Làm cách nào người mẹ mắc bệnh động kinh có thể chăm sóc tốt con cái?

Việc chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là điều không dễ dàng, ngay cả với người khỏe mạnh. Do đó, đối với các bà mẹ mắc bệnh động kinh, điều này còn khó khăn gấp nhiều lần vì họ vừa chăm sóc trẻ an toàn, vừa chăm sóc bản thân để hạn chế cơn co giật xảy ra.

Ngày đăng: 25-03-2017

1,662 lượt xem

Hãy chăm sóc bản thân thật tốt trước khi chăm sóc con

Điều quan trọng nhất là người mẹ mắc bệnh động kinh cần tự chăm sóc tốt bản thân mình. Khi có sức khỏe thì bạn mới có thể chăm con tốt được. Do đó, bạn cần tránh những tác nhân kích thích cơn động kinh xuất hiện như:

- Căng thẳng, mệt mỏi kéo dài

- Ngủ không đủ giấc, mất ngủ

- Không uống thuốc điều trị.

Nên nhờ sự giúp đỡ của ông bà nội ngoại hoặc thuê thêm bảo mẫu trong việc chăm con, vì cơn động kinh thường xuất hiện bất ngờ, những lúc như vậy nếu không có người thân bên cạnh để chăm sóc bạn và coi trẻ thì không biết điều nguy hiểm gì sẽ xảy ra.

Những lưu ý trong việc chăm con

Người mẹ mắc bệnh động kinh cần chú ý rất kỹ tới từng công việc nhỏ nhặt nhất trong sinh hoạt hàng ngày, mọi thao tác đều phải cẩn thận để tránh làm tổn thương đến con, bởi cơn co giật động kinh có thể xảy đến bất cứ lúc nào, khiến người mẹ không tự kiểm soát được hành động của bản thân mình.

Việc tắm cho trẻ:

- Không nên để cho người mẹ mắc bệnh động kinh tắm cho trẻ trong bồn tắm mà chỉ nên đặt con trong thau rồi múc nước từ bên ngoài vào tắm cho trẻ. Đối với trẻ biết đi, không nên để chậu tắm trong phạm vi trẻ nhìn thấy.

Nên tắm cho trẻ trong chậu nhỏ thay vì bồn tắm lớn

- Hạn chế bế trẻ lên cầu thang hoặc nơi trơn trượt, tốt nhất nên tắm luôn cho trẻ trong phòng ngủ của bạn.

Khi cho bé ăn: 

- Khi cho bé ăn hoặc bú, bạn nên ngồi lên một tấm thảm dày trên sàn nhà. Điều này sẽ đảm bảo an toàn cho bé nếu cơn động kinh của bạn xảy ra

- Nếu tác dụng phụ của thuốc điều trị làm trí nhớ của bạn bị giảm sút, hãy ghi lại những điều cần thiết để chăm sóc con (chẳng hạn như thay tã, cho bé ăn…) vào một quấn sổ hay bảng và đặt vào nơi dễ nhìn thấy.

- Chú ý tới nhãn cũng như hạn sử dụng của sữa hay các thực phẩm mà bạn chuẩn bị cho bé.

- Cho trẻ ngồi trên ghế thấp có thắt đai an toàn, tránh cho trẻ ngồi ghế cao

- Cố gắng chuẩn bị sẵn đồ ăn cho bé trong trường hợp bạn không thể làm được gì sau cơn động kinh.

Trong các sinh hoạt hàng ngày:

- Nếu bạn chỉ có một mình, hãy đặt con trong xe đẩy thay vì bế con

Người mẹ mắc bệnh động kinh nên cho con ngồi xe đẩy thay vì bế con

- Nếu bạn thường ngủ sau cơn động kinh, hãy nhờ bạn hoặc người thân đánh thức sau một thời gian nhất định.

- Không nên khóa trái cửa mà nên đưa chìa khóa dự phòng cho người thân hoặc hàng xóm đáng tin cậy để đảm bảo rằng nhận được sự giúp đỡ khi cần thiết

- Không đeo trang sức, không sử dụng bàn là, kẹp tóc khi bạn ở nhà một mình với trẻ.

- Nên cho người thân biết địa điểm bạn định đi tới cũng như khoảng thời gian dự định bạn quay trở về nhà.

- Tránh đến những nơi gần nước như ao, suối, hồ bơi hay sông nếu bạn đang đi một mình với bé.

Chăm sóc con cái thật tốt là điều mà bất kì bậc cha mẹ nào cũng muốn thực hiện, tuy nhiên, với người mẹ mắc bệnh động kinh sẽ gặp khó khăn hơn. Nhưng nếu nắm rõ những lời khuyên mà chúng tôi đưa ra thì việc chăm con với người bị động kinh không còn là vấn đề quá lớn. 

<<CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH BẰNG PHƯƠNG THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN>>

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

0378.041.262

0913.826.068

 

Địa chỉ: TRỊNH THẾ ANH (con trai): số nhà 10/1/2A, đường 26 (phía sau hoa viên Bình Quới), khu phố 7, Phường Linh Đông, Quận Thủ Đức, TP.HCM.

                BÙI THỊ HẠNH (Lang y): Khu Đồng Mát, Phường Tân An, thị xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha