc bệnh động kinh:

Hội chứng buồng chứng đa nang (PCOS) là một bệnh nội tiết phổ biến có đặc điểm là trứng phát triển không bình thường ở buồng trứng. Ở phụ nữ bình thường, mỗi tháng trứng sẽ rụng một lần nhưng với phụ nữ bị PCOS, trứng không rụng mà nằm lại buồng trứng tạo thành u nang lành tính.

PCOS cũng làm tăng nồng độ của hormone testosterone, rối loạn kinh nguyệt, tăng cân, rậm tóc và khiến việc mang thai trở nên khó khăn hơn. PCOS xuất hiện phổ biến hơn ở phụ nữ mắc bệnh động kinh so với phụ nữ không mắc bệnh.

Mãn kinh sớm: Mãn kinh là chu kì sinh lý tự nhiên của phụ nữ, từ suy giảm chức năng rụng trứng, buồng trứng ngừng sản sinh tế bào trứng, lượng hormon thay đổi,…Thường thì thời kỳ này bắt đầu từ tuổi 40, kéo dài vài năm trước kỳ kinh cuối tới 1-2 năm sau đó, trung bình khoảng 10-20 năm.

Tuy nhiên, với phụ nữ mắc bệnh động kinh, tình trạng mãn kinh có thể xảy ra sớm hơn, do cơn động kinh tác động đến cấu trúc não vùng dưới đồi hoặc tuyến yên phá vỡ cầu trúc giữa não bộ - tuyến yên – buồng trứng gây ra tình trạng mãn kinh sớm

Những biến chứng có thể xảy ra khi phụ nữ mắc bệnh động kinh mang thai

- Cơn co giật xuất hiện bất ngờ gây chấn thương vùng bụng người mẹ, sang chấn thai nhi, bong bánh rau, dẫn đến sảy thai.

-  Dễ bị ngộ độc thai nghén, tiền sản giật, xuất huyết, thiếu máu, tăng huyết áp,nguy cơ  đẻ non cao.

- Đứa trẻ sinh ra từ người mẹ mắc bệnh thường nhẹ cân, dễ bị rối loạn nhận thức và tỉ lệ mắc bệnh do di truyền cao.

- Nguy cơ tử vong rất cao ở thai nhi và người mẹ.

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH

Làm sao để phụ nữ mắc bệnh động kinh vẫn có thể mang thai bình thường?

Việc quan trọng nhất để giúp phụ nữ mắc bệnh động kinh vẫn có thể mang thai và sinh con như người bình thường là hãy phát hiện và điều trị sớm bệnh bằng những phương pháp an toàn nhất.

Điều trị khỏi hoàn toàn bệnh động kinh để có 1 thai kì an toàn

- Giai đoạn chuẩn bị trước khi mang thai và sinh con: Chuẩn bị sức khỏe tốt trước kỳ mang thai rất quan trọng để người mẹ có thể nuôi dưỡng thai nhi phát triển và khỏe mạnh khi chào đời. Với phụ nữ mắc bệnh động kinh, điều này sẽ có nhiều trở ngại hơn, do vậy thời gian chuẩn bị trước mang thai có thể cần dài hơn, cho tới khi bản thân họ kiểm soát được các cơn động kinh. 

-Nếu người bị bệnh động kinh đang mang thai, bác sĩ sẽ giúp kiểm tra các cơn co giật tiềm ẩn, đồng thời xác định nguy cơ ảnh hưởng của các thuốc động kinh đến thai nhi.

Như vậy, mắc bệnh động kinh không có nghĩa là người phụ nữ bị tước đi ‘’thiên chức’’ làm mẹ của mình. Quan trọng là họ phải điều trị khỏi bệnh hoàn toàn và nên đến bác sĩ tư vấn nếu muốn có một thai kì an toàn cho cả mẹ và con. 

<<CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH BẰNG PHƯƠNG THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN >>

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

0378.041.262

0913.826.068

Bình luận (2)

Gửi bình luận của bạn

Captcha
  • nguyễn thị lự (04-02-2020) Trả lời
    thưa bác sĩ tôi là nguyễn thị lự sinh năm 1996 tôi mắc bệnh động kinh bẩm sinh từ năm tôi lên 5 thì bắt đầu phát bệnh năm 12 thì lần phát bệnh cuối cùng tôi lấy chồng năm 21 và mang bầu bé đầu bị sảy bé thứ hai khi được hai tháng tuổi thai thì bị đau bung động thai vì sức khoẻ yếu nên tôi sinh mổ sinh bé được 2,8kg tôi cho bé bú 18 tháng và cũng 18 tháng bé mới biết đi và nay bé được 30 thang tuổi mà vẫn không biết nói không hiểu biết tiếng viết nam tôi thấy lo lắng nhiều không biết bé như vậy có phải bị ảnh hưởng do bệnh di truyền hay là do động thai hoặc là lí do gì xin bác sĩ cho tôi được biết ạ
    • Đông Y Trịnh Gia (10-07-2020)
      Chào Nguyễn Thị Lự! Với biểu hiện của cháu bé như trên, còn có các biểu hiện khác không như: hay giật, lắc đầu, hay nhìn về một hướng như vô thần, chân tay đôi lúc bị co cứng, có biểu hiện phun nước miến,...Nếu có các biểu hiện như vậy thì cháu bé bị bệnh co giật động kinh. Còn trường hợp di truyền là có. Nhưng tỉ lệ rất thấp. Ở trường hợp này cần trả lời các câu hỏi như trên. Nếu có thì cháu bé bị chứng động kinh nhé!