Động kinh ở trẻ em có gây ra chứng tăng động không?

Động kinh ở trẻ em có thể gây nên chứng tăng động, một số nghiên cứu đã chỉ ra các mối quan hệ qua lại giữa bệnh động kinh và tăng động.

Ngày đăng: 16-01-2021

1,033 lượt xem

Mối quan hệ giữa động kinh và tăng động ngược lại

Theo các thống kê từ nhiều tổ chức y tế, trong tổng số bệnh nhi mắc động kinh thì có đến 30 – 40% trẻ em mắc cùng lúc hội chứng tăng động giảm chú ý ADHD. Có nghĩa là tỉ lệ trẻ em bị động kinh có biểu hiện, triệu chứng của tăng động tương đối cao, gần đến mức ½.

Chính vì vậy, khi có con nhỏ được chẩn đoán đã mắc động kinh, các bậc phụ huynh phải theo dõi, xem xét liệu trẻ có đang có những biểu hiện của tăng động hay không. Chứng tăng động cũng như một căn bệnh về tâm lý, nếu để bệnh tiến triển nặng, quá trình phục hồi cho bé sẽ rất lâu và khó khăn.

Theo nghiên cứu, tỉ lệ bệnh nhân là người trưởng thành bị động kinh mắc chứng tăng động cũng rất cao, lên đến 18 – 20%. Vì vậy, tăng động cũng được xem như một biểu hiện của động kinh ở mọi đối tượng khác nhau.

Động kinh giảm chú ý có tác động rất lớn đến chất lượng cuộc sống, các yếu tố về tư duy, cảm xúc, trí tuệ của người bệnh động kinh. Việc điều trị động kinh chỉ cải thiện được một phần chứng tăng động chứ không thể chấm dứt hoàn toàn.

Rất nhiều trẻ động kinh bị tăng động và ngược lại

Tăng động là gì?

Tăng động giảm chú ý ADHD là một căn bệnh rối loạn chức năng hoạt động ở con người, đa phần xuất hiện ở trẻ em. Khi mắc bệnh, trẻ em thường có dấu hiệu hiếu động quá mức, không tập trung, không quan tâm đến lời nói hay các sự vật hiện tượng xung quanh mà chỉ thực hiện các hành động tự phát. Trẻ em mắc chứng tăng động còn thường chậm nói, tinh nghịch quá mức nhưng ở trong trạng thái tăng hoạt động tay chân.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ em bị động kinh thường có các dấu hiệu của tăng động, và ngược lại.

Dấu hiệu nhận diện tăng động giảm chú ý ở trẻ

Theo một số báo cáo từ DSM-IV-TR (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders), tổ chức y tế của Mỹ, dựa vào các dấu hiệu sau đây để nhận diện một bệnh nhân đang mắc chứng tăng động:

Giảm khả năng chú ý và tập trung: Đa số các trường hợp trẻ em hay người lớn mắc tăng động thì khả năng tập trung, chú ý đến vấn đề, sự vật nào đó đều ngày càng suy giảm và rất kém. Ở trẻ em rất dễ nhận biết.

Trẻ em có xu hướng làm việc nhưng hay quên, dễ bị xao lãng, cẩu thả, không cẩn thận như trước. Thông thường khi mắc tăng động, khoảng 6 tháng các dấu hiệu của bệnh mới biểu lộ hẳn ra bên ngoài.

Trong các hoạt động vui chơi, trẻ mắc chứng tăng động thường không chú ý đến lời nói của người quản trò, giáo viên, thậm chí là bố mẹ mà chỉ làm các hành động rất vô ý.

Một số trường hợp dù đã đến nói trực tiếp một đối một nhưng trẻ vẫn tỏ ra kém chú ý, mất sự tập trung, ánh mắt đảo liên tục.

Không thực hiện theo các chỉ dẫn dù được hướng dẫn xác sao và cụ thể nhất.

Trẻ em bị tăng động vì thiếu tập trung nên việc tiếp thu thông tin rất kém, khả năng ghi nhớ cũng hạn chế vì vậy nên rất dễ quên đồ vật.

Hành động của trẻ diễn ra rất đột ngột, trẻ hiếu động và thích chạy nhảy một cách bất thường.

Những dấu hiệu nặng hơn của tăng động có thể dẫn đến bệnh tâm thần vô cùng khó khăn trong việc phục hồi, điều trị. Cụ thể như sau:

Trẻ không thể ngồi yên một chỗ.

Trẻ em cử động tay chân liên tục, lặp lại các hành động mà không thể kiểm soát được.

Dù đang học tập, tham gia các hoạt động tập trung, trẻ vẫn tự ý rời khỏi đội hình mà không hề lắng nghe đến lời kêu của mọi người xung quanh.

Trẻ em có xu hướng leo trèo, thường xuyên đến những nơi nguy hiểm, phá phách trong trạng thái mất kiểm soát.

Một số trẻ em mắc chứng tăng động ở độ tuổi thanh thiếu niên, chúng thường rất dễ lo lắng, bồn chồn, kích động.

Hoạt động không ngừng nghỉ, không biết mệt và luôn trong trạng thái rất hiếu động.

Một số trẻ mắc tăng động có khả năng ngôn ngữ kém, nói lắp bắp, nói chữ nọ cắn vào chữ kia.

Thường phá phách và xen vào những việc làm của mọi người xung quanh.

Nhìn chung, trẻ em tăng động khi đã khởi phát dấu hiệu rất dễ nhận biết, phổ biến nhất chính là sự hiếu động quá mức và mất tập trung, không phản hồi lại mọi thông tin bên ngoài tác động vào. Và khi trẻ em mắc động kinh, chúng có thể cùng lúc mắc phải chứng tăng động dẫn đến khả năng khởi phát co giật cao hơn.

Dấu hiệu nhận biết trẻ em bị động kinh

Có thể trẻ em bị động kinh dẫn đến tăng động chứ không phải các yếu tố tâm lý dẫn đến, do đó, các bậc phụ huynh cũng cần phải hiểu hết về các dấu hiệu của động kinh. Vậy động kinh có dấu hiệu như thế nào?

Khi mắc động kinh, tùy thuộc vào mức độ tổn thương não, đối tượng và nguyên nhân mà dấu hiệu sẽ biểu hiện rõ hay khó nhận biết. Theo đó, biểu hiện của động kinh rất đa dạng và phong phú, được chia ra thành hai nhóm khác nhau.

Động kinh cục bộ

Đây là bệnh động kinh bắt nguồn bởi một vùng não, một bên bán cầu não bị tổn thương dẫn đến rối loạn hệ thần kinh trung ương. Theo đó, dấu hiệu sẽ ở mức độ nhẹ và không lan ra toàn thân. Trong đó, động kinh cục bộ được chia thành hai dạng là đơn giản và phức tạp.

Động kinh cục bộ đơn giản: Đây là dạng động kinh cục bộ có triệu chứng và dấu hiệu khá nhẹ nhàng, không dễ nhận biết vì diễn ra trong khoảng thời gian rất ngắn. Biểu hiện có thể lo lắng quá mức, thường xuyên bồn chồn, co giật các nhóm cơ trên cơ thể, giật mí mắt hay méo miệng.

Động kinh cục bộ phức tạp: Dạng động kinh cục bộ này phức tạp và có biểu hiện rỡ ràng hơn. Khi khởi phát bệnh, người mắc có thể bị mất đi ý thức, không kiểm soát đươc hành động, mắt có xu hướng nhìn chằm chằm, mặt mơ màng, lú lẫn. Biểu hiện của động kinh cục bộ phức tạp là lặp đi lặp lại một hành động vô nghĩa, nhai liên tục dù không ăn gì…

Động kinh toàn thể

Khác với dạng cục bộ, động kinh toàn thể bắt nguồn bởi hai bên bán cầu não bị tổn thương, do đó biểu hiện cũng rõ rệt và nặng nề hơn. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của động kinh toàn thể chính là các cơn co không tự y thay

giật lớn, co cứng cơ, mất trương lực hay co giật cơ, trong khi đó, vắng ý thức lại rất khó nhận biết vì chỉ xuất hiện thoáng qua. Cụ thể, mô tả các dạng động kinh toàn thể như sau:

Cơn co cứng và co giật toàn thể:

Đa phần những đối tượng gặp phải cơn động kinh toàn thể ở dạng co cứng và co giật toàn thân đều là người trưởng thành với các dấu hiệu hết sức rõ rệt. Trước khi lên cơn co giật, toàn bộ cơ thể sẽ co cứng lại, mắt trợn lớn, người bệnh mất nhận thức và có thể gặp khó khăn trong hô hấp, nhịp tim rối loạn.

Sau đó, người bệnh sẽ ngã xuống, cơn co giật toàn thân bắt đầu xuất hiện dữ dội mà không thể kiểm soát được kéo dài trong 2 phút. Sau đó, bệnh nhân không hề nhớ gì đến quá trình diễn ra bệnh, cả người mệt mỏi, có thể bất tỉnh và ngủ một giấc dài.

Cơn vắng ý thức:

Đa phần cơn động kinh vắng ý thức xuất hiện ở trẻ em dưới 10 tuổi và dấu hiệu của nó không phải dễ nhận biết. Khi khởi phát bệnh, trẻ em có xu hướng mơ màng, nhìn vô thức vào một hướng bất kì và không phản hồi lại các tín hiệu xung quanh. Trong khoảng 15 giây trẻ sẽ ngưng lại toàn bộ các hoạt động đang làm, làm rơi đồ, ngã xuống…

Hội chứng West:

Dạng động kinh toàn thể này thường xuất hiện ở trẻ em sơ sinh dưới 8 tháng tuổi với các biểu hiện tương tự như vắng ý thức. Khi khởi phát bệnh, trẻ sơ sinh có xu hướng dừng lại các hoạt động, thậm chí là ngừng khóc đột ngột.

Động kinh ở trẻ em rất nguy hiểm vì ảnh hưởng nghiêm trọng đến các giác quan, khả năng phát triển trí não kém, có thể chậm nói, kém thông minh, thậm chí là không phát triển về thể chất.

Một số biện pháp điều trị bệnh động kinh và ADHD ở bệnh nhân động kinh

Với nền y học tiên tiến như hiện nay, điều trị động kinh cũng không phải là khó khăn nhưng đòi hỏi người bệnh và gia đình phải kiên trì với các liệu trình của bác sĩ, thông thường, trẻ em mắc động kinh có biểu hiện của tăng động sẽ được điều trị bằng các phương pháp sau đây:

Sử dụng thuốc đặc trị

Mục đích của điều trị động kinh chính là hạn chế các biểu hiện của bệnh xuất hiện, cũng giống như vậy với tăng động ở trẻ em. Vì vậy, thuốc điều trị sẽ hỗ trợ hạn chế sự hiếu động, kích thích não bộ, ức chế các cơn xung điện xuất hiện. Về lâu dài giúp ngăn ngừa động kinh và chứng tăng động khởi phát.

Tùy thuộc vào từng đối tượng, mức độ bệnh và triệu chứng khác nhau mà trẻ em động kinh bị tăng động sẽ được cho sử dụng các loại thuốc riêng với tác dụng nhanh hay chậm.

Một số bài tập thể dục vật lý trị liệu

Động kinh đã có thuốc nhằm giúp hạn chế co giật nhưng để cải thiện chứng tăng động, trẻ em cần phải được trải qua quá trình phục hồi lại các chức năng hoạt động. Trong đó, phương pháp tập thể dục được xem là rất hiệu quả. Cho trẻ tham gia các hoạt động mang tính tập thể, theo nội quy sẽ giúp trẻ cải thiện lại sự tập trung và chú ý.

Trị liệu tâm lý

Tình trạng tăng động xuất phát bởi rối loạn liên quan đến vấn đề tâm lý của trẻ em. Vì vậy, trong quá trình điều trị bệnh, trẻ cũng cần phải được cải thiện về mặt tâm lý. Các bài tập ổn định cảm xúc, điều tiết hành động, hạn chế sự mất tập trung sẽ giúp trẻ em mắc động kinh dần quay về trạng thái bình thường.

Trị liệu tâm lý rất quan trọng ở trẻ bị tăng động

Các phương pháp điều trị bệnh động kinh

Giống với tăng động, động kinh cũng có rất nhiều phương pháp điều trị phụ thuộc vào dạng động kinh, nguyên nhân và mức độ khác nhau.

Điều trị nội khoa

Ở giai đoạn đầu, mỗi bệnh nhân chỉ được uống một loại thuốc chống động kinh nhất định, sau đó mới cho sử dụng thêm nhiều lựa chọn khác. Phương pháp này nhằm tìm ra loại thuốc chống động kinh phù hợp nhất, ít tác dụng phụ nhất, đảm bảo an toàn cho sức khỏe người bệnh, nhất là trẻ em.

Kiên trì và khoa học chính là bí quyết giúp phương pháp điều trị động kinh bằng thuốc phát huy tối đa tác dụng chữa bệnh. 

Sau khoảng 2 năm mà các dấu hiệu của động kinh không còn xuất hiện, người bệnh sẽ được cân nhắc cho ngưng dùng thuốc và theo dõi thêm trong khoảng 6 – 12 tháng. Điều quan trọng chính là phải nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thay đổi phát đồ điều trị và thay đổi loại thuốc chống động kinh.

Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật

Các trường hợp sau khi sử dụng thuốc chống động kinh nhưng biểu hiện và triệu chứng vẫn xuất hiện dày đặc, ngày càng tiến triển nặng, rất có thể bệnh nhân sẽ phải thực hiện phẫu thuật não.

Điều trị động kinh bằng phương pháp phẫu thuật tức là cắt bỏ đi vùng não bị chấn thương, rối loạn hoạt động, gây nhiễu tín hiệu và tạo ra xung điện nên rủi ro khá cao. Do đó, sẽ phải thực hiện rất nhiều cuộc kiểm tra trước khi thực hiện phẫu thuật thì bệnh nhân mới được đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Nhiều trường hợp sau khi phẫu thuật vẫn phải uống thuốc chống động kinh để điều trị triệt để căn bệnh này. Cũng có một số bệnh nhân sau khi cắt bỏ vùng não tổn thương phải đối mặt với tình trạng lú lẫn, suy giảm trí nhớ, mất nhận thức, mơ màng, kém tập trung…

Bệnh động kinh có chữa khỏi bằng đông y không?

Đầu tiên, bạn phải hiểu rằng, động kinh là bệnh hoàn toàn có thể chữa trị được, tỉ lệ thành công lại rất cao khoảng hơn 70% ở trẻ nhỏ, 60% ở người trưởng thành. Điều quan trọng chính là phải phát hiện sớm, điều trị kịp thời.

Ngày nay, một số người sử dụng phương pháp đông y điều trị động kinh và nhận được nhiều kết quả rất khả quan. Vì vậy nên cũng có rất nhiều người thắc mắc rằng liệu đây có phải là sự thật hay không.

Nhiều nghiên cứu được thực hiện bởi các bác sĩ Hàn Quốc cho thấy, một số hoạt chất trong câu đằng, an tức hương – hai loại thảo dược đông y có thể tăng cường chất dẫn truyền GABA trong não bộ. Điều này rất tốt để ngăn ngừa các cơn động kinh.

Trong khi đó, một số loại thảo dược khác như hạt sen, khổ qua rừng, rau đắng biển cũng góp phần hạn chế co giật một cách tự nhiên. Bên cạnh đó, chúng còn cải thiện sức đề kháng, tăng cường hoạt động não bộ, cải thiện giấc ngủ cho người bệnh động kinh. Những hiệu quả này cũng góp phần hạn chế chứng tăng động ở trẻ em mắc động kinh.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha