Trẻ em là độ tuổi dễ xuất hiện cơn động kinh do não bộ ở trẻ chưa hoàn thiện, điều này ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ nếu không kiểm soát tốt.
Ngày đăng: 27-06-2017
1,793 lượt xem
1. Hội chứng động kinh Rolandic
Hội chứng này chiếm khoảng 15% ca bệnh động kinh ở trẻ em. Độ tuổi trung bình khi xuất hiện cơn động kinh khoảng 3-13 tuổi, tỷ lệ bé trai mắc bệnh thường cao hơn bé gái. Đây là một dạng động kinh mang tính di truyền, trẻ mắc bệnh vẫn phát triển về trí tuệ như những trẻ khác, nhưng trẻ gặp khó khăn trong học tập và các vấn đề về hành vi khi có cơn động kinh.
Triệu chứng của bệnh động kinh ở trẻ em Rolandic thường xuất hiện trong khi trẻ ngủ hoặc trẻ bắt đầu thức dậy. Những dấu hiệu điển hình như có cơn co giật nhẹ, trẻ sẽ cảm thấy tê ở một bên mặt, ngứa ran, khó nói, chảy nước dãi do không có khả năng kiểm soát các cơ ở miệng. Các cơn này xuất hiện đột ngột, lặp lại nhiều lần với tính chất giống nhau, khi hết cơn trẻ hoàn toàn khỏe mạnh. Về tiên lượng của bệnh sẽ hết hoàn toàn khi trẻ bước vào giai đoạn trưởng thành.
Bệnh động kinh ở trẻ em dạng Rolandic thường ít nguy hiểm
2. Hội chứng động kinh Dravet
Bệnh động kinh ở trẻ em Dravet (DS): Đây là dạng động kinh di truyền nặng ở trẻ em, những triệu chứng bệnh động kinh ở trẻ em mắc dạng Dravet là co giật khi sốt hoặc không sốt cũng co giật cơ nặng.
Trong giai đoạn bệnh tiến triển, trẻ rất tăng động và mất kiểm soát hành vi. Không chỉ vậy, dạng động kinh này hầu như kháng thuốc điều trị cho nên trẻ có triệu chứng động kinh này cần áp sụng chế độ ăn kiêng ketogenic hạn chế năng lượng, tăng chất béo để ngăn chặn cơn động kinh tái phát. Trẻ em bị hội chứng động kinh Dravet có nguy cơ tử vong đột ngột cao hơn những người bị các chứng động kinh khác.
3. Hội chứng động kinh West
Biểu hiện lâm sàng của bệnh là các cơ của bé dường như co thắt đột ngột khiến đầu cúi gập xuống, hai tay hất lên, đầu gối cũng co lại và cơ thể uốn cong về phía trước. Sau đó, gần như ngay lập tức các cơ lại giãn ra, cơ thể bé lại trở về trạng thái bình thường.
Hiện tượng này thường lặp lại khoảng 10 - 20 lần liên tục trong thời gian 2 – 3 phút và một ngày có thể có nhiều đợt co thắt như vậy xảy ra. Đa số trẻ mắc bệnh động kinh dạng West chưa tìm ra nguyên nhân, số còn lại được xác định do các nguyên nhân như u não, chấn thương não sau sinh.
Động kinh thể West khá phổ biến ở trẻ em
4. Hội chứng động kinh thiên thần Angelman
Khoảng 90% trẻ có biểu hiện động kinh thiên thần sẽ bị ngay trong 3 năm đầu tiên sau sinh và có thể biểu hiện ở các lứa tuổi muộn hơn. Các loại động kinh thường gặp ở trẻ mắc hội chứng Angelman như:
- Động kinh múa giật: Trẻ mắc dạng này thường bị co giật hoặc co cứng một cánh tay hoặc cẳng chân, có thể chuyển từ bên này sang bên kia.
- Động kinh toàn thể: Trẻ đột nhiên co giật toàn thân, da tím tái, sùi bọt mép, ngưng thở, sau đó rơi vào trạng thái hôn mê và khi tỉnh lại thường rất mệt mỏi
- Động kinh vắng ý thức tạm thời: Bé sẽ dừng lại hành động đang làm, không nhận thức được những gì đang xảy ra xung quanh, bé thường nhìn chằm chằm về một hướng hoặc di chuyển mắt và đầu sang một bên.
5. Hội chứng động kinh Lennox – Gastaut
Nguyên nhân gây ra biểu hiện bệnh động kinh ở trẻ nhỏ dạng hội chứng Lennox Gastaut thường không được xác định, ngoài ra Lennox Gastaut có thể sinh ra do các yếu tố: dị tật phát triển của não bộ, bệnh não như xơ cứng củ,chấn thương não liên quan đến vấn đề mang thai và khi sinh nở, nhiễm trùng não nghiêm trọng như viêm màng não.
Lennox Gastaut ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ với mức độ khác nhau, một số trẻ sẽ lệ thuộc vào người chăm sóc hầu hết các sinh hoạt hàng ngày.
Như vậy, việc xác định cụ thể từng loại bệnh động kinh ở trẻ em có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm ra biện pháp điều trị thích hợp nhất, hạn chế biến chứng nguy hiểm về sau cho trẻ.
ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH
LIÊN HỆ TƯ VẤN:
01678.041.262
0913.826.068
Gửi bình luận của bạn