Một số cách điều trị động kinh cho trẻ tại nhà có thể bạn chưa biết

Co giật động kinh ở trẻ khiến các bậc phụ huynh vô cùng lo lắng. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra một số cách điều trị động kinh cho trẻ tại nhà.

Ngày đăng: 10-07-2022

472 lượt xem

1. Những dấu hiệu nhận biết trẻ mắc bệnh động kinh

Biểu hiện lâm sàng của cơn động kinh ở trẻ thường đột ngột, nhất thời và đa dạng về triệu chứng, bao gồm cả rối loạn vận động như co cứnghoặc co giật, mất động tác chủ động, mất trương lực, tăng tiết nước bọt, đánh trống ngực, đái dầm,....

Hoặc chứng rối loạn cảm giác (cảm giác kiến bò, kim châm, nhìn mờ, ù tai, chóng mặt, cảm giác như có luồng điện,...), rối loạn tâm thần (lo lắng, sợ hãi, rối loạn trí nhớ, ảo giác, chậm phát triển tinh thần, rối loạn hành vi...). Ngoài ra các dấu hiệu cụ thể hơn có thể kể đến như sau:

Các triệu chứng cơn động kinh toàn phần ở trẻ

Cơn vắng ý thức: là những cơn rối loạn hoặc mất ý thức xảy ra trong giai đoạn ngắn (bất động, mắt nhìn xa xăm mơ màng, ngắt quãng các hoạt động mà trẻ đang làm). Có thể vắng ý thức kèm co giật (giật nhẹ cơ mí mắt, miệng), kèm mất trương lực tư thế (trẻ gập đầu và thân mình), kèm tăng trương lực (trẻ ngửa đầu và ưỡn người ra sau, đảo ngược nhãn cầu), kèm hiện tượng tự động lặp lại các cử động thông thường, kèm yếu tố thực vật khiến trẻ bị rối loạn vận mạch, thay đổi về hô hấp, dãn đồng tử, đái dầm.

Cơn giật cơ: là các động tác giật cơ ngắn, như tia chớp, hai bên đối xứng khiến trẻ ngã mà không kèm theo rối loạn ý thức.

Cơn co giật: trẻ bất thình lình co giật hai bên người cân xứng với tốc độ chậm dần, thời gian dao động khác nhau. Hay gặp khi sốt cao.

Cơn tăng trương lực: cơn co cứng cơ không kèm theo rung cơ, kéo dài từ vài giây đến 1 phút, hay kèm theo rối loạn ý thức và rối loạn thực vật.

Cơn mất trương lực: cơn mất hoặc giảm trương lực. Nếu thời gian rất ngắn thì chỉ gây nên hiện tượng gấp người hoặc gục đầu ra trước. Nếu thời gian dài hơn thì trẻ ngã ra đất trong tình trạng cơ hoàn toàn mềm nhẽo.

Cơn co cứng - co giật ở trẻ(cơn lớn): khởi đầu trẻ mất ý thức, co cứng cơ sau đó giảm dần kèm theo rối loạn thần kinh thực vật (nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, giãn đồng tử, đỏ mặt), có thể cắn phải lưỡi. Sau đó xuất hiện co giật cơ hai bên đột ngột, có thể ngừng hô hấp. Giai đoạn sau cơn kéo dài vài phút đến vài giờ (trẻ bất động, cơ lực giảm, ý thức u ám, giãn cơ hoàn toàn, có thể có đái dầm, thở hổn hển, có thể tăng tiết đờm dãi, ý thức cải thiện dần dần), đau đầu, đau người.

Cơn động kinh cục bộ ở trẻ

Cơn cục bộ đơn giản vận động: Co giật ngón tay, ngón chân, nửa mặt, nửa người song không bị mất ý thức. Hoặc trẻ quay mắt, đầu, người và giơ tay giống như trẻ đang nhìn nắm tay của mình. Hoặc trẻ bị mất phát âm, không nói được.

Cơn cục bộ đơn giản giác quan, cảm giác: Rối loạn cảm giác thân thể đối bên (kiến bò, kim châm, đau như điện giật). Trẻ có thể có ảo giác (ánh sáng lờ mờ, tia sáng, điểm sáng, hình các ngôi sao) hoặc không nhìn thấy (bán manh, mù). Trẻ có cảm giác có tiếng động ù tai, tiếng huýt sáo. Trẻ có thể ngửi thấy mùi rất kỳ lạ khó chịu. Trẻ có thể có cảm giác chóng mặt quay cuồng, muốn ngã, bập bềnh. Trẻ có thể có cảm nhận vị đắng hoặc chua.

Cơn cục bộ đơn giản với triệu chứng thực vật: Trẻ có thể tăng tiết nước bọt, nuốt, nhai, buồn nôn. Hoặc trẻ cảm thấy đánh trống ngực, nóng, xanh, tái, xung huyết, đái dầm, khó thở.

Cơn cục bộ đơn giản với triệu chứng tâm thần: Trẻ mất khả năng nói, nói ngọng. Hoặc trẻ thấy khó chịu, sợ hãi, lo âu, cảm giác khủng khiếp, hiếm hơn là cảm giác dễ chịu, khát hoặc đói.

Cơn cục bộ phức tạp: Trẻ bị mất ý thức ngay từ đầu kèm các động tác tự động miệng (nhai, nuốt, liếm láp, ngoạm). Trẻ có thể có động tác bàn tay, cọ sát, gãi, cầm một vật, cài cúc áo, cởi cúc áo, lục túi, sắp xếp đồ vật, di chuyển đồ đạc. Hoặc có thể phát ra từ tượng thanh, tiếng kêu, nói một từ hoặc một đoạn câu.

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY

2. Điều trị động kinh cho trẻ tại nhà như thế nào?

Điều trị bệnh động kinh ở trẻ em có thể bao gồm việc điều trị thuốc lâu dài, kiên nhẫn thực hiện các phương pháp phục hồi chức năng để hạn chế việc xảy ra các cơn động kinh liên tiếp.

Trước tiên khi thấy trẻ lên cơn động kinh cần nhanh chóng thực hiện các bước xử trí như sau:

Bước 1: Đưa trẻ vào một nơi an toàn.

Bước 2: Đặt trẻ nằm nghiêng đầu tránh nuốt phải đờm rãi trong cơn co giật.

Bước 3: Nới rộng quần áo của trẻ. Không giữ chân tay khi trẻ đang bị co giật.

Bước 4: Đặt một cái thìa hay khăn cuộn tròn ngang miệng trẻ để trẻ không cắn vào lưỡi của mình.

Bước 5: Loại bỏ các đồ vật xung quanh khiến trẻ có thể bị thương.

Bước 6: Tránh đông người xung quanh trẻ.

Bước 7: Sau cơn co giật trẻ thường ngủ, hãy để trẻ ngủ yên. Chỉ cho trẻ uống thuốc nếu trẻ bị đau đầu hoặc có thể có cơn tiếp theo. Thuốc kháng động kinh phải theo sự chỉ định của bác sĩ.

Cha mẹ nên nắm một số biện pháp sơ cứu cho trẻ bị động kinh

Phục hồi chức năng ở trẻ em mắc bệnh động kinh

Nguyên tắc của phục hồi chức năng cho trẻ em động kinh là can thiệp sớm bằng thuốc kháng động kinh, kết hợp với phục hồi chức năng, giáo dục cho trẻ. Đồng thời, cần kết hợp đánh giá về sự phát triển vận động, ngôn ngữ, trí tuệ,... 6 tháng/lần. Mục đích của phục hồi chức năng là kích thích sự phát triển của trẻ về vận động ở 2 bàn tay, kỹ năng sinh hoạt hằng ngày, kỹ năng giao tiếp - ngôn ngữ và sự phát triển trí tuệ.

Các biện pháp can thiệp chức năng cho trẻ bị động kinh gồm:

- Tạo điều kiện cho trẻ thực hiện mọi hoạt động như những trẻ khỏe mạnh cùng độ tuổi.

- Cho trẻ bú, ăn, vui chơi, học tập,... như những trẻ khỏe mạnh bình thường.

- Huấn luyện cho trẻ các kỹ năng tự lập như: Tự ăn uống, ăn cùng gia đình; tự vệ sinh cá nhân (đánh răng, rửa mặt, tắm, đi vệ sinh,...); tự mặc quần áo,...

Dùng thuốc uống điều trị cho trẻ động kinh

Chỉ cho trẻ dùng thuốc điều trị bệnh động kinh khi đã xác định chắc chắn về loại cơn động kinh, hội chứng động kinh. Các loại thuốc đặc trị được chọn theo từng loại cơn và bắt đầu bằng liệu trình đơn trị liệu. Có thể tăng dần liều thuốc cho tới khi đạt liều hữu hiệu và duy trì liều đó hằng ngày cho tới khi cắt cơn cuối cùng.

Trẻ bị động kinh sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc và uống thuốc theo các nguyên tắc sau:

- Uống theo đúng chỉ định của bác sĩ;

- Uống thuốc đúng giờ, đúng liều;

- Uống thuốc thường xuyên, liên tục và chỉ được ngừng thuốc khi có chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ. Nếu ngừng thuốc đột ngột có thể làm bệnh nặng thêm;

- Ghi sổ theo dõi theo cơn động kinh (số cơn, loại cơn, ngày giờ có cơn,...);

- Định kỳ khám chuyên khoa thần kinh theo hướng dẫn của bác sĩ;

- Xác định việc sẽ phải uống thuốc lâu dài trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

Thực hiện chế độ ăn Ketogenic cho trẻ động kinh tại nhà

Một số trẻ em bị động kinh có thể duy trì chế độ ăn uống keogenic nghiêm ngặt, ít chất béo và carbohydrate để làm giảm cơn co giật. Với chế độ ăn này, cơ thể sẽ phá vỡ các chất béo (thay vì carbohydrate) thành năng lượng.

Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp này, cần đảm bảo trẻ đang điều trị động kinh sẽ không bị suy dinh dưỡng. Ngoài ra, phương pháp điều trị này cũng đi kèm một số tác dụng phụ bao gồm mất nước, táo bón, phát triển chậm (do thiếu hụt dinh dưỡng, tích tụ axit uric trong máu), có thể gây sỏi thận. Nếu ăn uống đúng cách, thực hiện giám sát y tế nghiêm ngặt thì có thể giảm thiểu các tác dụng phụ này.

Chế độ ăn ketogenic rất tốt cho người mắc bệnh động kinh

Đề phòng tai nạn cho trẻ động kinh tại nhà:

- Khi chưa hết cơn động kinh, cần có người theo dõi sát trẻ, không để trẻ ở một mình.

- Không cho trẻ đi vào bồn tắm, toilet, đi bơi một mình.

- Mọi đồ vật trong nhà cần được bố trí an toàn, bo tròn các góc cạnh, không bày biện các đồ vật dễ vỡ.

- Không cho trẻ trèo cao, leo cầu thang.

- Không cho trẻ lại gần bếp lửa hoặc nhìn vào nguồn lửa hay nguồn sáng nhấp nháy vì có thể làm phát sinh cơn động kinh ở trẻ.

- Khi trẻ đi đường cần có người đi cùng là nên cho trẻ đội mũ bảo hiểm để khi xảy ra cơn động kinh, bị ngã sẽ không bị chấn thương đầu.

Ngoài việc phục hồi chức năng bệnh động kinh ở trẻ em, cần giáo dục trẻ, tư vấn gia đình, nhờ tới sự hỗ trợ của trường học, hướng nghiệp cho trẻ, đồng thời hỗ trợ tâm lý để trẻ chấp nhận bệnh tật, vượt qua mặc cảm.

3. Một số lưu ý trong quá trình điều trị động kinh ở trẻ em tại nhà

- Liều thuốc chống động kinh hằng ngày phải là liều cắt cơn lâm sàng cho bệnh nhân nhưng không gây tác dụng phụ.

- Bác sĩ phải theo dõi diễn biến lâm sàng, tác dụng phụ của thuốc để kịp thời điều chỉnh liều lượng cho phù hợp.

-  Kết hợp phục hồi chức năng, hướng dẫn cha mẹ trẻ cách phòng chống tai nạn do co giật, tạo điều kiện cho bệnh nhi hòa nhập xã hội.

-  Bệnh nhi cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi, giải trí, học tập,... phù hợp.

-  Một số trường hợp trẻ bị động kinh dai dẳng, khó điều trị có thể thực hiện chế độ ăn sinh ceton như hạn chế gạo, đường, tăng dầu, lạc, đậu phụ, rau, hoa quả, ăn đạm vừa phải.

-  Cần phối hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội và các cơ sở y tế để điều trị bệnh cho trẻ tại nhà có hiệu quả.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha