Bênh động kinh do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra với những biểu hiện bệnh lí đa dạng và làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhiều bệnh nhân.
Ngày đăng: 23-07-2022
549 lượt xem
1. Động kinh và những điều bạn cần biết?
Động kinh là một tình trạng bệnh lý của não do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra với bệnh cảnh rất phức tạp và đa dạng. Bệnh này có thể gặp ở mọi tuổi, mọi giới.Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ người mắc bệnh động kinh trên thế giới khoảng 0,5% dân số, thay đổi tùy theo từng quốc gia, từng vùng, từng dân tộc, như ở Pháp và ở Mỹ là khoảng 0,85%; Canada là 0,6%.
Tại Việt Nam khoảng 2% dân số trong đó có đến 60% số bệnh nhân là trẻ em. Tuy nhiên, bệnh hoàn toàn có thể điều trị nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách thì khả năng hoàn toàn khỏi bệnh là rất cao.
Đối với trẻ em, nếu không được điều trị kịp thời bệnh động kinh, hoặc điều trị không đúng cách dẫn tới tình trạng không khống chế được cơn co giật. Lâu dần, trẻ sẽ bị thiểu năng trí tuệ, rối loạn hành vi. Những cơn co giật kéo dài cũng sẽ làm cho hệ miễn dịch của trẻ yếu đi, dễ nhiễm các bệnh khác và dễ tử vong hơn những trẻ bình thường. Trẻ bị động kinh không được điều trị đúng thuốc, đúng phác đồ nên sinh ra kháng thuốc. Khi đó, khả năng hồi phục sẽ khó khăn hơn rất nhiều.
Ngoài những cơn co giật, bệnh nhân động kinh vẫn có thể sinh hoạt, học tập, làm việc bình thường. Và nếu được phát hiện và chữa trị kịp thời thì khả năng hoàn toàn khỏi bệnh để hòa nhập với cuộc sống bình thường là rất cao.
Đối với bệnh nhân động kinh, điều quan trọng nhất là tình yêu thương, sự quan tâm và động viên của gia đình, người thân, sự thông cảm của bạn bè và cả những người xung quanh để họ không cảm thấy mặc cảm và không thấy mình khác biệt với mọi người.
2. Động kinh ảnh hưởng đến các bộ phận trên cơ thể như thế nào?
Động kinh có nhiều dạng khác nhau. Một số cơn động kinh là vô hại nhưng cũng có những cơn động kinh đe dọa đến tính mạng bệnh nhân. Bởi vì động kinh là một dạng rối loạn não nên nó có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể như sau:
Ảnh hưởng của bệnh động kinh đối với hệ thần kinh
Hệ thống thần kinh trung ương gửi các thông điệp dạng xung điện từ não và tủy sống để chỉ đạo các hoạt động của cơ thể. Khi các xung điện này gián đoạn sẽ gây ra các cơn co giật. Động kinh có thể ảnh hưởng đến các chức năng hệ thống thần kinh tự nguyện (hoạt động dưới sự kiểm soát của bạn) và không tự nguyện (không thuộc quyền kiểm soát của bạn).
Hệ thống thần kinh tự nguyện điều khiển các hoạt động như nhịp thở, nhịp tim, tiêu hóa. Khi xảy ra cơn co giật, những hoạt động này sẽ bị chi phối, dẫn đến những tình trạng phổ biến như tim đập nhanh, chậm bất thường, ngừng thở, đổ mồ hôi, mất ý thức. Gián đoạn đường truyền xung điện từ não và tủy sống là nguyên nhân chính gây ra các cơn co giật ở bệnh nhân động kinh.
Tác hại của bệnh động kinh đến hệ tim mạch
Cơn động kinh có thể làm gián đoạn nhịp tim bình thường khiến tim đập nhanh hoặc quá chậm, điều này được xem là rối loạn nhịp tim. Nó có thể rất nghiêm trọng và có khả năng đe dọa tính mạng. Nhiều chuyên gia y tế tin rằng một số trường hợp đột tử trong cơn động kinh là do sự gián đoạn nhịp tim. Gián đoạn nhịp tim là nguyên nhân gây tử vong phổ biến ở những bệnh nhân động kinh lên cơn co giật.
LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY
Ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống xương
Bản thân bệnh động kinh không gây ảnh hưởng đến xương nhưng thuốc điều trị bệnh có thể làm suy yếu xương của người bệnh. Tình trạng này sẽ gây ra chứng loãng xương và tăng nguy cơ làm gãy xương.
Thuốc điều trị bệnh động kinh dễ gây ra tình trạng loãng xương
Tác hại của bệnh động kinh đến hệ hô hấp
Hệ thống thần kinh tham gia tích cực vào việc điều chỉnh hơi thở. Vì thế, khi cơn co giật xảy ra, hơi thở bệnh nhân tạm thời gián đoạn. Tình trạng này có thể dẫn đến nồng độ oxy thấp bất thường, góp phần gây ra cái chết đột ngột trong bệnh động kinh.
Bệnh nhân động kinh có nồng độ oxy trong máu thấp do hơi thở thường xuyên bị gián đoạn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây tử vong phổ biến ở người mắc bệnh động kinh.
Tác động đến hệ thống sinh sản
Mặc dù hầu hết những người bị động kinh đều có thể sinh con song căn bệnh này gây ra sự thay đổi nội tiết tố có thể cản trở khả năng sinh sản ở cả nam và nữ. Ở người bị động kinh, những vấn đề liên quan đến hệ thống sinh sản phổ biến gấp 2-3 lần so với người bình thường.
Động kinh có thể làm rối loạn kinh nguyệt ở một số nữ bệnh nhân. Bên cạnh đó, bệnh này cũng sẽ làm tăng nguy cơ buồng trứng đa nang – một nguyên nhân gây vô sinh ở phụ nữ. Động kinh và thuốc điều trị động kinh cũng có thể làm giảm ham muốn tình dục ở phụ nữ.
Trong khi đó, khoảng 40% nam giới bị động kinh có nồng độ testosterone thấp. Testosterone là hormone chịu trách nhiệm cho khả năng quan hệ tình dục và sản xuất tinh trùng. Thuốc trị động kinh cũng có khả năng làm giảm ham muốn tình dục và ảnh hưởng đến số lượng tinh trùng của các bệnh nhân nam.
Tác hại của bệnh động kinh cũng gây nhiều ảnh hưởng xấu đến thai kỳ. Khi đó, tần suất xảy ra cơn co giật nhiều hơn. Một số cơn động kinh có thể làm tăng nguy cơ té ngã, sẩy thai và chuyển dạ sớm. Thuốc trị động kinh có thể ngăn ngừa co giật nhưng một số loại thuốc có liên quan đến nguy cơ gây dị tật thai nhi bẩm sinh.
Người mắc bệnh động kinh vẫn có thể sinh con nhưng có khả năng thụ thai và dưỡng thai thấp hơn người bình thường. Em bé được sinh ra từ sản phụ mắc bệnh động kinh cũng có nhiều nguy cơ bị dị tật bẩm sinh hơn những em bé khác.
Tác động đến hệ thống tiêu hóa
Tác hại của bệnh động kinh có thể làm cản trở quá trình di chuyển của thức ăn qua hệ thống tiêu hóa. Tình trạng này gây ra các triệu chứng như: đau bụng, buồn nôn, ói mửa, ngưng thở, khó tiêu, mất kiểm soát ruột…
3. Các biện pháp ngăn ngừa bệnh động kinh hiệu quả
Đề ngăn ngừa bệnh động kinh xảy ra cần thực hiện các biện pháp sau đây :
- Bước đi cẩn thận, nhất là người lớn tuổi và trẻ em có tỷ lệ thương tích cao do té ngã.
- Nên sử dụng thảm lì, lắp lan can an toàn trên cầu thang, cửa sổ và đảm bảo căn nhà đủ ánh sáng để hạn chế bớt nguy cơ té ngã tại nhà.
- Đội mũ bảo hiểm khi tham gia các hoạt động thể thao có nguy cơ gây thương tích vùng đầu như đạp xe, leo núi, cưỡi ngựa…
- Lái xe an toàn bằng cách tuân thủ luật giao thông, mang mũ bảo hiểm khi đi xe máy hoặc thắt dây an toàn nếu bạn đi ô tô.
- Nếu không may bị ngã tổn thương não, cần đi cấp cứu kịp thời. Khi vết thương được chăm sóc tốt có thể phòng ngừa nguy cơ động kinh.
Nên có các giải pháp hạn chế cơn co giật xuất hiện
- Nếu là phụ nữ đang muốn có thai, cần bổ sung sắt, acid folic và theo dõi trong suốt thai kỳ để hạn chế những dị tật không mong muốn lên thần kinh của em bé. Mang thai là giai đoạn rất nhạy cảm, nếu mẹ phải sử dụng loại thuốc điều trị bệnh nào đó, cần hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn loại an toàn nhất. Mẹ cũng nên duy trì tâm lý vui vẻ, thoải mái, không sử dụng rượu bia, cà phê và các chất kích thích khác trong thời kỳ này.
- Tránh xa môi trường chứa nhiều chì, lựa chọn sơn tường cẩn thận, lau sàn và cửa sổ thường xuyên để tránh tiếp xúc với bụi chì.
- Không lạm dụng chất gây nghiện: Rượu, bia, ma túy, cà phê, chất kích thích nếu lạm dụng quá nhiều có thể gây cơn co giật, động kinh.
- Giảm nguy cơ đột quỵ và mắc các bệnh lý tim mạch bởi đây là những nguyên nhân dễ để lại di chứng động kinh ở người cao tuổi. Để làm được điều này, hãy lưu ý đến chế độ sinh hoạt hàng ngày bằng cách:
- Nên tập thể dục cường độ vừa phải trong ít nhất 30 phút mỗi ngày như đạp xe, chạy bộ,…
- Ngừng hút thuốc lá, hạn chế rượu bia.
- Ăn nhiều trái cây và rau cải để tránh cholesterol máu tăng cao, đồng thời giảm bớt lượng muối trong bữa ăn. Bạn cũng nên hạn chế những thực phẩm chứa nhiều chất béo xấu như pho mát, pizza, mỡ động vật, bơ, khoai tây chiên…
- Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ nếu bị huyết áp cao và kiểm tra mức cholesterol máu thường xuyên.
- Tiêm vacxin để phòng ngừa nhiễm trùng não - một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chứng động kinh ở trẻ em.
- Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm: Trên thế giới, ngộ độc thực phẩm cũng là nguyên nhân khá phổ biến gây động kinh. Nhiễm trùng này được truyền qua trứng sán dây trong thịt lợn. Vì vậy, khi nấu ăn, bạn nên nấu chín kỹ. Với những người có thể có sán dây trong ruột, nên rửa tay kỹ trước khi chạm vào thực phẩm.
4. Cách phòng ngừa và hạn chế cơn động kinh tái phát khi đã mắc bệnh
Nếu chẳng may đã mắc phải bệnh động kinh, bạn có thể thực hiện các bước sau đây để hạn chế cơn co giật xuất hiện:
- Ngủ đủ giấc, đúng giờ, tránh thức khuya để não bộ được nghỉ ngơi đầy đủ.
- Tránh làm việc quá sức, dành thời gian cho những hoạt động giải trí yêu thích và tham gia các bài tập như ngồi thiền, hít thở chậm, yoga để thư giãn tinh thần.
Thể dục nhẹ nhàng rất tốt cho bệnh nhân động kinh
- Không nên sử dụng các chất kích thích, rượu bia, thuốc lá.
- Tránh để đèn quá sáng, đèn nhấp nháy, ánh sáng flash máy ảnh và các kích thích thị giác khác.
- Hạn chế xem ti vi, máy tính, điện thoại di động bất cứ lúc nào có thể.
- Tránh chơi những trò chơi điện tử.
- Ăn kiêng theo chế độ Ketogenic, nhất là với những trường hợp không có đáp ứng hoặc đáp ứng chậm với thuốc điều trị. Nguyên tắc của chế độ ăn này là hạn chế tối đa lượng tinh bột, tăng cường chất béo. Tuy nhiên, khi thực hiện chế độ ăn này cần kiên trì và theo dõi chặt chẽ bởi bác sĩ.
- Sử dụng các bài thuốc đông y chữa bệnh động kinh tự nhiên có tính an thần nhưng không gây ngủ, trấn kinh, hỗ trợ giúp làm giảm tần suất cũng như thời gian xảy ra cơn, đẩy nhanh quá trình chữa bệnh động kinh.
ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN
Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.
Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:
0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.
0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh
Gửi bình luận của bạn