Hiện tượng bị co giật, cơn co giật kéo dài, tay chân co cứng, mắt trợn ngược, da tím tái nhưng không xuất hiện cơn sốt có phải có nguyên nhân do bệnh động kinh.
Ngày đăng: 29-07-2019
1,070 lượt xem
Khi thấy con có biểu hiện co giật chắc hẳn nhiều phụ huynh sẽ nghĩ ngay tới bệnh động kinh, tuy nhiên thực chất có rất nhiều nguyên nhân khác có thể gây co giật với các biểu hiện tương đồng chẳng hạn như: rối loạn chuyển hóa, tâm lý căng thẳng quá mức, sốt cao,…
Do đó khi thấy con có biểu hiện co giật, nhất là khi cơn tái phát nhiều lần (> 2 lần), gia đình nên sớm đưa con đi khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có hướng can thiệp kịp thời.
Nên đưa trẻ đi khám và điều trị kịp thời nếu trẻ bị co giật không do sốt
Dưới đây là một số đặc điểm giúp cha mẹ có thể nhận định chính xác tình trạng co giật của trẻ do bệnh động kinh:
- Xuất hiện đột ngột, tái phát nhiều lần gây tổn thương não
- Co giật một bộ phận hoặc toàn bộ cơ thể trong vài giây đến vài phút và thường kèm theo biểu hiện sùi bọt mép, trợn mắt, mất ý thức,…
- Điện não đồ kết quả có sóng bất thường.
Tình trạng co giật của trẻ do sốt cao co giật:
- Hay gặp ở trẻ từ 6 tháng – 5 tuổi, lần đầu thường xuất hiện khi trẻ sốt >39 độ C, ở những lần sau trẻ có thể co giật ngay cả khi chớm sốt.
- Trường hợp nhẹ trẻ có biểu hiện đảo mắt, chân tay co cứng, mất ý thức. Nặng hơn, trẻ co giật toàn thân, mắt trợn ngược, sùi bọt mép.
- Kết quả điện não đồ bình thường nếu chỉ sốt co giật đơn thuần và có sóng nhọn khi đã tiến triển thành di chứng động kinh.
Tình trạng trẻ co giật do một số rối loạn khác
- Xuất hiện khi bị rối loạn chuyển hóa như hạ canxi, tụt đường huyết, ngộ độc thực phẩm…
- Trẻ co giật một phần hoặc toàn bộ cơ thể trong vài giây đến hàng giờ, có thể mất ý thức hoặc không. Đi kèm là các triệu chứng hoa mắt, nhầm lẫn, tê chân tay, mệt mỏi, ngất xỉu…
- Điện não đồ không có sóng nhọn bất thường
- Không đáp ứng với thuốc chống động kinh
Co giật xuất hiện khi căng thẳng, mệt mỏi, có chấn động về tâm lý
- Co giật kéo dài 15 phút - hàng giờ, đi kèm là triệu chứng tim đập nhanh, vã mồ hôi, thường người bệnh không bị mất ý thức.
- Chẩn đoán cần thời gian dài, điện não đồ cho kết quả bình thường.
- Không đáp ứng với thuốc chống động kinh
Nên điều trị kịp thời nếu trẻ bị co giật do bệnh động kinh
Thuốc tây điều trị căn nguyên
Với mỗi nguyên nhân gây co giật sẽ có hướng điều trị khác nhau, cụ thể như sau:
- Co giật tâm lý: Phương pháp điều trị chính là thuốc an thần kết hợp cùng liệu pháp thư giãn tinh thần, tránh căng thẳng mệt mỏi quá mức và học cách nhìn nhận sự việc theo chiều hướng tích cực.
- Co giật sinh lý: Tùy thuộc kết quả xét nghiệm là do nguyên nhân gì để điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt cho phù hợp. Nếu co giật do thiếu canxi, cha mẹ cần bổ sung đầy đủ canxi cho trẻ, khuyến khích trẻ hoạt động ngoài trời nhiều hơn, đồng thời tăng cường các loại thực phẩm như cá, tôm, cua, hải sản,…
- Co giật do sốt cao: Trường hợp tái diễn nhiều lần, trẻ có thể phải sử dụng thuốc chống động kinh trong thời gian ngắn để phòng ngừa cơn co giật. Bên cạnh đó, mỗi lần trẻ sốt cha mẹ cần tìm cách để hạ sốt từ sớm bằng các loại thuốc tác dụng nhanh như viên sủi, viên đặt hậu môn,…
- Co giật do bệnh động kinh: Người bệnh có thể sử dụng thuốc tây y theo đúng chỉ định của bác sĩ, bên cạnh đó, nên tham khảo thêm một số phương pháp điều trị bệnh động kinh an toàn, hiệu quả từ các thuốc đông y gia truyền, để tăng hiệu quả điều trị, chứa các dưỡng chất bổ não giúp thúc đẩy quá trình hồi phục, giảm mệt mỏi sau cơn động kinh.
<<CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH BẰNG PHƯƠNG THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN>>
LIÊN HỆ TƯ VẤN:
0378.041.262
0913.826.068
Địa chỉ: TRỊNH THẾ ANH (con trai): số nhà 10/1/2A, đường 26 (phía sau hoa viên Bình Quới), khu phố 7, Phường Linh Đông, Quận Thủ Đức, TP.HCM.
BÙI THỊ HẠNH (Lang y): Khu Đồng Mát, Phường Tân An, thị xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.
Gửi bình luận của bạn