Làm cách nào để nhận biết được cơn động kinh vắng ý thức ở bệnh nhân tự kỉ?

Cơn động kinh vắng ý thức có đặc trưng là sự mất ý thức trong vòng vài chục giây, người bệnh không biết những gì đang xảy ra xung quanh mình. Trong khi đó, bệnh nhân bị tự kỉ thường thu mình lại, ít giao tiếp nên chúng ta rất khó nhận biết được cơn động kinh vắng ý thức ở những bệnh nhân này.

Ngày đăng: 01-07-2017

1,736 lượt xem

Tổng quan về bệnh động kinh vắng ý thức

- Nguyên nhân gây bệnh: Đa số trường hợp mắc bệnh động kinh vắng ý thức không tìm ra nguyên nhân, bên cạnh đó, một số ca bệnh được cho là có yếu tố di truyền. Những tác nhân kích thích cơn xuất hiện như đèn nhấp nháy và tình trạng tăng thông khí.

- Triệu chứng điển hình của bệnh động kinh vắng ý thức: Người bệnh đột nhiên dừng mọi hoạt động đang làm, nhìn chằm chằm về một hướng,  mấp máy môi, nhai, chớp mắt, biểu hiện này phục hồi hoàn toàn sau khoảng 30 giây, sau cơn không có lú lẫn, và thường bệnh nhân không nhớ được những gì đã xảy ra.

Phát hiện động kinh vắng ý thức ở bệnh nhân tự kỷ thường khó khăn hơn những đối tượng khác vì nó thường bị nhầm lẫn với các chứng bệnh khác hoặc triệu chứng động kinh vắng ý thức tương tự tự kỷ…

Phát hiện bệnh động kinh vắng ý thức ở bệnh nhân tự kỉ không hề đơn giản

Nếu nghi ngờ bệnh nhân tự kỉ mắc động kinh vắng ý thức thì cách tốt nhất là đưa bệnh nhân đến gặp bác sỹ để làm điện não đồ. Điện não đồ là phương pháp đo sóng điện não. Các sóng điện não được truyền vào máy đo EEG bằng những điện cực trên đầu. Nếu bệnh nhân tự kỉ bị động kinh vắng ý thức, bác sỹ sẽ phát hiện thấy kết quả điện não đồ có sự bất thường.

- Biến chứng: Mặc dù so với những thể động kinh khác thì bệnh động kinh vắng ý thức có dấu hiệu lành tính và rất nhẹ, nhưng điều đó không có nghĩa là không nguy hiểm. Người bệnh có tiền sử động kinh vắng ý thức cần được giám sát kỹ khi bơi lội vì nguy cơ chết đuối, nguy cơ té ngã khi leo trèo, tai nạn khi đi xe, sa sút kết quả học tập do giảm khả năng chú ý.

Điều trị và chăm sóc bệnh nhân tự kỉ mắc bệnh động kinh vắng ý thức

- Đa số trường hợp mắc bệnh động kinh vắng ý thức không cần chăm sóc y tế và dùng thuốc thường xuyên. Tuy nhiên, trong những trường hợp bắt buộc thì có nhiều loại thuốc có khả năng giảm bớt tần số xuất hiện hoặc loại trừ hoàn toàn các cơn . Các thuốc có hiệu quả cho bệnh động kinh vắng ý thức bao gồm ethosuximide (Zarontin), valproic acid (Depakene) và lamotrigine (Lamictal). Đối với trẻ em, bệnh sẽ tự hết khi trẻ bước vào tuổi dậy thì

Bên cạnh đó, người bệnh cần thông tin cho những người chung quanh như giáo viên, đồng nghiệp biết về tình trạng bệnh của mình để họ có thể hỗ trợ trong những tình huống nguy hiểm.

Ngoài ra, khi bệnh nhân tự kỉ mắc chứng động kinh vắng ý thức thì các liệu pháp tâm lý là rất quan trọng để thuyết phục người bệnh nghe theo những hướng dẫn của bác sĩ. Cần lưu ý những bệnh nhân được chuẩn đoán mắc động kinh vắng ý thức nhưng lại xuất hiện một số dấu hiệu như lú lẫn, động tác nhai hoặc cử động không ý thức, cơn xảy ra liên tục thì nên đưa người bệnh đến trung tâm ý tế để được điều trị ngay.

Một số loại thảo dược tự nhiên rất tốt cho bệnh nhân bị động kinh

Đối với bệnh động kinh vắng ý thức, việc dùng thuốc tây có thể không cần thiết, nên việc bổ sung các dưỡng chất tốt cho hệ thần kinh có trong thực phẩm và các loại thuốc thảo dược là một hướng đi mới nhằm làm giảm tần suất và mức độ của bệnh, được coi là giải pháp hoàn hảo để bảo vệ não bộ và hỗ trợ dự phòng cơn động kinh xuất hiện.

ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha