Những hậu quả khó lường ở trẻ em bị mắc bệnh động kinh

Bệnh động kinh ở trẻ em luôn là nỗi lo âu của người lớn, tuy chỉ diễn ra trong vài phút khi trẻ bị nhưng nếu không được chữa trị thì hậu quả về sau sẽ rất khó lường về sau.

Ngày đăng: 10-07-2022

555 lượt xem

Nguyên nhân gây ra bệnh động kinh ở trẻ em

Theo thống kê, có hơn một nữa trường hợp ca bệnh động kinh ở trẻ em không xác định được nguyên nhân, số còn lại được chuẩn đoán do những lí do sau gây nên bệnh:

Yếu tố di truyền: Nếu cha hoặc mẹ mắc bệnh động kinh thì tỉ lệ sinh con ra mắc căn bệnh này rất cao, Động kinh do di truyền hay còn được gọi là động kinh vô căn.

Yếu tố bẩm sinh: Thai nhi mắc di tật về não bộ, thần kinh khi còn trong bụng mẹ hoặc do bị chấn thương não trong quá trình chào đời.

Các yếu tố tác động sau khi sinh: Trẻ bị vàng da sau khi sinh, kèm theo dấu hiệu hôn mê, co giật. Trẻ bị suy hô hấp và hạ đường huyết nặng, trẻ bị chấn thương vùng não, viêm não, viêm màng não,…

Nguyên nhân khách quan khác: Trẻ bị các bệnh như viêm màng não, u não không chữa trị dẫn đến tê liệt hệ thống thần kinh, rối loạn chức năng truyền phát tín hiệu. Ngoài ra, những tai nạn do trẻ bị ngã, bị vật cứng làm tổn thương não bộ cũng là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra bệnh động kinh ở trẻ em.

Ngoài các yếu tố trên, bệnh động kinh xuất hiện ở trẻ còn do nhiều nguyên nhân khác nhau, tuỳ theo cơ địa của từng bé.

Triệu chứng của cơn động kinh ở trẻ xuất hiện đột ngột, không báo trước với nhiều biểu hiện đa dạng như rối loạn vận động mà dạng thường gặp nhất là co giật, mất kiểm soát tiểu tiện, trợn mắt, sùi mọt mép...Rối loạn cảm giác như ngất xỉu, chóng mặt ù tai, đau nhức như có điện chích, kim châm… và các rối loạn về tâm thần như mất tập trung, sợ hãi, ảo giác, không tự chủ được hành vi, chậm phát triển trí tuệ...

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY

Dấu hiệu cho thấy bệnh động kinh ở trẻ em

Khi trẻ mắc phải bệnh động kinh thường có những dấu hiệu như:

- Trong việc học tập của trẻ thường xuyên gặp khó khăn, trẻ hay có những cử chỉ và hành vi bất thường.

- Trong một khoảng thời gian ngắn, trẻ không thể nói chuyện hoặc giao tiếp được một cách bình thường.

- Trẻ luôn tỏ ra sợ hãi, tức giận hay lo lắng một cách đột ngột mà không rõ nguyên do.

- Khi thấy trẻ cứ nhìn chằm chằm, vô hồn vào một khoảng trống trong thời gian vài giây cho đến vài phút, hay xảy ra vài lần trong ngày.

- Thấy trẻ hay cười nhiều trong ngày và gần như là liên tục.

- Trẻ có biểu hiện buồn ngủ thường xuyên và khó chịu bất thường khi bị đánh thức.

- Đối với trẻ sơ sinh, nếu mẹ thấy trẻ có cử  động giống nhau bằng cả hai tay.

- Trẻ có thể đột nhiên té ngã mà không vì lý do gì gây ra cả.

- Bé có dấu hiệu đau bụng đột ngột và luôn buồn ngủ cùng kèm với đó là trẻ hay lú lẫn.

- Trẻ đang cảm thấy có cảm giác lạ trong người và có thể kể mình nhìn thấy, ngửi thấy những thứ không có thật tại thời điểm đó.

Lưu ý: Phụ huynh cần lưu ý là khi thấy con mình có những dấu hiệu vừa nêu ở trên không nhất thiết khẳng định là 100% trẻ sẽ bị động kinh, nhưng cần đưa con đến gặp bác sĩ để làm xét nghiệm chuyên sâu hơn nhằm đạt được một kết quả chính xác nhất.

Có nhiều dấu hiệu cảnh báo cơn động kinh ở trẻ em

Ảnh hưởng của bệnh động kinh tới trẻ em

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên động kinh sẽ để lại nhiều di chứng với mức độ khác nhau ở trẻ. Động kinh ở trẻ em thường do một nguyên nhân cụ thể: chấn thương vùng đầu, u não, rối loạn thần kinh. Ngoài ra, trẻ có thể bị động kinh vô căn (không rõ nguyên nhân).

Đối với trẻ em, nếu không được điều trị đúng cách, kịp thời hoặc điều trị sai so với chỉ định dẫn tới các cơn co giật tái diễn sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới trí nhớ và học tập của trẻ.

Thời điểm khởi phát bệnh động kinh càng sớm và khu vực não bộ bị ảnh hưởng càng rộng thì nguy cơ suy giảm trí tuệ càng cao. Bên cạnh đó, các hệ luỵ khác như vấn đề về ngôn ngữ, học hỏi, rối loạn cảm xúc và hành vi cũng có thể xảy ra, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tương lai và cuộc sống của trẻ sau này.

Bệnh động kinh sẽ để lại nhiều di chứng nếu không điều trị kịp thời

Bệnh động kinh ở trẻ em gây ra nhiều hậu quả khó lường

Một số hậu quả mà bệnh động kinh gây ra đối với trẻ em như:

- Khi trẻ bị động kinh mà không được điều trị kịp thời, hoặc điều trị sai cách dẫn tới cơn co giật xuất hiện nhiều lần, ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ, so với các bạn đồng tráng lứa trẻ sẽ chậm nói hơn, tiếp thu kém, hay quên. ..do đó, việc học hành của trẻ sẽ bị gián đoạn, không theo kịp bạn bè. Bên cạnh đó, hệ miễn dịch của trẻ bị yếu nên dễ nhiễm các bệnh nguy hiểm khác

- Trẻ hay cáu gắt, có thái độ bất hợp tác, bi quan với cuộc sống, dễ kích động bản thân, tăng động quá mức, tự làm tổn thương mình.

- Trẻ bị động kinh thường hay bị bạn bè xa lánh, bị xã hội kì thị, cho rằng trẻ bị điên loạn nên rất khó để trẻ hòa nhập với môi trường sống như những đứa trẻ bình thường.

Trẻ mắc bệnh động kinh dễ bị bạn bè kỳ thị

- Vì cơn động kinh thường xảy ra đột ngột, không có dấu hiệu bào trước nên dễ gây ra tai nạn chết người, ví dụ khi trẻ đang đi trên đường, đang tắm hoặc leo trèo mà cơn động kinh xuất hiện, không có người thân ở bên thì nguy cơ tử vong rất cao.

Làm cha mẹ, thật khó để chấp nhận những ảnh hưởng mà bệnh động kinh gây ra với con của mình. Tuy nhiên, dù muốn hay không, họ cũng phải học cách sông chung cùng bệnh của con để quản lý được tình trạng bệnh cũng như tìm ra liệu pháp chữa trị kịp thời nhất, tránh biến chứng không mong muốn.

Bệnh động kinh có thể chữa khỏi hoàn toàn, quan trọng là phải có sự hợp tác từ bệnh nhân, gia đình với bác sĩ. Bệnh sẽ dễ tái phát nếu không được điều trị đúng, do vậy, điều quan trọng nhất vẫn là sự quan tâm của cha mẹ đến sức khỏe cũng như tâm lý của trẻ.

Một số biện pháp hỗ trợ chữa khỏi bệnh động kinh ở trẻ em

Do nhận thức của trẻ chưa đủ để tự biết cách chăm sóc cho bản thân nên việc có thể chữa khỏi bệnh động kinh cho trẻ hay không phụ thuộc hết vào gia đình. Cha mẹ cần đưa trẻ đến trung tâm y tế hoặc phòng khám đông y ngay nếu phát hiện ra những dấu hiệu bất thường có liên quan đến bệnh động kinh. Điều trị càng kịp thời thì khả năng khỏi bệnh hoàn toàn cho trẻ càng cao.

Điều trị nội khoa: bằng cách dùng thuốc đặc trị, trong đó thuốc midazolam và diazepam là phổ biến nhất được sử dụng để ngăn chặn tình trạng động kinh, bên cạnh đó còn nhiều loai thuốc khác phụ thuộc vào tình trạng cụ thể và nguyên nhân gây ra bệnh ở trẻ. Tuy nhiên, việc dùng thuốc tây điều trị thường xảy ra tác dụng phụ, trẻ hay bị kháng thuốc nên các phương pháp đông y được ưa chuộng hơn vì hiệu quả lâu dài, an toàn cho sức khỏe.

Điều trị ngoại khoa bằng phẫu thuật: Cách này được áp dụng đối với trẻ bị động kinh nặng, không đáp ứng với thuốc đặc trị sau khi thử nghiệm ít nhất 2-3 loại thuốc chống động kinh. Hầu hết các ca phẫu thuật động kinh liên quan đến việc loại bỏ các vùng não gây ra các cơn phóng điện đột ngột, đồng thời đảm bảo không gây liệt vận động, liệt ngôn ngữ.

Ngoài ra, còn một số biện pháp quan trọng không thể bỏ qua trong quá trình chữa khỏi bệnh động kinh ở trẻ em như:

Thay đổi chế độ ăn uống bằng một chế độ đặc biệt gọi là ketogenic dành cho trẻ không đáp ứng với các thuốc chống động kinh, dưới sự giám sát của nhân viên y tế. Thực đơn của ketogenic gồm các thức ăn nhiều chất béo và protein, hạn chế carbohydrate, có thể làm giảm cơn co giật ở trẻ bị động kinh, đặc biệt là nhóm từ một đến 10 tuổi.

Bên cạnh việc điều trị động kinh bằng các thuốc hóa dược, việc ứng dụng y học cổ truyền vào chữa trị động kinh đang là một hướng đi được quan tâm. Có nhiều vị thuốc chuyên dùng trong trị động kinh như an tức hương và câu đằng...

Với hiệu quả đã được khẳng định của đông y với bệnh động kinh, việc kết hợp thuốc Đông y trong điều trị bệnh động kinh đang mở ra kì vọng giúp giảm tần suất, giảm mức độ các cơn co giật cho người bệnh động kinh.

Cách chăm sóc trẻ mắc bệnh động kinh

Phụ huynh cần cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là đối với trẻ dưới 1 tuổi (từ 6 tháng trở đi, ngoài việc bú sữa mẹ trẻ cần được ăn thức ăn bổ sung). Cho trẻ ăn đều đặn giữa các bữa ăn vì lúc này trẻ cần nhiều chất đường, chất đạm và chất béo.

Phụ huynh cần giúp con tránh bị stress, căng thẳng thần kinh do học tập. Đặc biệt cha mẹ không nên quát tháo hay đánh đập trẻ hay hù doạ trẻ dẫn đến lo sợ và ức chế.

Ở trước mặt con, cha mẹ không nên kể về bệnh tình của con cho người khác nghe vì làm như vậy sẽ khiến trẻ tự ti với căn bệnh của mình.

Cần thực hiện đúng liều lượng của bác sĩ khi cho trẻ uống thuốc, không được tự ý ngưng thuốc cho trẻ mà phải đúng liều lượng để duy trì nồng độ thuốc trong cơ thể.Cho trẻ ngủ đủ giấc, luôn giám sát trẻ khi đang tắm hoặc vui chơi để tránh xảy ra tai nạn đáng tiếc.

Ngoài ra, để chữa khỏi bệnh động kinh ở trẻ em có thể khiến gia đình hao tài  tổn lực nhưng hãy nhớ, cha mẹ không nên cáu gắt, thờ ơ hay khó chịu với trẻ, những hành động đó chỉ khiến bệnh tình của trẻ nặng thêm. Thay vào đó, nên tạo cho trẻ không khí vui tươi, thoái mái, luôn động viên và quan tâm trẻ kịp thời.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha