Những quan niệm sai lầm về bệnh động kinh

Bệnh động kinh được biểu hiển bởi những cơn co giật. Tuy nhiên, có những quan niệm sai lầm về bệnh động kinh đã khiến cho người bệnh thêm trầm trọng hơn.

Ngày đăng: 09-07-2022

584 lượt xem

1. Người mắc bệnh động kinh là do yếu tố tâm linh?

Thật khó tưởng tượng là trong thời đại này vẫn còn những người tin vào chuyện hoang đường là người mắc bệnh động kinh là do yếu tố tâm linh. Chính vì biểu hiện của bệnh động kinh thường là những cơn co giật dữ dội, người bệnh hoàn toàn mất ý thức, không kiểm soát được cơ thể mình và đặc biệt khi tỉnh lại họ cũng chẳng nhớ gì về chuyện đã xảy ra, nên rất nhiều khi chứng kiến đã liên tưởng tới những câu chuyện “ma nhập” hay “lên đồng”.

Thực tế khoa học đã bước đầu xác định được “thủ phạm” gây ra các cơn co giật cũng như những triệu chứng “kỳ dị” khác của bệnh động kinh. Kết quả đo điện não đồ (EEG) cho thấy trong não của người bệnh có những trung tâm phát ra xung thần kinh một cách tự phát và dữ dội, không theo ý muốn chủ quan của người đó. Những xung tín hiệu này khiến các cơ hoạt động mạnh quá mức bình thường, làm cơ bắp co giật và tạo nên những cử động dị thường không thể kiểm soát.

Các nhà khoa học cũng nhận thấy nhiều bệnh lý khác có thể gây nên cơn động kinh, chẳng hạn như chấn thương sọ não, u não, nhiễm trùng thần kinh, nhồi máu não hoặc xuất huyết não… Khi đó cơn co giật chỉ được coi là triệu chứng của những bệnh này. Còn những người mắc bệnh động kinh thực sự lại hoàn toàn không có tổn thương rõ ràng trong não, những cơn co giật của họ là do hoạt động phóng xung điện bất thường của tế bào thần kinh (neuron) mà thôi.

Như vậy dù vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu nữa để tìm hiểu nguyên nhân chính xác gây nên bệnh động kinh, nhưng chắc chắn chúng ta nên loại bỏ ngay những quan niệm mê tín dị đoan như ma quỷ thần linh nhập vào người bệnh nhé!

2. Chỉ có trẻ em mới bị mắc bệnh động kinh

Bệnh động kinh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi dù là người lớn, trẻ em hay người già. Động kinh ở người già thường xảy ra sau khi người già cơn đột quỵ hoặc đau tim

3. Người bệnh động kinh sẽ bị thiểu năng trí tuệ

Trên thực tế đã cho thấy, người bệnh động kinh vẫn có khả năng học tập và làm việc như người bình thường trừ những lúc lên cơn động kinh. Đối với trẻ em mắc bệnh động kinh, trí tuệ của bé vẫn phát triển bình thường, trẻ vẫn có thể tham gia vào các hoạt động vui chơi, rèn luyện sức khỏe. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời hoặc điều trị không đúng cách thì cơn co giật sẽ không được khống chế, lâu dần trẻ sẽ bị thiểu năng trí tuệ.

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY

4. Videogame gây co giật?

Videogame với những ánh đèn nhấp nháy nhanh hoặc các hình ảnh đầy màu sắc xen kẽ nhau đôi khi có thể gây co giật, nhưng điều này rất hiếm. Chỉ có 3% người bị động kinh phản ứng với điều kiện trên.

5. Nên nhét vật gì đó vào miệng, khi người bệnh lên cơn động kinh

Một số người cho rằng, khi gặp người bệnhlên cơn động kinh nên nhét vật gì đó vào miệng để tránh trường hợp người bệnh tự cắn vào lưỡi. Trong thực tế, hành động này có thể làm gãy răng, thậm chí gãy xương hàm.

Khi lên cơn co giật sẽ không có bất cứ cách nào để giảm bớt cơn co giật ngay tức thì. Mặt khác, khi đưa những vật thể lạ vào miệng người bệnh sẽ khiến họ dễ bị ngạt thở, gây ra tử vong cho họ.

Điều tốt nhất cần làm đó là cho người bệnh nằm nghiêng đầu sang một bên, nới lỏng quần áo, giữ cho người bệnh tư thế thoải mái nhất, luôn trông chừng người bệnh trong cơn co giật cũng như sau cơn co giật, giúp cho người bệnh có cảm giác an toàn.

Không nên vắt chanh hoặc cho bất kì thứ gì vào miệng người co giật

6. Người mắc bệnh động kinh là bị bệnh tâm thần?

Đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm về bệnh động kinh dẫn đến sự kì thị người mắc bệnh, khiến họ phải sống trong mặc cảm, tự ti. Bởi lẽ, người bệnh tâm thần là mất hoàn toàn năng lực nhận biết hành vi của bản thân, dễ gây hại cho người khác.

Trong khi người bênh động kinh thường phải đối mặt là do rối loạn hoạt động não bộ làm biến đổi những bất thường về lời nói, hành vi, ý nghĩ, tác phong trong thời gian ngắn. Sau đó họ vẫn tỉnh táo và sinh hoạt bình thường.

7. Những người bệnh động kinh không thể có một cuộc sống bình thường?

Thực tế bệnh động kinh có thể ảnh hưởng đến lối sống và tinh thần người bệnh, nhưng điều đó có thể thay đổi được, quan trọng là họ ý thức được vấn đề này, họ không được bi quan và mặc cảm vì bệnh. Gia đình và người thân nên quan tâm và khích lệ để họ có thể trở lại cuộc sống bình thường sau những cơn động kinh.

8. Biểu hiện của bệnh động kinh chỉ là các cơn co giật?

Quan niệm này đúng nhưng chưa đủ. Thực ra bệnh động kinh được chia làm rất nhiều thể khác nhau tùy theo triệu chứng, trong đó sự co cơ mất kiểm soát có nhiều mức độ, từ một bộ phận như tay hoặc chân cho đến toàn cơ thể. Bên cạnh đó còn có thể chia bệnh động kinh tùy theo việc người bệnh có mất ý thức khi vào cơn hay không.

Đa số mọi người thường chú ý vào biểu hiện thường gặp nhất của bệnh động kinh là các cơn co giật toàn thân và ngã ra bất tỉnh, mà không biết rằng còn có nhiều biểu hiện khác nữa. Đối với thể động kinh cục bộ (khu trú), chỉ một bộ phận của cơ thể có hiện tượng co giật như tay hoặc chân, trái với động kinh toàn thể là co giật hết người.

Còn có những thể khác lại khiến người bệnh sững người nhìn chằm chằm vào một điểm, hoặc thấy ảo giác về thị giác, khứu giác hay thính giác. Bên cạnh đó cũng có một nhóm các thể động kinh không làm cho người bệnh ngất hay mất ý thức, họ vẫn nhận biết được môi trường xung quanh trong lúc vào cơn.

9. Trước khi lên cơn động kinh đều có dấu hiệu cảnh báo

Thông thường ngay trước khi bắt đầu lên cơn, có một số dấu hiệu báo trước như chớp mắt nhiều, nghiến răng hoặc cảm giác như kiến bò, cảm giác phỏng, cảm giác như có gió thổi qua người, hoặc hoa mắt, mắt nổi đom đóm, tai ù, tai nghe tiếng chuông, mũi ngửi mùi khét, lưỡi có vị khó chịu, hắt hơi, hồi hộp, ngực đau tức, muốn ói, ói hoặc lo lắng, giận dữ, mơ mộng...

Tuy nhiên, không phải tất cả những bệnh nhân động kinh đều trải qua các triệu chứng này trước khi lên cơn co giật. Đối với một số người, những dấu hiệu đầu tiên của một cơn động kinh là mất nhận thức

Những cơn co giật có thể không có dấu hiệu báo trước

10. Bệnh động kinh có thể lây từ người này sang người khác?

Bệnh động kinh có bản chất là các rối loạn của tế bào thần kinh trong não khiến chúng phóng xung tín hiệu một cách không kiểm soát. Về cơ chế chi tiết thì hiện tượng này liên quan đến hoạt động điện của màng tế bào thần kinh chứ không phải do các tác nhân lây nhiễm như virus, vi khuẩn hay ký sinh trùng.

Do đó bệnh động kinh không thể lây từ người sang người như những quan niệm sai lầm vẫn lưu truyền lâu nay.

Vì không phải là bệnh truyền nhiễm nên bệnh động kinh không thể lây qua đụng chạm cơ thể, động vật trung gian hay cầm nắm đồ vật, do đó bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi tiếp xúc với những người mắc bệnh này nhé!

11. Bệnh động kinh không thể chữa khỏi?

Đối với cơn động kinh là triệu chứng của các bệnh lý khác (như đã nêu), chỉ cần chữa dứt bệnh căn nguyên là có thể loại bỏ những cơn co giật về sau. Còn nếu được chẩn đoán đúng bệnh động kinh thực sự, người bệnh sẽ dùng các loại thuốc đặc trị để ngăn ngừa xuất hiện cơn co giật, gọi là các thuốc chống động kinh.

Đa số người bệnh đều đáp ứng tốt với các thuốc này và giảm được số lần vào cơn so với trước khi dùng thuốc. Nhiều trường hợp có thể dừng thuốc hoàn toàn nếu sau một khoảng thời gian nhất định không xuất hiện thêm cơn co giật nào nữa.

Đối với những trường hợp không thể kiểm soát bằng thuốc chống động kinh, các bác sĩ sẽ phải dùng những phương pháp khác để điều trị như phẫu thuật cắt bỏ vùng não bất thường, kích thích não bằng điện cực hoặc ăn kiêng nghiêm ngặt.

Ngoài ra còn một số phương pháp khác đang được thử nghiệm với công nghệ cao rất phức tạp, hứa hẹn trong tương lai sẽ đem đến nhiều hy vọng cho bệnh nhân động kinh.

12. Bệnh động kinh không nguy hiểm đến tính mạng?

Nhiều người bệnh động kinh có thể tử vong nếu lên cơn co giật trên 5 phút mà không được xử trí kịp thời. Các chuyên gia ước tính rằng cơn co giật kéo dài (trạng thái động kinh) là nguyên nhân khiến nhiều người bệnh động kinh tử vong.  

13. Phụ nữ bị động kinh không thể hoặc không nên mang thai

Thực tế bệnh động kinh thường không ảnh hưởng đến phụ nữ có thai và cũng có thể không ảnh hưởng về sự phát triển của một đứa trẻ. Đối với những phụ nữ được kiểm soát cơn động kinh tốt, việc có con là hoàn toàn có thể và hầu hết họ đều mang thai và sinh con bình thường.

Phụ nữ động kinh có thể mang thai như bình thường

Tuy nhiên, nguy cơ cho con chủ yếu do cơn co giật và thuốc chống co giật. Cơn co giật có thể gây các tổn thương làm cho đứa trẻ có “nguy cơ bị chậm phát triển về sau hoặc nặng nề hơn là thai lưu (tỷ lệ rất nhỏ). Có thể giảm thiểu rủi ro vấn đề này bằng cách tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị bệnh để có hướng dẫn và chỉ định thích hợp.

14. Những người bị bệnh động kinh có con sẽ bị bệnh động kinh

Về vấn đề di truyền của bệnh lý động kinh, người ta nhận thấy nguy cơ bị động kinh ở trẻ có cha, mẹ, anh, chị, em mắc bệnh động kinh là 4-8%; có cao hơn so với các trẻ không có người thân bị bệnh động kinh (1-2%). Tuy nhiên con số này không quá cao, và còn tùy thuộc vào thể loại bệnh động kinh.

15. Điều trị chứng động kinh chỉ cần dùng thuốc tây là đủ

Thuốc tây đúng là giải pháp bắt buộc trong điều trị chứng động kinh, tuy nhiên không phải ai cũng đáp ứng và cải thiện tốt khi sử dụng thuốc, chưa kể đến những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe như rối loạn tiêu hóa, rối loạn cảm xúc, suy giảm chức năng gan - thận,... do phải dùng thuốc trong thời gian dài. Bởi vậy, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên kết hợp sử dụng phương thuốc Đông y vừa có hiệu quả lại an toàn cho sức khỏe.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha