Bệnh Động kinh ở trẻ em không phải là dạng bệnh hiếm gặp mà ngược lại, tỉ lệ trẻ mắc căn bệnh này lên đến 35% trong tổng số người mắc bệnh. Bên cạnh đó, do não bộ cũng như cơ quan thần kinh của trẻ chưa phát triển hoàn thiện nên càng dễ trở thành đối tượng để căn bệnh này tấn công.
Ngày đăng: 10-12-2016
1,965 lượt xem
Kiến thức tổng quan về bệnh Động kinh ở trẻ em
Chúng ta đã biết bộ não được tạo thành từ hàng triệu tế bào thần kinh sử dụng các tín hiệu điện để điều khiển chức năng của cơ thể, các giác quan và suy nghĩ. Nếu các tín hiệu này bị gián đoạn thì chức năng của hệ thống thần kinh trung ương sẽ bị rối loạn, dẫn đến những dấu hiệu của bệnh động kinh như co giật, ngất xỉu, không kiểm soát được hành vi...
Bệnh mang tính chất định hình lặp đi lặp lại nhiều lần; xảy ra ngắn và đột ngột, không có triệu chứng báo trước. Đây là một trong những rối loạn thần kinh phổ biến nhất hiện nay trên thế giới và Việt Nam, khởi phát khi người bệnh còn nhỏ và theo họ đến suốt cuộc đời.
Bệnh động kinh ở trẻ em đang dần trở nên phổ biến
Đối với trẻ em, vì hệ thần kinh của trẻ phát triển chưa hoàn thiện nên chỉ cần tổn thương hoặc bị tác động sẽ rất dễ xuất hiện triệu chứng của bệnh. Bên cạnh đó, có rất nhiều trường hợp trẻ sinh ra đã mắc bệnh nên người thân cần phải theo dõi, quan tâm trẻ thật kĩ.
Theo nhiều nghiên cứu, hơn một nửa các trường hợp bệnh động kinh ở trẻ em thường không tìm ra nguyên nhân, các trường hợp còn lại được xác nhận là do yếu tố di truyền(cha, mẹ hoặc người thân trong gia đình có tiền sử mắc bệnh) hoặc do não của trẻ bị tổn thương sau một số tác nhân khách quan và bệnh tật.
Một số người thường nhầm lẫn giữa khái niệm co giật và động kinh, cho nên cần lưu ý không phải trẻ nào bị co giật đều là động kinh. Các biểu hiện khác có thể trông giống động kinh như ngất xỉu do tụt huyết áp và co giật do sự gia tăng đột ngột về nhiệt độ cơ thể khi trẻ bị ốm. Nhưng đây không phải là bệnh động kinh ở trẻ em vì chúng không phải sinh ra bởi hoạt động bất thường của não bộ. Tuy nhiên, nếu cơn co giật tái diễn nhiều lần thì nguy cơ tiến triển thành bệnh động kinh là rất lớn.
CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH BẰNG PHƯƠNG THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Một số dạng động kinh ở trẻ em phổ biến
Theo các bác sĩ về ngành thần kinh học thì bệnh động kinh ở trẻ em có nhiều dạng với những biến chứng khác nhau. Trong đó có 3 dạng thường gặp nhất là động kinh toàn thân, động kinh cục bộ và động kinh kịch phát Rolando.
- Thể động kinh toàn thân: Khi mới phát bệnh, trẻ thường hay bị ngất đột ngột, da xanh tái, chân tay co cứng, hai hàm răng nghiến chặt vào nhau, mắt trợn ngược và không thở được khoảng 30 giây sau đó trở lại bình thường.
Nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển lên giai đoạn nặng hơn, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Những biểu hiện tiếp theo của thể động kinh toàn thân là trẻ sẽ bị co giật mạnh, dễ cắn lưỡi theo từng cơn co giật, sùi bọt mép, cơ mặt bị méo, không kiểm soát được tiểu tiện, các triệu chứng này kéo dài khoảng 3 phút.
Dạng động kinh toàn thân ở trẻ rất nguy hiểm
Giai đoạn cuối của động kinh toàn thân ở trẻ là biểu hiện toàn trẻ mềm nhũn, rơi vào trạng thái hôn mê bất tỉnh, da tái xanh trong vòng 15-60 phút, sau đó trẻ tỉnh lại, cơ thể mệt mỏi và không nhớ chuyện gì đã xảy ra.
- Động kinh cục bộ: Là dạng động kinh chỉ xảy ra ở một bộ phận nào đó trên cơ thể, trẻ vẫn có những biểu hiện tương tự như động kinh toàn thân nhưng chỉ diễn ra ở bộ phần nào đó như tay, miệng....Trẻ em mắc bệnh động kinh cục bộ đa phần không có hiện tượng bị ngất xỉu và hôn mê, không bị mất ý thức, ngoài ra, trẻ còn có cảm giác như kim châm, điện giật, ù tai. Có những trường hợp động kinh cục bộ lan tương tự như cơn động kinh toàn thân khi lan ra toàn thân.
- Động kinh kịch phát Rolandic: Hay còn được gọi là "động kinh lành tính một phần thời thơ ấu” , đây là loại phổ biến nhất của bệnh động kinh ở trẻ em. Động kinh Rolandic thường xuất hiện trong giấc ngủ của trẻ. Dạng động kinh này xuất hiện đột ngột, lặp lại nhiều lần, tuy nhiên sau khi hết cơn thì trẻ vẫn hoàn toàn mạnh khỏe.
Như vậy, bệnh Động kinh ở trẻ em có dấu hiệu nặng hay nhẹ còn tùy thuộc vào cơ địa của từng trẻ, đôi khi chỉ là những cơn co giật xảy ra rất nhẹ khiến người lớn không biết và khó phát hiện. Cho nên sự quan tâm, chăm sóc của gia đình có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc phát hiện để điều trị sớm, hạn chế những ảnh hưởng về thể chất và trí tuệ của trẻ sau này.
<< ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH HIỆU QUẢ BẰNG PHƯƠNG THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN>>
LIÊN HỆ TƯ VẤN:
0378.041.262
0913.826.068
Gửi bình luận của bạn